Bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng thường ghi nhận nhiều ca mắc vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sởi diễn tiến trái mùa, số ca mắc có xu hướng tăng. Để phòng bệnh, trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin sởi đủ mũi và theo đúng thời gian quy định.
1. Bệnh sởi có nguy hiểm không?
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi là 04 tháng đầu năm 2019, WHO đã nhận được 112.163 trường hợp mắc sởi trong số 170 quốc gia có ổ dịch. Dịch sởi có mặt không chỉ ở Châu Á mà cả Châu Âu, Châu Phi.
Vắc xin sởi là một trong những loại vắc xin được sử dụng tiêm để phòng bệnh sởi
Cũng theo thống kê từ WHO, so với cùng kỳ năm 2018 thì trường hợp người mắc bệnh sởi ở trên toàn cầu đã tăng 300%, một con số đáng báo động với y tế thế giới. Các ổ dịch sởi có thể phát triển trên toàn cầu, tại nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế hiện đã có 59 trên tổng số 64 tỉnh ghi nhận những trường hợp mắc bệnh sởi rải rác. Người mắc sởi chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, ngoài ra có một số trường hợp người mắc sởi là người lớn. Cũng theo thống kê được ghi nhận, trong số các trường hợp mắc bệnh sởi thì có đến 98,7% người bệnh có tiền sử chưa tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc không nhớ mình đã tiêm phòng hay chưa.
Dấu hiệu khi trẻ mắc sởi là sốt cao, người phát ban đỏ
Sởi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan qua tiếp xúc. Bệnh do virus gây phát ban da toàn thân và kèm theo các triệu chứng hô hấp giống cúm; không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là các biện pháp hỗ trợ, giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, thường khỏi trong 7 - 10 ngày. Vậy nên các bậc cha mẹ cần nắm rõ tầm quan trọng của vắc xin sởi và đưa con tiêm đúng lịch, đủ mũi, tăng sức đề kháng cho con trẻ trước bệnh tật.
2. Khi nào thì tiêm vắc xin sởi
Triệu chứng của bệnh sởi
Trước hết chúng ta cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh sởi. Các bác sĩ điều trị cho biết, biến chứng thường gặp của bệnh sởi là viêm phổi, viêm thanh quản, viêm kết mạc, mù lòa, viêm não, hôn mê, co giật, nguy cơ tử vong cao vì bội nhiễm. Nguy hiểm hơn khi thai phụ mắc sởi có thể dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
Tỷ lệ mắc sởi trong cộng đồng tăng cao do nhiều cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng, người mẹ trước khi mang thai không tiêm vắc xin sởi nên phần lớn đối tượng mắc bệnh khi chưa đến tuổi tiêm (trẻ dưới 9 tháng tuổi), chưa tiêm và tiêm vắc xin chưa đủ mũi, quên mũi nhắc lại khi 18 tháng tuổi.
Các giai đoạn của bệnh gồm:
- Giai đoạn ủ bệnh: Trung bình khoảng 10 ngày.
- Giai đoạn khởi phát (từ 2 - 4 ngày): Bệnh nhân sốt cao, viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc.
- Giai đoạn toàn phát: Sau sốt, người bệnh phát ban hồng ở các vị trí: Sau tai, ngực, lưng, đùi, bàn chân.
- Giai đoạn hồi phục: Các nốt phát ban nhạt màu, bong vảy.
Phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc xin đúng lịch và đủ mũi
Mẹ của bệnh nhân NTP (2 tuổi) xã Tân Tiến (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) kể: “Cháu bị sốt li bì và phát ban đã 2 ngày. Đến khám, bác sĩ chẩn đoán cháu mắc sởi. Bố mẹ là công nhân nên không để ý tiêm phòng vắc xin cho con. Hiện nay phác đồ điều trị cũng lâu dài do cháu nhỏ, sức đề kháng kém”.
Cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh
Khi trẻ mắc bệnh sởi thì người lớn cần cách lý với những em bé còn lại, tránh lây lan. Bởi bệnh sởi lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện,…
- Cùng đó cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5 độ C.
- Vệ sinh cho trẻ hằng ngày; giữ môi trường xung quanh sạch, thoáng mát.
- Thực hiện nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối 3 lần/ngày.
- Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Lịch tiêm vắc xin sởi
Để phòng bệnh cách tốt nhất là mọi người cần tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trước khi mang thai nên tiêm vắc xin sởi - rubella để trong thời gian mang thai có miễn dịch và kháng thể miễn dịch được truyền cho con, trong 9 tháng đầu đời.
Trẻ em thì nên tiêm phòng từ khi 9 tháng tuổi.
Vắc xin sởi được tiêm 2 mũi cho trẻ. Mũi 1 khi trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi. Mũi 2 là khi trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi.
Các bậc cha mẹ nên lựa chọn cơ sở uy tín để tiêm phòng cho trẻ
Được biết, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với virus. Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.
Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể bị sốt nhẹ, cha mẹ không nên quá lo lắng vì đây là tác dụng phụ của vắc xin thường xảy ra trong khoảng 24 - 48 giờ đầu sau tiêm. Đa số sẽ tự khỏi, một số trường hợp sốt cao thì cần được uống thuốc hạ sốt.
Ngoài ra các bậc cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát sau tiêm và cho trẻ uống nhiều nước, sữa.
4. Tiêm vắc xin sởi ở đâu?
Bạn muốn tiêm vắc xin nhưng không biết tiêm ở đâu? Bạn băn khoăn địa chỉ nào có chất lượng vắc xin tốt, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Nơi đây có hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, bảo quản vắc xin trong môi trường tốt nhất.
-
Đội ngũ y, bác sĩ tận tình, chu đáo, tay nghề giỏi.
-
Thủ tục nhanh chóng, thuận lợi cho người dân.
-
Hệ thống khoa, phòng, phương tiện nhằm cấp cứu khi sốc phản vệ theo đúng quy định của Bộ Y tế.
-
Giá thành phù hợp với khách hàng.
Bệnh sởi là bệnh có tốc độ lây truyền nhanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của mọi người. Do đó để chủ động phòng bệnh, các bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin sởi đúng lịch và đủ mũi.