Tình trạng suy giảm tuần hoàn máu có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh thường rất đa dạng và làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng hoạt động của các cơ quan. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Vậy bệnh suy giảm tuần hoàn máu nảy sinh do những nguyên nhân nào?
27/07/2021 | Những phương pháp điều trị hiệu quả bệnh đột quỵ do thiếu máu cục bộ 22/07/2021 | Mối nguy tiềm ẩn: đái tháo đường gây biến chứng mạch máu nhỏ 01/06/2021 | Trả lời câu hỏi: Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tuần hoàn não? 20/12/2020 | Rối loạn tuần hoàn não dẫn tới đột quỵ?
1. Tổng quan về bệnh suy giảm tuần hoàn máu
Suy giảm tuần hoàn máu thường được lý giải là tình trạng rối loạn tuần hoàn do quá trình lưu thông máu bị gián đoạn. Đặc biệt, bệnh lý này có thể nảy sinh ở tất cả các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, hiện tượng rối loạn tuần hoàn não thường gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và dễ xảy ra ở những người lớn tuổi. Theo một vài thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày một tăng cao nhưng rất nhiều bạn trẻ không quan tâm đến những triệu chứng bất thường của cơ thể liên quan đến bệnh lý này. Cụ thể như:
Người bệnh thường cảm thấy đau đầu - chóng mặt
-
Khả năng trí nhớ bị suy giảm và bệnh nhân có biểu hiện mất ngủ, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.
-
Tay chân và cổ xuất hiện cảm giác tê nhức.
Vậy tình trạng tuần hoàn máu bị suy giảm có thể ảnh hưởng đến những chức năng nào? Thực tế, cấu tạo của máu bao gồm hồng cầu (có nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2), tiểu cầu (có chức năng đông máu), bạch cầu (tham gia quá trình miễn dịch) và huyết tương. Do đó, khi tuần hoàn máu suy giảm sẽ ảnh hưởng đến một số chức năng quan trọng như:
-
Dinh dưỡng: máu có nhiệm vụ hỗ trợ vận chuyển các dưỡng chất tại ruột non đến các tế bào.
-
Hô hấp: máu có vai trò vận chuyển khí CO2 và O2 giữa tế bào và phế nang.
-
Điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể: các loại tế bào miễn dịch, bạch cầu tồn tại trong máu và hoạt chất thuốc có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh.
-
Đào thải cặn bã: các chất cặn bã trong cơ thể sẽ được máu vận chuyển đến các cơ quan có chức năng bài tiết như thận, ruột, phổi và tuyến mồ hôi.
Máu có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình đào thải cặn bã
2. Nguyên nhân khiến cho tuần hoàn máu bị suy giảm
Tình trạng suy giảm tuần hoàn máu có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi. Trong đó, người cao tuổi thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn, tuy nhiên số lượng người trẻ tuổi mắc phải bệnh lý này cũng khá cao. Theo bác sĩ, tình trạng này thường phổ biến ở những bạn trẻ lười vận động, ít quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, không ngủ đủ giấc, không tập luyện thể thao. Đặc biệt, những đối tượng lao động trí óc thường xuyên đối diện với áp lực công việc thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Đối với những người cao tuổi, các thành mạch máu thường bị xơ hóa và nhiều mảng xơ vữa được hình thành dẫn đến tắc mạch cũng như cản trở quá trình lưu thông máu. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể xuất phát do một số bệnh lý nền khác như béo phì, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, tình trạng stress kéo dài và hút thuốc lá cũng làm tăng khả năng bị bệnh.
Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Tình trạng suy giảm chức năng tuần hoàn máu có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với những trường hợp phát hiện bệnh muộn hoặc không tích cực điều trị sẽ khiến bệnh tình diễn tiến nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, những bệnh nhân đã có bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch thường tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng này phát triển và làm tăng nguy cơ tử vong.
3. Các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân
Bệnh suy giảm tuần hoàn máu không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu mà còn gây ra nhiều triệu chứng bất thường trên một số bộ phận như:
3.1. Mắt
Tình trạng thiếu máu đến mắt thường được nhận biết dựa trên một số dấu hiệu như mắt nhìn mờ, khó khăn khi tập trung nhìn. Theo thời gian, các triệu chứng này sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra bệnh võng mạc. Đối với những bệnh nhân bị thiếu máu mắt do các mao mạch nhỏ nuôi võng mạc bị tổn thương hoặc tăng đường huyết có thể dẫn đến một số bệnh lý như đục thủy tinh, mờ mắt, mù lòa, thoái hóa điểm vàng.
3.2. Não
Hiện tượng thiếu máu lên não sẽ gây ra một số triệu chứng như rối loạn tiền đình, hoa mắt, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, ù tai, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, sa sút trí tuệ. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở não là tai biến mạch máu não hay còn được gọi là đột quỵ não. Sự suy giảm ở tuần hoàn máu não được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng nhất so với những cơ quan khác.
Suy giảm tuần hoàn máu não rất nguy hiểm
3.3. Gan
Sự thiếu máu vận chuyển đến gan sẽ khiến cho gan ít được nuôi dưỡng nên khả năng làm việc của bộ phận này cũng bị suy giảm. Thông thường, bệnh nhân bị thiếu máu đến gan sẽ có một số biểu hiện như chán ăn, giảm cân nhanh, người gầy ốm, thường xuyên mệt mỏi, khả năng tiêu hóa giảm do chức năng tiết mật giảm kèm theo suy nhược cơ thể.
3.4. Tim
Sự thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến một số triệu chứng bất thường như đau nhói ở tim, đau ở vùng sau thắt ngực và xương ức. Đặc biệt, mức độ đau thường nặng nề hơn khi bệnh nhân phải gắng sức làm việc, đồng thời cảm giác đau thường lan rộng sang phía vai trái cũng như hai cánh tay, bàn tay. Một trong những hậu quả do bệnh lý này gây ra chính là giảm khả năng co bóp cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim do thiếu máu cơ tim cục bộ, lăng tăng nguy cơ bị nhồi máu hoặc hồi tử cơ tim.
3.5. Thận
Tình trạng thiếu máu đến thận thường xuất phát do cơ thể thiếu máu hoặc động mạch thận bị thu hẹp khiến lưu lượng máu vận chuyển đến thận ít hơn bình thường. Hiện tượng thiếu máu ở thận thường được nhận biết dựa trên một số biểu hiện như tăng ure, cao huyết áp, tăng Creatinin khiến các tế bào nhiễm độc. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc rơi vào tình trạng hôn mê do tế bào não bị nhiễm độc. Theo bác sĩ, thiếu máu thận mạn tính chính là yếu tố làm tăng khả năng suy giảm chức năng và gây teo thận.
3.6. Phổi
Khi hàm lượng máu vận chuyển đến phổi quá ít sẽ gây ra triệu chứng tím tái ở vùng đầu các chi hoặc nặng nề hơn là khó thở. Theo thời gian, tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn và gây suy hô hấp cũng như suy giảm chức năng đào thải CO2 và hấp thụ O2. Ngoài ra, khi cơ thể không cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng nhu mô phổi sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu, xẹp phổi, hoại tử nhu mô phổi, bội nhiễm hoặc viêm phổi.
Tình trạng thiếu máu phổi khiến bệnh nhân khó thở
3.7. Một số bộ phận khác
Sự suy giảm tuần hoàn máu còn tác động và gây ra một số triệu chứng bất thường cho một số bộ phận như các cơ tay - chân, các khớp tay - khớp chân, xương sống, vùng vai gáy và một vài cơ quan khác như dạ dày, tụy, ruột già và ruột non.
Với những ảnh hưởng và biến chứng có thể xảy ra do tình trạng suy giảm tuần hoàn máu, chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cũng như thực hiện kiểm tra tổng quát định kỳ để dễ dàng phát hiện bệnh sớm.