Tất tần tật những điều mẹ cần biết về nấm miệng ở trẻ | Medlatec

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về nấm miệng ở trẻ

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, khả năng miễn dịch chưa hoàn thiện nên thường hay mắc một số bệnh nhất định. Trong đó, nấm miệng ở trẻ là một căn bệnh khá thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là tình trạng khiến nhiều mẹ lo lắng và hoang mang về cách chữa trị cũng như phòng bệnh tái phát cho con.


04/07/2022 | Tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh viêm lưỡi ở người lớn
20/04/2022 | 3 cách làm sạch lưỡi ngay tại nhà để miệng luôn thơm tho
29/01/2021 | Bệnh chân tay miệng trẻ em có thể chữa trị dứt điểm được không?

1. Nấm miệng ở trẻ là gì?

Nấm miệng ở trẻ là một bệnh lý khá thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Đây là tình trạng lưỡi của bé xuất hiện những đốm trắng ban đầu chỉ ở đầu lưỡi, sau đó lan rộng khắp khoang miệng. Khi bị nấm miệng, bé bị mất vị giác, bỏ ăn và quấy khóc,… 

Biểu hiện của căn bệnh này thường là lưỡi xuất hiện các mảng hình tròn màu trắng. Có dấu hiệu nổi cục trong lưỡi, vòm họng, má và cả môi. Sau khi rơ lưỡi làm sạch sẽ thấy xuất hiện những nốt đỏ. Các nốt này ban đầu sẽ không gây đau đớn cho bé, nhưng nếu không điều trị kịp thời, những nốt này lan nhanh và gây khó chịu, gây đau khi bú. Vì vậy, trẻ bị nấm miệng thường sẽ hay quấy khóc, bỏ bú, viêm họng, biến chứng nặng với những dấu hiệu của viêm phổi, tiêu chảy,… 

  Nấm miệng ở trẻ là một tình trạng thường gặp những bé dưới 1 tuổi

Nấm miệng ở trẻ là một tình trạng thường gặp những bé dưới 1 tuổi

2. Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ

Nguyên nhân chính gây ra nấm miệng ở trẻ là do sự hình thành và hoạt động quá mức của loại nấm Candida albicans. Loại nấm này vẫn thường tồn tại trong cơ thể dưới tình trạng chung sống hài hòa. Tuy nhiên, dưới một điều kiện nào đó sẽ tạo cơ hội cho nấm phát triển và gây bệnh. Trong đó có những yếu tố sau làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và bị nấm miệng ở trẻ như: 

Lạm dụng kháng sinh

Việc lạm dụng các loại thuốc nhất là kháng sinh cho trẻ dưới 1 tuổi dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ miễn dịch. Các vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công hệ miễn dịch, gây nên nấm miệng. 

Sức đề kháng kém

Với những bé sinh non, nhẹ cân hoặc thường xuyên ốm yếu, cơ thể có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm cũng khiến cho vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển. Nhất là những trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc sử dụng corticoid đường hít dài ngày để điều trị hen suyễn thì nguy cơ nấm miệng càng cao. 

Nấm miệng ở trẻ do nhiều nguyên nhân

Nấm miệng ở trẻ do nhiều nguyên nhân

Nhiễm nấm từ người mẹ

Người mẹ nếu bị nhẫm nấm sinh dục khi mang thai thì khi sinh con dễ lây bệnh sang cho trẻ. Khi sinh thường, bé đi ra từ cửa ngõ âm đạo sẽ có nguy cơ rất cao nhiễm nấm mà hình thành bệnh nấm miệng. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp, trẻ bị nấm miệng từ đầu ti của người mẹ bị nhiễm nấm. 

Vệ sinh kém

Cơ thể trẻ dưới 1 tuổi còn rất non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên bất cứ yếu tố nào không tốt cũng đều có thể gây ra bệnh cho bé. Trẻ bú sữa thường bị đóng cặn trong khoang miệng, nếu không vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ là nguy cơ gây nấm miệng. Hay trẻ sử dụng ti giả, ngậm nướu,… bị nhiễm nấm, không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây nên nấm miệng. 

3. Nấm miệng ở trẻ có tự khỏi được không?

Là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vậy nấm miệng có nguy hiểm không và có tự khỏi được không?

Các giai đoạn tiến triển của bệnh nấm miệng 

Nấm miệng ở trẻ được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn nhẹ: xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi, làm sạch có thể xuất hiện nốt đỏ và gây chảy máu. Cũng có thể xuất hiện vết nứt nhỏ ở khóe miệng, trẻ có biểu hiện quấy khóc và bỏ bú. 

Giai đoạn nặng: nấm miệng lây sang các cơ quan khác, lan xuống họng gây viêm họng khiến bé khó nuốt, hay nôn trớ. Lan xuống thanh quản gây khàn tiếng. Nấm phát triển mạnh sẽ gây nên các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, gây tiêu chảy,… 

Không nên chủ quan với bệnh nấm miệng ở trẻ

Không nên chủ quan với bệnh nấm miệng ở trẻ

Khi nào nấm miệng cần điều trị?

Nấm miệng ở trẻ trong giai đoạn đầu còn nhẹ nếu áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Đây là bệnh do nấm gây ra nên không thể tự khỏi mà phải điều trị bằng thuốc kháng sinh chống nấm như Nystatin, diệt sạch các chân nấm bám sâu trong niêm mạc lưỡi của bé. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nấm miệng, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời. 

4. Điều trị nấm miệng ở trẻ

Nấm miệng cần phải được điều trị ngay từ sớm để tránh tình trạng bệnh trở nặng gây nên những biến chứng khó lường. Nấm ở đường miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến đường ăn uống của trẻ nên càng phải được lưu ý và điều trị kịp thời.

Cách điều trị nấm miệng

Đa phần các trường hợp trẻ bị nấm miệng ở thể nặng đều phải được kê thuốc điều trị. Thường là các loại thuốc kháng nấm như Nystatin hay Miconazole. Thuốc phải được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Việc điều trị bằng thuốc tại nhà cần được cha mẹ phối hợp và thực hiện đúng theo hướng dẫn. Đặc biệt là cách chấm thuốc vào miệng cho bé để làm sạch các mảng bám. Thuốc kháng nấm chỉ được chỉ định sử dụng trong một thời gian nhất định tránh tình trạng làm mất cân bằng hệ miễn dịch của trẻ. 

Điều trị nấm miệng ở trẻ chủ yếu bằng thuốc

Điều trị nấm miệng ở trẻ chủ yếu bằng thuốc

Những điều cần lưu ý để bé nhanh khỏi bệnh

Để trẻ nhanh khỏi bệnh thì cần nhất sự chăm sóc đúng cách của ba mẹ tại nhà. Do vậy, khi điều trị nấm miệng ở trẻ, mẹ cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Sử dụng gạc rơ lưỡi loại mềm, không mủn, không để lại sợi bông trọng miệng trẻ.

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé, gạc phải được tẩm nước muối sinh lý hoặc dung dịch NaHCO3,… để diệt khuẩn trước khi chấm thuốc. 

  • Lưu ý không được cạo các vảy trắng trên lưỡi bé gây chảy máu.

  • Không tự ý dùng thuốc khi trẻ chưa được thăm khám và bác sĩ chỉ định.

  • Không hôn trẻ trong thời gian để tránh bị lây nấm từ miệng bé. 

Cách phòng nấm miệng tái phát ở trẻ

- Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để khoang miệng bé luôn sạch sẽ, không tạo nơi trú ẩn cho nấm. Đặc biệt, cần vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho trẻ đúng cách sau khi ăn.

- Với những trẻ dưới 1 tuổi còn bú mẹ, quá trình điều trị nấm miệng ở trẻ phải kết hợp điều trị ở người mẹ, tránh tình trạng lây chéo và tái phát bệnh.

- Ưu tiên bú mẹ thay vì dùng sữa công thức.

- Tuyệt đối không sử dụng tùy tiện các loại thuốc uống hay kháng sinh.

Có thể thấy, nấm miệng ở trẻ là căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì vậy, ba mẹ cần đặc lưu ý theo dõi sức khỏe của con trẻ. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường đều phải đưa trẻ đi khám, xác định tình trạng bệnh để có hướng điều trị kịp thời, đem lại hiệu quả cao. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý nhi khoa uy tín hàng đầu hiện nay. Với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, máy móc thiết bị y tế tân tiến, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, giàu kinh nghiệm, đây là địa chỉ chăm sóc sức khỏe đáng để quý khách hàng lựa chọn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp