Bên cạnh việc làm sạch răng và nướu hàng ngày, chúng ta cũng cần vệ sinh lưỡi sạch sẽ để răng miệng sạch toàn diện, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên nhiều người còn chưa thực sự quan tâm và thực hiện đúng việc vệ sinh lưỡi, khiến cho hơi thở có mùi và gặp phải các bệnh lý về lưỡi. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về cách làm sạch lưỡi.
15/04/2022 | Nhiệt lưỡi: nguyên nhân gây ra và cách phòng ngừa hiệu quả 23/12/2021 | Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? 23/12/2021 | Lưỡi bị trắng kèm hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Tại sao cần vệ sinh lưỡi?
Không chỉ ở răng và lợi, lưỡi cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại cùng nhiều hợp chất dễ bám từ thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày. Vệ sinh lưỡi đúng cách là bước không thể thiếu khi vệ sinh răng miệng hàng ngày, giúp bạn có được hơi thở thơm mát và phòng ngừa các bệnh về lưỡi.
Làm sạch lưỡi là bước quan trọng trong vệ sinh răng miệng hàng ngày
Mặc dù vậy hiện nay, không thực sự nhiều người đang làm đúng bước vệ sinh lưỡi, thậm chí bỏ qua hoàn toàn việc vệ sinh lưỡi hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra, thói quen vệ sinh lưỡi thường xuyên sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích như:
1.1. Giảm vi khuẩn trên lưỡi gây bệnh răng miệng và mùi hôi miệng
Một nghiên cứu được đăng tải trên BMC Oral Health năm 2014 đã chỉ ra, thói quen vệ sinh lưỡi giúp loại bỏ đáng kể vi khuẩn có hại bám và sinh sống trên bề mặt lưỡi. Vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng và mùi hôi khó chịu.
1.2. Giảm hợp chất gây hôi miệng
Các hợp chất hữu cơ có mùi, hợp chất có màu thường bám nhiều trên bề mặt lưỡi khi chúng ta ăn uống hàng ngày song do màu sắc của lưỡi mà ít người nhận thấy. Trong đó có chất volatile là chất gây ra mùi hôi miệng, bám rất nhiều trên lưỡi. Bạn có thể loại bỏ đến 75% lượng hợp chất này khi dùng nạo lưỡi đúng cách hoặc 45% khi dùng bàn chải đánh răng.
Làm sạch lưỡi giúp hơi thở thơm mái sảng khoái
1.3. Giảm mảng bám ở lưỡi
Thực tế lưỡi cũng có mảng bám khi vệ sinh không tốt, sử dụng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng đều có tác dụng loại bỏ tốt mảng bám. Nếu không có thói quen này, thức ăn thừa và các hợp chất hữu cơ có thể gắn chặt lên lưỡi tạo mảng bám màu trắng, ngà, là nguyên nhân gây hôi miệng và bệnh nấm lưỡi.
1.4. Mang đến cảm giác dễ chịu, sạch sẽ
Những người có thói quen vệ sinh lưỡi hàng ngày cho biết, họ cảm giác sảng khoái, tươi mới, sạch sẽ và từ đó trở nên tự tin hơn mỗi ngày.
1.5. Giúp bạn cảm nhận hương vị tốt hơn
Vệ sinh lưỡi loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi, giúp bạn cảm nhận tốt hơn hương vị của các món ăn, đặc biệt là các món ăn chứa đường và acid citric. Vì thế, bạn có thể ăn ngon miệng và cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Với những lợi ích đem lại, nếu bạn đang không có thói quen vệ sinh lưỡi hoặc đang vệ sinh lưỡi không đúng cách, hãy tìm hiểu cách làm sạch lưỡi được chuyên gia chia sẻ dưới đây.
2. Hướng dẫn cách làm sạch lưỡi đơn giản
Tùy vào sở thích và thói quen vệ sinh răng miệng của mình, có thể lựa chọn vệ sinh lưỡi bằng bàn chải, nước súc miệng hoặc dụng cụ nạo lưỡi chuyên dụng. Mỗi dụng cụ vệ sinh đều có ưu nhược điểm riêng như sau:
Dụng cụ nạo lưỡi chuyên dùng để vệ sinh lưỡi
2.1. Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ nạo lưỡi
Dụng cụ nạo lưỡi đem lại hiệu quả làm sạch tốt hơn so với sử dụng bàn chải hay nước súc miệng, đặc biệt là chất VSC gây ra mùi hôi miệng rất đặc trưng. Bạn có thể mua dụng cụ nạo lưỡi tại các cơ sở nha khoa hoặc hiệu thuốc, sử dụng hàng ngày 1 - 2 lần sau khi đánh răng theo các bước sau:
-
Đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể.
-
Đặt dụng cụ nạo lưỡi ở phía cuống lưỡi.
-
Nhấn nạo lưỡi và di chuyển dụng cụ từ cuống lưỡi về phía đầu lưỡi.
-
Rửa sạch dụng cụ bằng nước ấm.
-
Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ nước bọt cũng như chất bẩn còn sót lại.
-
Thực hiện lặp lại các động tác trên 2 - 5 lần, điều chỉnh nơi đặt nạo lưỡi và nhấn lực phù hợp.
Sau khi vệ sinh lưỡi, cần rửa sạch dụng cụ nạo lưỡi, để nơi khô ráo để dùng cho lần tiếp theo. Dụng cụ này có thể được cấu tạo bằng nhựa và kim loại với nhiều kiểu dáng khác nhau, bạn có thể dễ dàng lựa chọn dụng cụ phù hợp với bản thân.
2.2. Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng
Mặc dù không làm sạch lưỡi hiệu quả bằng dụng cụ cạo lưỡi nhưng sử dụng bàn chải đánh răng lại tiện lợi và dễ thực hiện hơn nên được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:
Có thể vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng
-
Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm.
-
Đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể.
-
Đặt bàn chải đánh răng ở cuống lưỡi.
-
Chải nhẹ bàn chải dọc theo lưỡi.
-
Súc miệng để loại bỏ hết nước bọt thừa và cặn bẩn, rửa lại bàn chải với nước ấm.
Vệ sinh lưỡi hàng ngày ngay sau khi đánh răng với bàn chải giúp bạn cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn.
2.3. Vệ sinh lưỡi bằng nước súc miệng
Sau khi đánh răng, vệ sinh lưỡi với bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi, bạn có thể dùng nước súc miệng chứa các thành phần làm sạch, giảm hôi miệng và đem đến hơi thở thơm mát dễ chịu. Cách này không giúp loại bỏ tốt mảng bám hoặc chất bẩn dính vào lưỡi nên vẫn cần chải lưỡi trước khi dùng nước súc miệng.
Nước súc miệng là bước làm sạch cuối cùng sau đánh răng và chải lưỡi
Với những người gặp phải bệnh lý răng miệng, có thể nhờ nha sĩ tư vấn loại nước súc miệng phù hợp để làm sạch răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển tốt hơn. Thực hiện tốt và đầy đủ các bước vệ sinh giúp răng miệng của bạn luôn sạch sẽ, ngăn ngừa bệnh lý và từ đó tạo sự tự tin thoải mái trong giao tiếp.
Trên đây là hướng dẫn cách làm sạch lưỡi với các dụng cụ khác nhau, hãy áp dụng ngay hôm nay để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như có được hơi thở thơm mát lâu dài. Ngoài ra, hãy đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng - 1 năm/ lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện và điều trị sớm nếu có vấn đề bất thường.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội