Cảnh báo về tác hại của stress công việc đối với sức khỏe | Medlatec

Cảnh báo về tác hại của stress công việc đối với sức khỏe

Stress công việc là tình trạng gặp phải ở rất nhiều người và không phân biệt độ tuổi. Điều đáng nói là khi tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp can thiệp hiệu quả thì nó không chỉ làm giảm sút chất lượng công việc mà còn gây ra những hệ lụy rất xấu cho sức khỏe.


07/06/2022 | Bị stress là gì? Làm cách nào để thoát khỏi?
24/02/2022 | Vì sao lại bị tình trạng đau nhói ngực khi gặp stress
14/08/2021 | Tình trạng stress kéo dài có thể gây cường giáp

1. Stress là gì và dấu hiệu nhận biết stress

1.1. Như thế nào là stress?

Stress được hiểu là trạng thái bất ổn về mặt tinh thần và cảm xúc có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể sẽ phản ứng tương tự như lúc gặp phải tình huống nguy hiểm cho tính mạng. Kết quả là sự gia tăng nồng độ hormone cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhịp tim nhanh, giác quan nhạy cảm hơn,...

Stress công việc là hiện tượng phổ biến nhiều người gặp phải

Stress công việc là hiện tượng phổ biến nhiều người gặp phải

Ở một khía cạnh nhất định, stress được xem là động lực để đưa ra những hành động quyết liệt hơn trước một số tình huống, tăng khả năng tập trung và có những phán đoán chính xác. Tuy nhiên, khi stress xảy ra liên tục và kéo dài thì nó rất dễ ảnh hưởng xấu đến đến cả tâm lý, thể chất, tinh thần và sức khỏe.

1.2. Dấu hiệu nhận biết bị stress lâu ngày

Những người bị stress trong thời gian dài sẽ gặp tình trạng:

- Cơ thể bị đau nhức, đau đầu

Bị stress kéo dài sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi từ đó gây nên hiện tượng đau đầu thường xuyên ở một hoặc cả hai bên đầu. Nguyên nhân của điều này là do căng thẳng kéo dài làm giải phóng những chất gây hại cho não bộ; rối loạn hormone mang lại cảm giác hạnh phúc và thư giãn, kết quả là hoạt động của mạch máu và hệ thần kinh bị thay đổi.

- Khả năng tập trung kém, trí nhớ suy giảm

Người hay bị căng thẳng thường không có hứng thú làm việc, đầu óc trống rỗng, mất tập trung, trí nhớ bị suy giảm nên dễ chán nản và làm việc không hiệu quả. Càng lặp lại vòng luẩn quẩn này thì lại càng bị stress kéo dài và nghiêm trọng.

- Giấc ngủ bị rối loạn

Do một thời gian dài bị stress nên người bệnh hay cảm thấy lo lắng, dễ suy nghĩ tiêu cực và bị rơi vào trạng thái không có lối thoát. Do suy nghĩ nhiều nên cơ thể sẽ có những rối loạn và bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,...

Rối loạn cảm xúc là một trong các dấu hiệu của stress công việc

Rối loạn cảm xúc là một trong các dấu hiệu của stress công việc

- Rối loạn cảm xúc

Những người bị căng thẳng suốt thời gian dài thường dễ xúc động, ức chế nên dù chỉ là việc nhỏ nhặt cũng dễ không hài lòng. Không những thế, họ còn dễ bị mất kiểm soát về hành vi, dễ xúc động và biểu lộ cảm xúc một cách thái quá.

2. Những tác hại của stress công việc đối với sức khỏe 

Stress công việc trong thời gian dài làm cho sức khỏe bị suy giảm trầm trọng vì tinh thần kiệt quệ, kết quả là sự xảy ra của hàng loạt rối loạn nghiêm trọng bên trong cơ thể làm tăng nguy cơ với những bệnh lý sau:

2.1. Bệnh tâm thần

Những người bị stress công việc thường xuyên sẽ có dấu hiệu của bệnh tâm thần như: cáu gắt, buồn phiền, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,... Đặc biệt, nếu stress nặng sẽ bị rối loạn giấc ngủ nên não kém linh hoạt và thậm chí còn bị tổn thương ở mức độ trầm trọng.

Không những thế, tình trạng này còn khiến người bệnh có giấc ngủ không đảm bảo, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, mất ngủ, ngủ không sâu. Vì thế họ rất mệt mỏi khi phải cố để ngủ. Stress công việc còn làm sản sinh hormone căng thẳng làm cho cơ thể bị kích thích quá mức, trạng thái ngủ - thức bị gián đoạn và mất cân bằng. Về lâu dài, người bệnh sẽ không có khả năng kiềm chế cảm xúc, dễ bị chán nản, nóng giận vô cớ, xa rời các mối quan hệ hiện tại,...

2.2. Bệnh đường tiêu hóa

Mắc bệnh đường tiêu hóa cũng là hệ quả của tình trạng căng thẳng công việc ảnh hưởng sức khỏe. Khi rơi vào trạng thái này, các hormone có chức năng tăng cường lưu thông máu sẽ bị giảm xuống nên dạ dày thường xuyên không được cung cấp đủ máu. Kết quả là người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và nặng hơn có thể bị viêm loét dạ dày.

Bị stress công việc trong thời gian dài rất dễ mắc bệnh lý đường tiêu hóa

Bị stress công việc trong thời gian dài rất dễ mắc bệnh lý đường tiêu hóa

Người bị stress công việc rất hay bị rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích với các dấu hiệu: đau quặn bụng thành cơn, táo bón hoặc tiêu chảy, trướng bụng,... Họ có nguy cơ phải đối mặt với các bệnh đường tiêu hóa như: rối loạn chức năng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày,...

2.3. Bệnh tim mạch

Stress công việc ở mức độ nặng còn dễ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp… Nguyên nhân của những bệnh lý này là do stress làm cho tim giải phóng hormone cortisol nên xuất hiện bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp,... và nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

3. Cách giảm thiểu nguy cơ bị stress công việc

Để tránh mắc phải những hệ lụy xấu về sức khỏe do stress công việc kéo dài gây ra, hãy:

- Lên kế hoạch cho công việc

Lập cho mình một bảng kế hoạch công việc trong đó ưu tiên việc cần hoàn thành trước và phân chia thời gian để hoàn thành công việc sẽ giúp giảm tải áp lực và tập trung tốt hơn cho công việc. Ngoài ra, trong bảng kế hoạch này cũng cần có một khoảng thời gian trống cho những tình huống bất ngờ có thể sẽ đến và thời gian cho sở thích cùng công việc có ý nghĩa khác.

- Tìm lại hứng thú và thư giãn

Những lúc thấy căng thẳng và mệt mỏi cần gạt công việc sang một bên để ưu tiên cho sở thích cá nhân bằng cách tham gia các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, tập thể thao,... Điều này sẽ giúp lấy lại trạng thái thoải mái và có hứng thú để làm việc hơn.

- Học cách từ chối

Tập từ chối là cách tốt nhất để không phải rơi vào tình trạng gồng mình cho những gì trót nhận lời. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn sẽ giảm được tình trạng stress trong suốt thời gian dài.

- Học cách chia sẻ

Hãy tập chia sẻ về những căng thẳng, âu lo mà mình đang gặp phải với người thân, bạn bè,... hay ai đó mà bạn muốn. Làm như vậy bạn sẽ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn, có khi còn tìm được cách để giải quyết vấn đề mà mình đang gặp phải.

Nói tóm lại, không nên để bị stress công việc kéo dài bởi nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các phương diện khác nhau của sức khỏe. Nếu gặp phải tình trạng này và đã cố mọi cách khắc phục mà không được, tốt nhất bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý để có được giải pháp hiệu quả.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp