Ngồi nhiều, ngồi liên tục trong một khoảng thời gian kéo dài gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Vậy các tác hại của ngồi nhiều là gì và giải pháp cải thiện tình trạng này ra sao? Mời bạn đọc tham khảo ngay các thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
12/01/2023 | Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe không phải ai cũng biết 23/08/2022 | Cảnh báo về tác hại của stress công việc đối với sức khỏe 19/08/2022 | Điểm danh những tác hại của việc không ăn sáng ai cũng nên biết
1. Tổng hợp các tác hại của ngồi nhiều
Các tác hại của ngồi nhiều có thể kể đến:
Các vấn đề, bệnh lý liên quan đến xương khớp
Một trong những tác hại của việc ngồi nhiều đó là nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp cao hơn hơn. Có thể kể đến như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,..
Nguyên nhân chính là do khi ngồi trong thời gian dài, cột sống, cổ, lưng sẽ chịu áp lực lớn đến từ trọng lượng cơ thể. Từ đó dễ gây ra các triệu chứng như đau lưng, mỏi lưng, chuột rút, mỏi cơ bả vai gáy,...
Đau lưng, đau mỏi người có thể xuất phát do ngồi nhiều trong thời gian dài
Bên cạnh đó, các vùng đốt sống khi bị tỳ ép nhiều cũng sẽ khiến đĩa đệm bị phù nề. Tình trạng kéo dài khiến các rễ thần kinh bị xơ hóa hoặc chèn ép và gây đau thần kinh tọa. Các cơn đau thường đau lan từ một bên, từ mông xuống cẳng chân.
Gặp vấn đề về tim mạch
Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch là tác hại của ngồi nhiều có thể gây ra. Cụ thể với các bệnh như suy tim, huyết áp cao, ứng động ngoại vi, tắc động mạch vành,...
Suy giảm trí nhớ
Liên tục phải ngồi nhiều và làm việc trong thời gian dài là nguyên nhân khiến chứng suy giảm trí nhớ có thể xảy ra, đặc biệt là với người trẻ. Nguyên nhân chính là do não bộ phải tập trung liên tục và cao độ, do đó dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, lao lực gây mất trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra nếu bạn ngồi nhiều trong một thời gian dài
Dễ mắc các bệnh về tiết niệu
Người thường xuyên ngồi nhiều có nguy cơ mắc các bệnh về tiết niệu cao hơn bình thường. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Nguyên nhân chính là ngồi một chỗ quá lâu khiến cơ thể kém vận động, máu lưu thông kém trong cơ thể cùng với sự ứ đọng nước tiểu khiến bàng quang tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Nguy cơ mắc chứng nghẽn mạch
Người phải ngồi nhiều có nguy cơ mắc chứng nghẽn mạch cao hơn bình thường. Tác hại của ngồi nhiều này xảy ra do việc ngồi lâu khiến các cục máu đông và khối huyết mạch có điều kiện hình thành tại chân. Bệnh lý sẽ nghiêm trọng hơn nếu các cục máu đông này xuất hiện và bị vỡ tại phổi.
Tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa
Việc ngồi liên tục đồng nghĩa với việc các vận động của cơ thể bị hạn chế. Chính điều này khiến nhu động ruột, và dịch tiết ruột – dạ dày có xu hướng giảm. Tình trạng kéo dài khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, dễ gây ra tình trạng đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, tiêu chảy,...
Thường xuyên ngồi nhiều có thể khiến bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa
Cùng với đó, việc ngồi nhiều sẽ khiến bạn dễ dàng bị béo phì, thừa cân cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do mỡ bị ứ đọng, tích tụ lại và không được đốt cháy, nhất là ở eo – bụng. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến bạn cảm thấy lo lắng về vóc dáng cơ thể.
Dễ mắc các bệnh về tiết niệu
Đa số các trường hợp có thói quen ngồi lâu không đứng dậy đi lại thường uống ít nước và hay nhịn tiểu. Từ đó khiến nước tiểu bị lắng đọng, nguy cơ cao gây ra các vấn đề như sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,...
Các tác hại của ngồi nhiều khác
-
Cơ thể mệt mỏi, dễ căng thẳng.
-
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gout.
-
Loãng xương đối với mọi đối tượng.
-
Giảm tuổi thọ.
-
Tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.
2. Các giải pháp khắc phục khi phải ngồi nhiều là gì?
Trên thực tế, do đặc thù của công việc, nhiều người phải ngồi nhiều và liên tục trong ngày. Vậy làm cách nào để khắc phục và hạn chế tối đa các tác hại của ngồi nhiều đối với sức khỏe? Dưới đây là một số giải pháp khắc phục mà bạn có thể tham khảo, gồm có:
Tại nơi làm việc
-
Ngồi đúng tư thế (lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, hạn chế cúi xuống).
-
Cứ mỗi 1 - 1.5 tiếng ngồi làm việc, bạn nên vận động nhẹ (có thể là đứng dậy đi lại, tập các bài tập thể dục văn phòng) trong khoảng 5 - 10 phút.
-
Khi nói chuyện điện thoại, bạn có thể đứng dậy hoặc kết hợp với đi lại nhằm tranh thủ vận động cơ thể.
-
Tập thể dục nhẹ nhàng vào các giờ nghỉ giải lao.
-
Ưu tiên đi cầu thang bộ.
-
Chọn ghế tựa lưng phù hợp.
Dân văn phòng có thể tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng vào giờ giải lao
Tại nhà
-
Tập luyện thể dục – thể thao mỗi ngày. Tốt nhất là nên tập vào sáng sớm và tập các bài thể thao nhẹ trước giờ đi ngủ (yoga, đi bộ, đạp xe,...).
-
Dọn dẹp nhà cửa khi có thời gian rảnh để tăng cường các vận động.
-
Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa khi có thời gian để thúc đẩy sự vận động của bản thân.
Các tác hại của ngồi nhiều là hoàn toàn có thể xảy ra với sức khỏe của bất cứ ai. Do đó, để cải thiện và nâng cao sức khỏe, mỗi người nên chủ động thực hiện các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên. Cùng với đó, nên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý bất thường có thể xảy ra, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng chính xác nhất.
Mong rằng bài viết của MEDLATEC có thể giúp bạn đọc có những thông tin hữu ích nhất trong chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân yêu. Để được hỗ trợ và tư vấn theo về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Y tế của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 56 56 56.