Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lượng người bị nhiễm phế cầu khuẩn dẫn đến những bệnh lý như viêm phổi, viêm màng não,... ngày một nhiều hơn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy rất lo lắng và không biết làm cách nào để phòng ngừa bệnh cho con. Tuy nhiên, hiện tại đã có nhiều loại vacxin có khả năng giảm thiểu nguy cơ.
19/10/2020 | Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm vaccin phế cầu khuẩn ở đâu 19/10/2020 | Phế cầu khuẩn gây hại cho sức khỏe như thế nào? 19/07/2020 | Vắc xin phế cầu là vắc xin gì, có nên tiêm không? 19/07/2020 | Tác dụng của vắc xin phế cầu và lịch tiêm chủng cho bé
1. Tổng quan về phế cầu khuẩn
phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, nhóm trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có khả năng cao bị tấn công bởi loại vi khuẩn này, điển hình như đường hô hấp bị nhiễm trùng, viêm tai giữa,... Chính vì thế, Hiệp hội Y tế thế giới (WHO) khuyến khích các ba mẹ cho con trẻ tiêm vacxin phòng bệnh.
Phế cầu khuẩn gây ra một số bệnh về hô hấp
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng năm trăm triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm phế cầu khuẩn. Điều này không chỉ cho thấy loại vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm cao mà còn là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Ngoài trẻ em thì người già cũng là đối tượng dễ bị phế cầu khuẩn tấn công và gây bệnh. Do đó, bất kì ai cũng nên tiêm phòng vacxin để giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh do vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây nên.
2. Các loại vacxin có tác dụng phòng chống phế cầu?
Ngày nay, có khá nhiều phụ huynh quan tâm đến sức khỏe của con em và chủ động cho con tiêm phòng nhiều loại vacxin để hạn chế khả năng mắc bệnh. Điều này không chỉ có ý nghĩa giúp gia đình giảm thiểu chi phí chữa bệnh về sau mà còn bảo vệ sức khỏe để con em được phát triển khỏe mạnh. Đối với người lớn, việc giữ gìn sức khỏe của bản thân không chỉ để duy trì chất lượng cuộc sống mà còn đảm bảo những mục tiêu, kế hoạch trong tương lai được thực hiện.
Một số loại vacxin tiêm phòng phế cầu khuẩn
Tuy nhiên, trước khi tiêm bất kì loại vacxin nào, bố mẹ cũng phải tìm hiểu kỹ lưỡng về tác dụng, chỉ định sử dụng của từng loại. Vậy để phòng chống phế cầu có thể sử dụng những loại vacxin nào? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại vacxin tiêm phòng loại vi khuẩn này, sau đây là một số thông tin chi tiết nhất:
2.1. Vacxin Synflorix
Vacxin Synflorix hay còn gọi PCV 10, có xuất xứ tại Bỉ và được bộ y tế Việt Nam lựa chọn vào danh sách ngừa chủng cho trẻ em. Xét về công dụng, loại vacxin này có khả năng phòng chống được 10 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau. Cụ thể gồm tuýp 6B, 7F, 9V, 1, 4, 5, 14, 18C, 19F và 23F. Đối với trẻ sơ sinh (được 6 tuần tuổi) và trẻ em dưới 5 tuổi thì loại vacxin này được sử dụng với mục đích phòng ngừa các bệnh do phế cầu Streptococcus pneumoniae có thể gây như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi,... vừa ngăn ngừa viêm tai giữa cấp do Haemophilus influenzae không định tuýp gây nên.
Tiêm vacxin giúp cơ thể tăng lượng kháng khuẩn
Trẻ được tiêm vacxin phòng bệnh, cơ thể sẽ kích thích tạo ra kháng thể và khi vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ tấn công, tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của sinh vật ngoại lai. Chính vì thế, cơ thể trẻ được bảo vệ và giảm thiểu khả năng mắc một số bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,... do phế cầu gây ra.
Theo bác sĩ, phác đồ tiêm vacxin PCV 10 phụ thuộc vào độ tuổi lúc trẻ được tiêm mũi đầu tiên. Nhưng bộ y tế vẫn khuyến cáo, ba mẹ nên cho con trẻ tiêm phòng càng sớm càng tốt vì cơ thể sẽ được bảo vệ và sản sinh kháng khuẩn ngay từ nhỏ. Ngoài ra, vị trí tiêm vacxin cũng rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến tác dụng của vacxin. Đối với vacxin PCV 10, trẻ nhỏ thường được tiêm ở đùi (mặt trước) và trẻ lớn khoảng 4 - 5 tuổi sẽ tiêm ở cánh tay (tại vùng cơ delta).
2.2. Vacxin Prevnar 13
Vacxin Prevnar 13 còn được gọi là PCV 13, một chế phẩm sinh học được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ có thể phòng chống 13 chủng phế cầu. Loại vacxin này có công dụng ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não,... do phế cầu khuẩn gây nên. Vacxin PCV 13 có chỉ định dùng cho cả trẻ em (từ 6 tuần tuổi trở lên), người già và người trưởng thành. Trong đó, những người mắc bệnh mãn tính như lao phổi, tiểu đường, COPD,... vẫn được phép sử dụng.
Vacxin Prevnar 13 có thể tiêm cho bệnh nhân tiểu đường
Vị trí tiêm vacxin PCV 13 là vùng cơ delta (của bắp thịt), mỗi mũi tiêm được chích với liều lượng 0.5 ml. Về lịch tiêm phòng của vacxin còn phụ thuộc vào độ tuổi là lịch sử tiêm phòng. Cụ thể:
-
Đối với trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: được tiêm 3 mũi cơ bản và một mũi nhắc lại (tùy vào thời điểm trẻ tiêm vacxin lần đầu tiên).
-
Đối với trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi: nhưng chưa được tiêm phòng thì phác đồ tiêm chủng sẽ gồm 2 lần tiêm (mỗi lần tiêm 1 mũi). Khi trẻ hơn 1 tuổi sẽ được tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
-
Đối với trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi: nhưng chưa từng được tiêm vacxin phòng bệnh thì phác đồ tiêm chủng sẽ gồm 2 mũi tiêm, được chia thành 2 lần.
-
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.
2.3. Vacxin Pneumovax 23
Vacxin Pneumovax 23 hay còn gọi là vacxin PPSV23, có tác dụng phòng chống 23 chủng phế cầu, được chế tạo tại Pháp. Mặc dù loại vacxin này có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh hơn so với PCV 13 nhưng theo các bác sĩ mức độ hiệu quả của PPSV23 sẽ giảm từ từ ở những năm sau đó. Chính vì thế, phần lớn những người tiêm phòng loại vacxin này sẽ được chỉ định tiêm mũi nhắc lại sau 5 năm.
Vacxin Pneumovax 23 thường được tiêm cho người lớn
Dựa trên công dụng và tính chất riêng của từng loại vacxin, bộ Y tế khuyến cáo sử dụng PPSV23 cho những đối tượng sau đây là phù hợp nhất:
3. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vacxin phế cầu
Mặc dù, vacxin phế cầu khuẩn có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lý cho trẻ em và người lớn nhưng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ sau khi tiêm. Tuy những phản ứng này hoàn toàn không gây nguy hại đến tính mạng nhưng vẫn cần được theo dõi khoảng 30 phút - 1 tiếng khi vừa tiêm xong. Một số tác dụng phụ có thể gặp ở người tiêm phòng vacxin gồm:
-
Tại vị trí tiêm thuốc bị sưng, đau, ửng đỏ, đau đầu, chóng mặt hoặc có biểu hiện sốt (thân nhiệt tăng khoảng 38 độ C). Để kiểm tra chính xác nhiệt độ của bé dưới 2 tuổi, ba mẹ nên kiểm tra ở vùng hậu môn của trẻ. Những ngày sau khi tiêm, trẻ có thể chán ăn hoặc ăn không thấy ngon. Những trường hợp này chiếm khoảng 10%.
-
Vùng tiêm thuốc bị chai cứng, nhiệt độ cơ thể lên đến 39 độ C (có tỷ lệ từ 5 - 10% trường hợp).
Trẻ có thể quấy khóc và nôn ói sau khi tiêm
-
Trẻ bị tiêu chảy, thường xuyên nôn ói và quấy khóc. Tại vị trí tiêm bị u máu hoặc chảy máu và sưng tấy. Một số trường hợp trẻ còn non tháng có thể xảy ra ngưng thở, sốt cao trên 40 độ C. Những tác dụng phụ này thường hiếm gặp.
-
Viêm da dị ứng, phát ban, co giật, giảm trương lực cơ,... ít gặp.
Mặc dù những tác dụng phụ do vacxin gây ra thường ít gặp nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan khi tiêm ngừa cho trẻ. Tốt nhất, sau khi tiêm các bé nên được chăm sóc và theo dõi liên tục trong 2 - 3 tiếng. Những ngày sau khi tiêm cũng cần phải theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để dễ dàng phát hiện và can thiệp sớm.
Với những chia sẻ của bài viết, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn. Bên cạnh đó, việc chủ động tiêm ngừa cho mọi đối tượng cũng rất cần thiết vì vacxin có tác dụng ngăn chặn sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn.