Đến khoảng tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi quay đầu chuyển tư thế về phía âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chào đời dễ dàng hơn. Vì thế, theo dõi quá trình này, biết được thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ là vô cùng quan trọng.
21/06/2021 | Giải đáp y khoa: Mẹ bị đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không? 10/06/2021 | Đa ối ảnh hưởng gì đến thai nhi và mẹ cần lưu ý những gì? 08/06/2021 | Tất tần tật về siêu âm màu thai nhi mẹ bầu cần ghi nhớ
1. Thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ - vấn đề mẹ bầu luôn quan tâm
Thai nhi quay đầu có thể trong một khoảng thời gian, cuối cùng đạt được tư thế đúng là đầu bé hướng xuống âm đạo còn mặt và thân trước cơ thể úp về phía lưng người mẹ. Như vậy, cột sống của thai nhi sẽ đối diện với bụng mẹ, đây là tư thế dễ dàng nhất để em bé chào đời khỏe mạnh và an toàn.
Thai nhi quay đầu là giai đoạn quan trọng của tam cá nguyệt thứ 3
Thực tế thời điểm thai nhi quay đầu là khác nhau, mỗi thai sẽ có một thời điểm riêng phụ thuộc vào tình trạng phát triển, sức khỏe và sự co giãn của tử cung người mẹ. Các chuyên gia cho biết, thai nhi quay đầu vào khoảng 32 - 36 tuần tuổi là lý tưởng nhất. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, thai nhi quay đầu sớm từ những tuần thai thứ 28 hoặc gần đến khi chuyển dạ, thai mới có dấu hiệu thay đổi tư thế.
Để xác định chính xác ngôi thai khi thai nhi quay đầu cũng như kiểm tra quá trình này có diễn ra hay không, diễn ra như thế nào, siêu âm là phương pháp được sử dụng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể cảm nhận được quá trình thai nhi quay đầu bằng nhiều dấu hiệu, đặc trưng nhất là chuyển động của trẻ.
2. Mách mẹ biết các dấu hiệu thai nhi quay đầu
Hầu hết mẹ bầu mang thai lần đầu tiên lúng túng với nhiều vấn đề theo dõi và chăm sóc sức khỏe khi mang thai, trong đó có dấu hiệu thai nhi quay đầu. Dưới đây là 1 số dấu hiệu mẹ có thể kiểm tra để xác định quá trình thai nhi quay đầu đã diễn ra hay chưa:
Ấn tay vào vùng xương mu giúp mẹ kiểm tra thai nhi quay đầu
2.1. Ấn nhẹ tay vào vùng quanh xương mu
Nếu thai nhi quay đầu hoàn toàn, đầu của trẻ sẽ hướng về phía âm đạo và tạo áp lực trực tiếp cho tử cung mở chuẩn bị sinh. Vì thế nếu ấn nhẹ vùng xương quanh mu và thấy có gì đó cứng, tròn thì khả năng cao đầu của bé đã nằm ổn định đúng vị trí. Với thai nhi chưa quay đầu, phần bạn sờ thấy sẽ là mông của con, thường mềm hơn so với đầu.
Khi thai nhi quay đầu, vị trí của tim trẻ cũng thay đổi, trong những tháng thai cuối này hoàn toàn có thể nghe thấy nhịp tim tai khi áp tai vào bụng mẹ. Do đó, bạn có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim, nếu tiếng nhịp tim phát ra ở vùng bụng dưới thì khả năng cao thai nhi quay đầu hoàn thành.
2.3. Cảm nhận thay đổi trong cử động thai
Ở tư thế thai nhi đã quay đầu, mẹ sẽ cảm thấy sự khác biệt hoàn toàn so với cử động thai lúc trước, đó là tiếng nấc và đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng cú đá mạnh ở vùng bụng trên. Tiếng đập này là từ cử động tay của trẻ, còn cú đá là do đầu gối và bàn chân trẻ cử động.
2.4. Siêu âm
Siêu âm chẩn đoán là cách chính xác nhất để xác định vị trí đầu của thai nhi, từ đó biết được thai nhi quay đầu hay chưa.
Siêu âm là cách chẩn đoán thai nhi quay đầu chính xác nhất
3. Giải đáp thắc mắc liên quan đến thai nhi quay đầu
Thai nhi quay đầu sớm hay muộn hoặc không có dấu hiệu quay đầu đều khiến mẹ bầu hết sức lo lắng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều thắc mắc khác liên quan đến quá trình này.
3.1. Nguyên nhân nào khiến thai nhi không quay đầu?
Thai nhi quay đầu là quá trình hết sức tự nhiên và diễn ra ở tất cả trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó khiến quá trình này xảy ra chậm hơn hoặc hoàn toàn không xảy ra, cụ thể gồm:
-
Dây rốn quá dài.
-
Mẹ bị u xơ tử cung.
-
Mẹ mang đa thai, thường khi sinh đôi khi hai trẻ sẽ có tư thế đối nghịch nhau.
-
Có quá ít hoặc quá nhiều nước ối xung quanh trẻ.
-
Tử cung của mẹ có kích thước bất thường hoặc hình dạng không đều.
Thai nhi không quay đầu khiến quá trình sinh nở tự nhiên của mẹ gặp khó khăn, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ xem xét sinh mổ hoặc sinh hỗ trợ. Hầu hết các trường hợp này phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp sinh phù hợp sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
3.2. Thai nhi không quay đầu nguy hiểm như thế nào?
Thai nhi không quay đầu làm tăng nguy cơ em bé bị kẹt trong ngả âm đạo và mẹ không thể cung cấp tốt oxy cho bé thông qua dây rốn trong quá trình này. Vì thế quá trình sinh nở sẽ khó khăn, nguy cơ ảnh hưởng đến tình mạng của trẻ.
Thai nhi không quay đầu thường khiến quá trình sinh khó khăn hơn
Tuy nhiên với sự tiến bộ của y học hiện nay, các trường hợp thai nhi không quay đầu dẫn đến sinh khó, nguy cơ biến chứng cao đều được chỉ định sinh mổ. Các số liệu thực tế đã chứng minh, sinh mổ an toàn hơn so với sinh thường, giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng khi sinh nhất là với trường hợp thai nhi không quay đầu, ngôi thai ngược.
3.3. Biện pháp nào giúp thai nhi quay đầu
Nếu không có dấu hiệu thai nhi quay đầu vào tuần thai thứ 36, mẹ bầu có thể tham khảo 1 số biện pháp sau:
-
Ngồi trên quả bóng mềm thường dùng tập thể dục thay vì ngồi ghế.
-
Đi bộ ít nhất 20 phút mỗi ngày, chuyển động cơ thể sẽ ảnh hưởng tích cực cho khung xương chậu của mẹ, giúp thai nhi quay đầu xuống dưới.
-
Mẹ bầu nằm nghiêng về bên trái khi ngủ và nghỉ ngơi, tránh nằm ngửa.
-
Thực hiện tư thế quỳ bằng tứ chi giống tư thế em bé tập bò, rướn người lên xuống vài lần mỗi ngày.
-
Ngồi ghế với tư thế đầu gối cao hơn mông.
-
Không ngồi quá lâu một tư thế, thường xuyên đứng dậy đi lại.
-
Tránh đặt chân cao khi nằm ngửa.
Ngồi quá lâu cũng cản trở quá trình thai nhi quay đầu
Chắc chắn qua bài viết này, bạn đọc đã biết được thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ? Nếu quá thời điểm này mà thai vẫn chưa có dấu hiệu quay đầu, áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tác dụng lực lên vùng bụng để em bé xoay đầu đúng tư thế.