Tất tần tật những điều cần biết về xét nghiệm HPV | Medlatec

Tất tần tật những điều cần biết về xét nghiệm HPV

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở nữ giới. Nguyên nhân được cho có liên quan với viêm nhiễm mạn tính do tác nhân là virus sinh u nhú ở người (HPV). Bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và chữa trị kịp thời. Trong đó, xét nghiệm HPV là phương pháp chính xác nhất để tìm kiếm mầm bệnh.


13/12/2020 | Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không và địa chỉ tiêm chủng uy tín
13/12/2020 | Cẩm nang những thông tin cần biết trước khi tiêm phòng vacxin HPV
13/12/2020 | Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không và các thông tin liên quan

1. Xét nghiệm HPV là gì, tại sao lại cần thực hiện

Xét nghiệm HPV là một phương pháp được bác sĩ sử dụng để xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể người bệnh. Từ kết quả của cuộc xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra các liệu trình điều trị phù hợp với tình hình sức khỏe tử cung của từng người. Thực hiện xét nghiệm giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư trước khi bệnh biến chuyển nặng, nhờ đó tỉ lệ ngăn chặn và điều trị thành công cao hơn.

Phương pháp xét nghiệm này tuy không giúp bác sĩ chẩn đoán xem bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không, nhưng có thể đánh giá được nguy cơ ung thư do HPV gây ra. Một số loại virus HPV (chủng 16 và chủng 18) có khả năng gây ung thư cao và việc phát hiện sớm có thể giúp bác sĩ đưa ra các biện pháp hợp lý trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn.

Chủng 16 và 18 HPV có khả năng gây ung thư cao

Chủng 16 và 18 HPV có khả năng gây ung thư cao

Quá trình ủ bệnh của HPV dẫn đến ung thư cổ tử cung thường kéo dài đến 10 năm nên rất khó phát hiện., HPV thường sẽ tự làm sạch ra khỏi cơ thể trong vòng một đến vài năm. Việc xét nghiệm HPV định kỳ cũng giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh và bảo vệ sức khỏe.

2. Ai nên tiến hành xét nghiệm HPV?

Xét nghiệm HPV trong các trường hợp sau:

  • Có các dấu hiệu nghi bị nhiễm HPV như ngứa, rát vùng kín, nổi mụn sinh dục,... Nếu bạn đang bị viêm nhiễm vùng kín, thì bạn cần điều trị trước khi tiến hành xét nghiệm HPV.

  • Trước khi tiến hành tiêm phòng HPV, nếu bạn đã phát sinh hoạt động tình dục trước khi tiêm, bạn nên tiến hành xét nghiệm HPV trước khi tiêm. Vì tiêm phòng không có khả năng chữa khỏi bệnh. 

  • Người có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tử cung.

3. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm HPV hiện nay

Bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn thực hiện song song xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP - xét nghiệm giúp phát hiện tế bào ung thư. Mẫu xét nghiệm này được lấy bằng cách phết dịch trong ống cổ tử cung.

 Dụng cụ chứa và lấy mẫu xét nghiệm HPV là dụng cụ dùng một lần

Dụng cụ chứa và lấy mẫu xét nghiệm là dụng cụ dùng một lần

Sau khi khám phụ khoa, quá trình lấy mẫu xét nghiệm sẽ được tiến hành như sau:

  • Bạn sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên bàn lấy mẫu. Hai chân mở rộng, gối hơi co lại và bàn chân sẽ được đặt trên bàn đạp hỗ trợ.

  • Bác sĩ sẽ sử dụng một loại dụng cụ mỏ vịt đưa vào bên trong âm đạo giúp cho âm đạo mở rộng hơn, nhờ đó bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy bên trong tử cung.

  • Bác sĩ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm là 1 phần nhỏ của tế bào ở bên trong phần cổ tử cung của bệnh nhân.

  • Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình xét nghiệm phần mẫu tế bào được lấy ra để quan sát ở phía dưới kính hiển vi.

Việc lấy mẫu xét nghiệm hoàn toàn không gây đau đớn hay khó chịu, bạn có thể thả lỏng người để quá trình tiến hành nhanh chóng hơn. Sau khi kết thúc việc lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn thời gian nhận kết quả.

Dựa vào kết quả của việc xét nghiệm HPV, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp với tình hình sức khỏe của bạn.

  • Theo dõi sức khỏe và xét nghiệm định kỳ: Nếu kết quả bạn nhận được là âm tính trong cả 2 xét nghiệm HPV và Xét nghiệm PAP, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra những lời khuyên chăm sóc để duy trì sức khỏe tử cung, đồng thời khuyến cáo xét nghiệm lại trong vòng 3 - 5 năm sau.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cung cấp những lời khuyên phù hợp

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cung cấp những lời khuyên phù hợp

  • Tiến hành các phương pháp khám và xét nghiệm thăm dò bổ sung.

4. Lưu ý trước và sau khi làm xét nghiệm

Mặc dù bạn không cần chuẩn bị quá đặc biệt cho việc xét nghiệm HPV, nhưng bạn cần chú ý những điều sau để đảm bảo kết quả được chính xác:

  • Không nên đi xét nghiệm khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên đợi cho đến khi kinh nguyệt kết thúc từ 3 - 5 ngày.

  • Trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm, cố gắng tránh các hoạt động tình dục hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc đặt âm đạo nào.

Tâm lý thoải mái giúp cho quá trình xét nghiệm diễn ra dễ dàng hơn

Tâm lý thoải mái giúp cho quá trình xét nghiệm diễn ra dễ dàng hơn

Ngoài ra bạn nên lưu ý mặc quần áo rộng rãi, dễ thay để thuận tiện cho việc lấy mẫu xét nghiệm. Bạn có thể mang khẩu trang nếu muốn. Sau khi kết thúc quá trình lấy mẫu, bạn có thể ngồi nghỉ từ 15 - 30 phút tại bệnh viện để ổn định sức khỏe và tinh thần. Sau đó, mọi hoạt động hàng ngày có thể diễn ra bình thường.

Xét nghiệm HPV là một trong những bước quan trọng để bạn xác định tình trạng sức khỏe tử cung của mình. Hãy lựa chọn những trung tâm y tế uy tín để có được kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có trải nghiệm thoải mái nhất. Liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch xét nghiệm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp