Bạch cầu được biết đến là một trong những thành phần quan trọng đối với cơ thể, có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng miễn dịch. Trên thực tế, có nhiều dạng bạch cầu, mỗi loại lại đảm nhiệm vai trò khác nhau. Trong đó, bạch cầu trung tính chiếm đa số, nếu không may lượng bạch cầu này giảm, sức khỏe của bạn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
16/06/2022 | Điểm qua các loại bạch cầu trong cơ thể con người 13/02/2022 | Người bị bạch cầu tăng cao nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng? 01/12/2021 | Những dấu hiệu bệnh bạch cầu không nên bỏ qua 02/12/2020 | Phát hiện bệnh từ sự tăng giảm bất thường của bạch cầu
1. Bạch cầu trung tính
Như các bạn đều biết bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu, chúng tham gia vào quá trình ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào cơ thể. Nhờ vậy, chúng ta sẽ không phải đối mặt với những tổn thương xảy ra tại các cơ quan trong cơ thể. Nếu tìm hiểu kỹ, các bạn sẽ biết rằng có khá nhiều loại bạch cầu khác nhau và có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn, vi rút nhất định.
Bạch cầu trung tính chiếm số lượng tương đối lớn trên tổng số bạch cầu
Trong đó, bạch cầu trung tính chiếm số lượng tương đối lớn trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Theo các số liệu nghiên cứu, bạch cầu đa nhân trung tính chiếm khoảng 43 - 76% tổng số bạch cầu, đây là con số tương đối lớn.
Đặc biệt, bạch cầu trung tính còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Neutrophil và được sản sinh từ tủy xương. Nhiệm vụ chính của Neutrophil đó là thực bào, ngay khi vi khuẩn, vi rút tấn công vào cơ thể, bạch cầu trung tính sẽ nhanh chóng phát hiện và tiêu diệt. Nhờ vậy, cơ thể chúng ta sẽ không phải đối mặt với những tổn thương nặng nề, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng.
2. Hiện tượng giảm bạch cầu trung tính
Với vai trò kể trên, bạch cầu trung tính là một thành phần không thể thiếu, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút… Nếu số lượng bạch trung tính không được duy trì ở mức ổn định, sức khỏe của chúng ta sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó, đáng lo ngại nhất là tình trạng giảm bạch cầu trung tính bất thường.
Nếu lượng tuyệt đối trong máu nằm dưới ngưỡng 2000/μl thì bạn sẽ được chẩn đoán bị giảm bạch cầu trung tính. Đặc biệt, khi chỉ số này giảm dưới ngưỡng 1000/μl, chúng ta cần phải cẩn trọng, đây là điều kiện để nấm, vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn cho cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe cũng như tính mạng sẽ bị đe dọa khá nghiêm trọng.
Giảm bạch cầu trung tính là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại
Các bác sĩ cho biết hiện tượng bạch cầu trung tính giảm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta cần nắm được tình trạng mình đang gặp phải và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp nhất. 4 dạng bệnh thường gặp hiện nay có thể kể đến như: bạch cầu trung tính giảm do bẩm sinh, do tự miễn dịch, tình trạng giảm bạch cầu trung tính theo chu kỳ hoặc vô căn. Dù đang đối mặt với tình trạng nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn nên chủ động theo dõi và điều trị dứt điểm.
3. Nguyên nhân nào gây hiện tượng giảm bạch cầu trung tính
Như đã phân tích ở trên, hiện tượng giảm bạch cầu trung tính xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán bị giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh, hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi khác là Kostmann. Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị thường xuyên, nếu không tình trạng nhiễm trùng xảy ra với mức độ nặng và có thể đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Bên cạnh đó, một số bạn đang phải đối mặt với tình trạng bạch cầu trung tính giảm thiểu chu kỳ, trung bình một chu kỳ sẽ kéo dài khoảng 21 ngày. So với người mắc bệnh bẩm sinh, số lượng bạch cầu trung tính giảm với tốc độ chậm hơn và không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe hay tính mạng. Bệnh nhân chỉ cần duy trì theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhiều trẻ em bị giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh
Hiện tượng bạch cầu trung tính giảm do tự miễn cũng là vấn đề chúng ta không thể chủ quan. Trong trường hợp này, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh kháng thể, cản trở hoạt động của bạch cầu, chính vì thế số lượng bạch cầu trung tính giảm mạnh. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị giảm số lượng bạch cầu trung tính mà không thể xác định chính xác nguyên nhân. Trường hợp này được gọi là giảm bạch cầu trung tính vô căn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng giảm bạch cầu trung tính
Số lượng bạch cầu trung tính giảm mạnh là vấn đề đáng lo ngại, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế những diễn biến xấu xảy ra. Khi đối mặt với tình trạng giảm bạch cầu trung tính, người bệnh cần được điều trị như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ đề ra kế hoạch điều trị khoa học và phù hợp nhất. Đối với bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính mức độ nhẹ, sức khỏe không chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bác sĩ thường yêu cầu họ theo dõi sức khỏe, không nhất thiết phải điều trị.
Bệnh nhân nên tích cực theo dõi, điều trị bệnh
Nếu cơ thể của bạn đang bị nhiễm trùng và ảnh hưởng tới số lượng bạch cầu trung tính, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát tốt vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Đồng thời, nhiều người đã và đang áp dụng phương pháp truyền bạch cầu hoặc cấy ghép tế bào gốc, những phương pháp kể trên mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.
Đối với trường hợp bị giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh, phác đồ điều trị thích hợp nhất là kích thích bạch cầu hạt, nhờ vậy tủy xương sẽ sản sinh thêm nhiều bạch cầu hơn.
Tốt nhất người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 26 năm kinh nghiệm, bệnh viện luôn được khách hàng đánh giá cao. Các bạn nếu quan tâm tới dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vui lòng liên lạc Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm hoạt động 26 năm
Bạch cầu trung tính là thành phần vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa sự tấn công của nấm, vi khuẩn vào cơ thể. Chính vì thế chúng ta cần chủ động theo dõi, điều trị khi được chẩn đoán giảm bạch cầu trung tính, nhờ vậy sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cải thiện rõ rệt.