Siêu âm thai nhi là một kiểm tra thăm khám cần thiết giúp đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng, để biết được con có phát triển bình thường hay không. Vậy, siêu âm thai được thực hiện ra sao, lợi ích của hình thức siêu âm này là gì, siêu âm thường mất bao nhiêu lâu, các mốc thời gian siêu âm thai là khi nào. Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Một số lợi ích khi thực hiện siêu âm thai nhi
- Phát hiện mang thai ngoài tử cung:
Thông thường, các triệu chứng, dấu hiệu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung sẽ xuất hiện rõ rệt nhất vào tuần thứ 8 - 10 của thai kỳ như thường xuyên đau bụng, chảy máu,… Do đó, nếu cảm giác mình mang thai ngoài tử cung, bà bầu nên lập tức đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành siêu âm thai, tránh những rủi ro không đáng có.
- Nhau tiền đạo:
siêu âm thai cũng là hình thức giúp xác nhận xem liệu bà bầu có bị nhau thai thấp hay không. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán nhau tiền đạo ở thời kỳ sớm đều sẽ được theo dõi kĩ cho đến khi bé chào đời.
- Phát hiện dị tật thai nhi:
Một lợi ích khác của siêu âm thai không thể bỏ qua đó là chẩn đoán và phát hiện dị tật. Đây là một phương pháp khá an toàn, hiệu quả với kết quả chẩn đoán chính xác có thể lên đến 90% ở những trường hợp thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, từ đó có biện pháp điều trị, can thiệp kịp thời.
Siêu âm thai giúp mẹ biết được sự phát triển của con yêu trong bụng
Hiện nay, siêu âm thai thường được thực hiện theo 2 cách gồm siêu âm qua bụng bằng cách di chuyển đầu dò siêu âm trên bụng của bà bầu và siêu âm qua âm đạo bằng cách đặt nhẹ nhàng đầu dò siêu âm hẹp trong âm đạo của thai phụ.
Thông thường, thời gian thực hiện hình thức siêu âm này mất khoảng 15 - 30 phút. Tuy nhiên, nếu gặp phải một trong những trường hợp như thai cử động nhiều, có tư thế khó đánh giá, bà bầu hơi thừa cân hay lớp mô thành bụng dày cản trở khiến sóng siêu âm khó có thể đi qua, bác sĩ siêu âm khó có thể lấy được góc nhìn tốt để đánh giá thai nhi nên thời gian siêu âm sẽ kéo dài lâu hơn. Thậm chí có một vài trường hợp không thể đưa ra kết quả siêu âm, phải hẹn vào buổi khác để siêu âm lại.
Siêu âm thai là một thủ thuật khá an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như không mất quá nhiều thời gian
3. Các mốc thời gian siêu âm thai nhi mẹ bầu cần lưu ý
Theo các bác sĩ sản khoa Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, trong suốt thai kỳ có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu nên tiến hành siêu âm thai, cụ thể:
- Tuần thứ 12 - 14 của thai kỳ:
Đây là thời điểm tốt nhất để xác định chính xác tuổi thai của bé và đo độ mờ gáy nhằm dự đoán những bất thường nhiễm sắc thể, có thể gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…
- Tuần thứ 20 - 24 của thai kỳ:
Lúc này, siêu âm thai nhi cho phép bác sĩ khảo sát hình thế thai nhi bao gồm cột sống, hộp sọ, các tay và chân của thai nhi, tim, thận, não, phổi,… nhằm phát hiện những triệu chứng bất thường của bé yêu trong bụng như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan nội tạng. Ngoài ra trong thời điểm này còn có thể khảo sát về bánh nhau và nước ối.
- Tuần thứ 30 - 32 của thai kỳ:
Thời điểm tốt nhất để nhận biết những bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở tim, mạch máu và một số bất thường ở não, điển hình là giãn não thất,… Bên cạnh đó, siêu âm thai lúc này có thể chẩn đoán ngôi thai, cân nặng của bé, khảo sát bánh nhau, dây rốn, nước ối,… Từ đó, các bác sĩ lâm sàng đánh giá cũng như tiên lượng được cuộc sinh sắp tới, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao để có thể cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh.
Số lần siêu âm thai có thể sẽ nhiều hơn nếu bác sĩ phát hiện những bất thường của thai phụ
4. Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành siêu âm thai nhi mẹ bầu nên ghi nhớ
- Trong vòng 12 giờ đồng hồ trước khi thực hiện siêu âm thai, bà bầu nên nhịn ăn cũng như tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá,… nước có gas, nước ép hoa quả,… nhằm hạn chế những sai lầm về kết quả xét nghiệm.
- Với các thai nhỏ dưới 10 tuần, trước khi siêu âm khi siêu âm, mẹ bầu cũng cần uống thật nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang căng nước, đầy tử cung giúp sóng siêu âm đi nhanh hơn, hình ảnh trong tử cung thêm rõ nét.
Việc uống thật nhiều nước và nhịn tiểu trước khi tiến hành siêu âm thai nhi sẽ giúp hình ảnh tử cung rõ nét hơn
- Để giúp quá trình siêu âm diễn ra thuận tiện, khi siêu âm mẹ bầu nên mặc những bộ đồ rộng rãi, thoải mái, không nên bó sát, chật hẹp.
- Một điều cần lưu ý khác cho bà bầu là ghi nhớ các cột mốc siêu âm thai nhi quan trọng để phát hiện sớm những bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi, từ đó có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời, hiệu quả, an toàn.
- Ngoài ra, trước khi đến siêu âm, mẹ bầu cũng nên chuẩn bị trước những câu hỏi, thắc mắc về quá trình mang thai và một số dấu hiệu bất thường để hỏi ý kiến bác sĩ và có những lời khuyên thích hợp, thỏa đáng.
Hy vọng với những thông tin mà các bác sĩ sản khoa đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp trong bài viết trên đây là giúp bà bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến vấn đề siêu âm thai nhi. Ngoài ra, nếu mẹ bầu đang có ý định siêu âm thai thì đừng bỏ qua Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi.
Với đội ngũ bác sĩ có bề dày kinh nghiệm, chuyên môn sâu; hệ thống trang thiết bị y tế đạt chuẩn, tân tiến bậc nhất cùng thủ tục khám chữa bệnh được đơn giản hóa một cách tối đa để bà bầu không phải chờ đợi lâu, hiện MEDLATEC đang là một trong những địa chỉ siêu âm được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ miễn phí.