Vắc xin sởi có những loại nào, tiêm khi nào và lưu ý gì khi tiêm? | Medlatec

Vắc xin sởi có những loại nào tiêm khi nào và lưu ý gì khi tiêm?

Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao, đặc biệt là trẻ nhỏ ở độ tuổi đi học. Bệnh sởi ở trẻ có thể gây biến chứng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế, tiêm phòng vắc xin sởi được khuyến cáo cho mọi trẻ nhỏ nhằm phòng ngừa hiệu quả nhất.


25/04/2021 | Có nên tiêm sởi cho trẻ 9 tháng tuổi không và tiêm ở đâu an toàn?
11/10/2020 | Cần làm gì để phòng tránh và giảm thiểu nguy hiểm từ bệnh sởi
25/06/2020 | Thông tin từ A đến Z về bệnh sởi

1. Tìm hiểu về bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus sởi, chúng dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, qua hoạt động ho, nói chuyện, hắt hơi,… Virus sống và phát triển trong dịch tiết hô hấp của người bệnh, từ đó trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.

vắc xin sởi phòng ngừa bệnh

Sởi là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus sởi

Người tiếp xúc với bệnh nhân sởi có nguy cơ nhiễm bệnh lên tới 90%. Với người trưởng thành, bệnh có thể chỉ gây ra một vài triệu chứng nhẹ song với trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch còn yếu thì virus có thể gây nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Vì thế tiêm phòng vắc xin sởi là biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động và hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyến cáo.

Theo các nghiên cứu, tiêm vắc xin sởi ở mũi đầu tiên sẽ giúp phòng ngừa bệnh đạt tỉ lệ 80 - 85%, hiệu quả sẽ đạt tới 95% nếu tiêm đủ 2 mũi. Trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm phòng vắc xin sởi mũi đầu tiên, và hoàn thành mũi nhắc lại trước 24 tháng tuổi.

Do mức độ lây lan nhanh, nguy cơ bùng dịch cao và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, vắc xin sởi đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng triển khai tiêm phòng vắc xin sởi ra cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Trẻ nhỏ có thể gặp biến chứng khi mắc bệnh sởi

Trẻ nhỏ có thể gặp biến chứng khi mắc bệnh sởi

2. Các loại vắc xin sởi và đặc điểm của từng loại

Hiện nay trên thị trường có 2 loại vắc xin sởi chính là vắc xin sởi đơn giá (MVVAC) và vắc xin sởi phối hợp. Loại vắc xin sởi phối hợp được sử dụng phổ biến hơn do giúp phòng ngừa đồng thời các bệnh dễ lây nhiễm và gây biến chứng ở trẻ nhỏ nhất.

2.1. Vắc xin sởi đơn giá

Đây là loại vắc xin sởi được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí của Bộ Y tế Việt Nam, giúp trẻ em có miễn dịch kháng bệnh tốt. Để đạt được đủ lượng kháng thể, trẻ cần tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin sởi đơn MVVAC, mũi đầu tiên vào tháng thứ 9 và mũi nhắc lại vào lúc 18 tháng tuổi.

Thông thường ở mũi tiêm nhắc lại, trẻ được tiêm vắc xin sởi kết hợp phòng cả rubella.

2.2. Vắc xin sởi kết hợp

Vắc xin sởi - rubella (MR - Việt Nam) kết hợp thời gian gần đây cũng đã được dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng toàn quốc, giúp giảm mũi tiêm cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo tạo đủ miễn dịch chủ động để phòng bệnh. Đây là loại vắc xin sống, giảm độc lực, đạt hiệu quả bảo vệ trẻ với 2 bệnh lây nhiễm này là 95% (theo số liệu nghiên cứu công bố).

Hiệu quả kháng bệnh sau khi tiêm vắc xin sởi - rubella còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, thời điểm tiêm, tình trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch, loại vắc xin,… 

Vắc xin sởi đơn cần tiêm đủ 2 mũi để đảm bảo đủ kháng thể miễn dịch

Vắc xin sởi đơn cần tiêm đủ 2 mũi để đảm bảo đủ kháng thể miễn dịch

Khác với vắc xin sởi đơn phải tiêm đủ 2 mũi, trẻ chỉ cần tiêm vắc xin sởi - rubella kết hợp trong độ tuổi từ 1 - 14 tuổi đều có thể tạo được miễn dịch chủ động. Song các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ đi tiêm vắc xin sớm, tạo miễn dịch sớm để tránh nhiễm bệnh.

Ngoài ra còn loại vắc xin sởi - quai bị - rubella kết hợp (MMR II - Mỹ), giúp trẻ tạo miễn dịch phòng đồng thời 3 bệnh truyền nhiễm thường gặp là sởi, quai bị và rubella. Đối tượng tiêm chủng phù hợp với loại vắc xin này là trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ cần tiêm đủ 2 mũi, mũi đầu tiên khi 12 - 15 tháng tuổi và mũi thứ 2 vào 4 - 6 tuổi. Có thể chủ động cho trẻ tiêm mũi vắc xin sởi - quai bị - rubella nhắc lại sớm hơn nếu đang có dịch hoặc trẻ không đáp ứng miễn dịch tốt với mũi tiêm đầu tiên.

Như vậy, cha mẹ có thể chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin sởi đơn hoặc vắc xin kết hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng hàng năm. Tùy vào chính sách của Bộ Y tế, sử dụng loại vắc xin sởi mỗi năm có thể khác nhau, song đều đảm bảo an toàn do thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, nếu có dịch hoặc muốn chủ động thời gian hơn, các vắc xin sởi cũng được cung cấp tại nhiều cơ sở tiêm chủng trên cả nước, cha mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm bất cứ lúc nào.

Vắc xin sởi được cung cấp trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

Vắc xin sởi được cung cấp trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

3. Lưu ý khi tiêm chủng vắc xin sởi

Tiêm phòng vắc xin sởi có vai trò rất quan trọng, giúp trẻ hình thành kháng thể chống lại bệnh khi không may lây nhiễm virus gây bệnh. Tuy nhiên, nếu tiêm vắc xin khi điều kiện sức khỏe hoặc miễn dịch không đáp ứng tốt thì không thể đạt hiệu quả phòng bệnh cao. Do đó, cha mẹ nên lưu ý các trường hợp sau nên hoãn thời gian tiêm chủng cho trẻ:

  • Trẻ sốt cao trên 37.5 độ C hoặc thân nhiệt thấp dưới 35.5 độ C.

  • Trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh cấp tính.

  • Trẻ đang điều trị hoặc kết thúc điều trị với corticoid dưới 2 tuần, lúc này miễn dịch cơ thể còn kém.

  • Trẻ bị thiếu máu nắng, mắc bạch cầu cấp hoặc các bệnh về máu nghiêm trọng khác.

  • Trẻ vừa truyền máu hoặc huyết tương hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng gần đây.

Nếu không chắc chắn về điều kiện sức khỏe của trẻ có nên tiêm phòng vắc xin sởi hay không, hãy tham khảo tư vấn với nhân viên y tế hoặc bác sĩ khám bệnh. Các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin sởi có thể chờ đến khi sức khỏe hoặc trạng thái cơ thể trở lại bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra thêm.

Sau tiêm phòng vắc xin sởi, trẻ có thể gặp một vài phản ứng tại chỗ không nghiêm trọng bao gồm:

  • Sốt nhẹ sau tiêm, chiếm khoảng 5 - 15% trẻ được tiêm vắc xin.

  • Sưng đau nhẹ tại vị trí tiêm, sau khoảng 2 - 3 ngày tình trạng này sẽ thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.

  • Phát ban sau tiêm từ 1 - 2 ngày, kéo dài khoảng 2 ngày sẽ thuyên giảm.

  • Tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, nôn, viêm tuyến mang tai,…

  • Tình trạng đau khớp, đau cơ thoáng qua.

Một số phản ứng nhẹ sau tiêm vắc xin sởi sẽ nhanh chóng biến mất

Một số phản ứng nhẹ sau tiêm vắc xin sởi sẽ nhanh chóng biến mất

Nếu trẻ có cơ địa quá mẫn cảm, dị ứng với thành phần của vắc xin sởi thì phản ứng có thể nghiêm trọng hơn. Các trường hợp này nên sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để theo dõi và can thiệp nếu có biến chứng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp