Đến nay tại Việt Nam đã có hơn 1,5 triệu người từ đủ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 3 tại 40 tỉnh thành trong cả nước. Và để công tác tiêm chủng được diễn ra một cách thuận lợi nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm. Trong đó, mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm.
22/01/2022 | Góc tư vấn: Xét nghiệm Covid xuất cảnh ở đâu có hiệu lực và thuận tiện nhất? 19/01/2022 | Sau khi tiêm Covid trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện? 11/01/2022 | Trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không và nên tiêm loại nào?
1. Khám sàng lọc trước tiêm chủng ngừa Covid-19 có ý nghĩa như thế nào?
Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng dùng để làm gì? Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm? Đây đều là những câu hỏi được nhiều người đặt ra khi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của quy trình khám sàng lọc. Trên thực tế, đây cũng được đánh giá là một nhiệm vụ bắt buộc trước khi tiến hành tiêm vắc xin, đặc biệt là vắc xin ngừa Covid-19.
Mục đích của việc khám sàng lọc trước khi tiêm chính là tìm ra những bệnh lý nền đang tiềm ẩn trong cơ thể để xác định xem mình có đủ điều kiện để tiêm vắc xin hay không. Đây là một bước vô cùng quan trọng bởi bên cạnh những người có đủ điều kiện tiêm thì vẫn còn nhiều trường hợp được xét vào nhóm chỉ định hoặc tạm hoãn.
Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng ngừa Covid-19 đóng vai trò vô cùng quan trọng (ảnh minh họa: Nguồn internet)
Trong đó, mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng đã được ban hành kèm theo hướng dẫn tạm thời. Qua đó, sau khi khám và đánh giá lâm sàng, bác sĩ sẽ là người đưa ra kết luận rồi đưa ra chỉ định phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe.
Khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ giúp phân loại đối tượng bao gồm: đối tượng đủ điều kiện tiêm, đối tượng cần được khám cẩn thận, đối tượng trì hoãn và đối tượng chống chỉ định tức không được phép tiêm vắc xin. Ngày 21/12/2021, hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm đã được Bộ Y tế cập nhật tạm thời.
Ai là người có đủ điều kiện tiêm?
Hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 sẽ chỉ định nhóm đối tượng được phép tiêm. Dựa vào đó, bạn sẽ biết mình có nằm trong độ tuổi đó hay không. Ngoài ra, những người không có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin cũng là đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.
Đối tượng cần được khám sàng lọc cẩn thận, kỹ lưỡng hơn
-
Có tiền sử rối loạn đông máu, dị ứng với các dị nguyên khác, giảm tiểu cầu.
-
Có bệnh nền, bệnh mạn tính.
-
Mất tri giác và năng lực hành vi.
-
Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.
-
Nhiệt độ cơ thể <35,5oC và >37,5oC.
-
Mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.
-
Huyết áp < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg.
-
Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.
-
Huyết áp cao hơn 30 mmHg đối với người đang điều trị huyết áp cao.
-
Nhịp thở > 25 lần/phút.
Khám sàng lọc trước khi tiêm giúp phân loại đối tượng, đảm bảo công tác tiêm chủng an toàn hơn (ảnh minh họa:Nguồn internet)
Đối tượng hoãn tiêm
Đối tượng chống chỉ định
Nếu kết quả mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng cho thấy bạn đã từng có dấu hiệu phản vệ với loại vắc xin đã tiêm ở mũi cơ bản lần 1 (trong trường hợp mũi 2 hoặc mũi 3 tiêm cùng loại vắc xin với lần đầu). Bên cạnh đó, chống chỉ định tiêm vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
2. Quy trình khám sàng lọc trước khi tiêm
Để có dữ liệu điền vào phiếu sàng lọc trước khi tiêm, bác sĩ sẽ tiến hành từng bước như khai thác thông tin tiền sử bệnh, đánh giá lâm sàng và cuối cùng là đưa ra kết luận.
Khai thác thông tin về tiền sử bệnh
Bạn sẽ được khám sức khỏe xem nhiệt độ cơ thể có ổn định hay không rồi bác sĩ sẽ hỏi những câu tương tự như: Có đang điều trị bệnh cấp tính hay không? Sau thời gian thăm khám gần nhất, bệnh mãn tính có dấu hiệu tiến triển và nguy hiểm tới sức khỏe không? Ngoài ra là các thông tin về:
-
Thời gian và loại vắc xin Covid-19 đã từng tiêm trước đó.
-
Tiền sử dị ứng với bất cứ dị nguyên, thành phần của vắc xin (nêu rõ dị ứng nặng, nhẹ hay phản vệ).
-
Tiền sử nhiễm virus SARS-coV-2?
-
Đã từng mắc các bệnh ung thư giai đoạn cuối?
-
Đang trong quá trình hóa trị, xạ trị?
-
Có từng bị rối loạn đông máu?
-
Nếu là phụ nữ đang mang thai, bác sĩ sẽ hỏi tuổi thai và những bất thường của cơ thể.
Đánh giá lâm sàng
Đây cũng là bước quan trọng để xác định thông tin cần đề cập trong phiếu sàng lọc trước tiêm chủng covid. Lúc này, bác sĩ sẽ quan sát toàn trạng để có thể nhanh chóng ghi nhận những đánh giá bất thường về tri giác cũng như năng lực, hành vi.
Đo huyết áp trước khi tiến hành tiêm chủng (ảnh minh họa: Nguồn internet)
Song bên cạnh đó, để phát hiện những triệu chứng bất thường trong cơ thể, bạn sẽ được đo thân nhiệt, huyết áp, mạch, nhịp tim để đảm bảo không nằm trong nhóm cần trì hoãn và chống chỉ định tiêm chủng.
Đưa ra kết luận chính xác
Nội dung thông tin trên mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ giúp bạn biết được các thông tin:
-
Được chỉ định tiêm đối với những người có đủ điều kiện tiêm.
-
Đối với những người có tối thiểu một yếu tố nằm trong nhóm bắt buộc phải trì hoãn sẽ không được tiêm chủng ngay lập tức.
-
Đối tượng có tiền sử phản vệ cấp độ 3 sẽ được chuyển tới các điểm tiêm chủng đảm bảo an toàn và có thể cấp cứu nhanh chóng trong trường hợp phản vệ sau tiêm.
-
Ngoài ra, trường hợp nằm trong nhóm chống chỉ định tiêm sẽ không được tiêm chủng.
3. Mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng Covid-19
Thông thường, khi đến các điểm tiêm chủng, tất cả mọi người đều sẽ được phát mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng. Trước hết, bạn sẽ cần khai rõ thông tin cá nhân và bác sĩ sẽ là người đưa ra kết luận sau quá trình sàng lọc. Do đó, để đảm bảo an toàn, hãy kê khai một cách rõ ràng, chính xác và minh bạch.
Dưới đây là phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng:
Mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng
Như vậy, trên đây là những thông tin cần thiết về mẫu phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng mà nhiều người vẫn đang thắc mắc. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về tầm quan trọng cũng như quy trình của việc khám sàng lọc trước tiêm.
Để được nhận ưu đãi mà vẫn tiết kiệm được chi phí cũng như công sức đi lại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được trải nghiệm dịch vụ uy tín, an toàn nhất!