Siêu âm không có tim thai lý do vì sao và cần làm gì? | Medlatec

Siêu âm không có tim thai lý do vì sao và cần làm gì?

Ngày 01/10/2019 BS. Trần Văn Thụ, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Tham vấn y khoa : Bác sĩ Trần Văn Thụ

Tim thai hình thành và phát triển bình thường là dấu hiệu tốt cho sức khỏe của thai nhi. Thế nhưng nhiều trường hợp siêu âm không có tim thai, vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách giải quyết như thế nào?


30/09/2019 | Siêu âm thai 6 có cần không và sự phát triển của thai nhi
27/09/2019 | Siêu âm đo độ mờ da gáy vào tuần thứ mấy của thai nhi?
26/09/2019 | Siêu âm thai 6 tuần và các thắc mắc thường gặp

1. Khi nào thai nhi hình thành tim thai?

Theo quy trình phát triển thai nhi, tim thai bắt đầu hình thành khá rõ, có nhịp đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai. Như vậy, hầu hết trường hợp, tim thai xuất hiện trước khi mẹ nhận ra đang mang thai. Tim thai xuất hiện và có thể quan sát bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại từ tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thai nhi ở tuần thứ 8 - 10 mới nghe thấy nhịp đập và quan sát rõ tim thai, điều này phụ thuộc chủ yếu do sai lệch trong tính toán tuổi thai.

Quá trình hình thành tim thai gắn liền với hình thành và phát triển thai nhi, do đó đây là dấu hiệu quan trọng để thăm dò sức khỏe thai. Thông thường, sau khi được thụ tinh, hợp tử sẽ di chuyển xuống tử cung, đồng thời phân chia tế bào nhanh chóng.

Sau khi thụ thai 5 ngày, hợp tử đã phát triển thành 1 khối nhỏ, gọi là phôi bào, sau đó khoảng 2 ngày thì phôi bào đi đến tử cung. Tại đây, phôi sẽ gắn chặt vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Lúc này, phôi mới tiết ra HCG trong nước tiểu, và có thể phát hiện thai bằng que thử. Siêu âm vào thời điểm này vẫn chưa thấy rõ phôi thai.

Tim thai là bộ phận bắt đầu hình thành khá sớm trong thai nhi. Sau khi thụ thai khoảng 3 tuần, ống tim nguyên thủy đã hình thành từ trung mô mạc bắt đầu đập. Sau đó, ống tim sẽ tiếp tục phát triển và uốn cong, hình thành vách ngăn, chia tim thành 4 buồng. Đến khi 2 đường thoát ra tách biệt, trái tim đã phát triển hoàn thành.

Có thể siêu âm kiểm tra tim thai từ tuần thai thứ 6

Có thể siêu âm kiểm tra tim thai từ tuần thai thứ 6

Siêu âm phát hiện tim thai dựa trên xác định hoạt động của tim, qua hình ảnh 2 chiều thời gian thực của tử cung mẹ. Thời điểm này rơi vào khoảng từ 5 tuần 3 ngày đến 6 tuần 3 ngày tuổi của thai nhi, tính tuổi thai theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Sau 6 tuần thai, có thể phát hiện tín hiệu Doppler màu của dòng máu đang đập ở tim thai cũng như các mạch lớn của cơ thể thai nhi. Đến tuần thai thứ 20 trở đi thì nhịp đập tim thai trở nên mạnh mẽ, có thể nghe bằng tai nghe bình thường. Nhịp đập tim thai càng lớn càng chứng tỏ, thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển tốt.

Dựa trên thời điểm và quá trình phát triển, hình thành tim thai để thấy, chỉ có thể quan sát phát hiện tim thai qua siêu âm từ tuần thai thứ 6 trở đi. Một số trường hợp do tính toán sai thời kỳ kinh nguyệt, tuổi thai mà có thể muộn hơn, bắt đầu từ tuần thai thứ 8.

2. Siêu âm không có tim thai nguyên nhân do đâu? 

Nếu khi siêu âm thai 6 tuần, kết quả thấy phôi thai hoàn chỉnh, bắt đầu xuất hiện tim thai thì chúc mừng mẹ và gia đình, bé đang phát triển rất tốt. Sau khoảng thời gian đầu thai chưa ổn định này, ở thời kỳ sau thai kỳ, thai sẽ phát triển nhanh chóng.

Siêu âm không có tim thai có thể do tính sai tuổi thai

Siêu âm không có tim thai có thể do tính sai tuổi thai

Còn nếu chưa thấy tim thai hay chưa nghe được nhịp đập tim thai, mẹ cũng đừng quá lo lắng, bác sỹ sẽ tìm và giải thích nguyên nhân. Nếu thai phát triển bình thường, ở lần khám tới, bạn sẽ thấy nhịp tim bé đập rõ ràng. Nhưng nếu tuổi thai nhi đã lớn mà siêu âm không có tim thai, không nghe thấy nhịp đập tim thai thì có thể do các nguyên nhân sau:

Do bị sảy thai

Nếu không phải do sai sót trong tính toán tuổi thai thì hầu hết trường hợp siêu âm không có tim thai là do sảy thai. Những nguyên nhân khiến bạn bị sảy thai cũng rất đa dạng.

Sảy thai tự nhiên

Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh rõ ràng nào về tình trạng nhịp tim thai đang đập bỗng dưng ngừng lại và kết quả là em bé không còn mặc dù sức khỏe của mẹ rất tốt.

Còn lại 50% trường hợp sảy thai tự nhiên trong quý I là do bất thường nhiễm sắc thể, hỏng trứng, do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, bất thường trong phân chia tế bào.

Do sức khỏe mẹ không tốt

Mẹ mắc một số tình trạng sức khỏe sau cũng dễ gây sảy thai, gồm:

  • Hội chứng buồng trứng đa năng.

  • Mắc bệnh tiểu đường.

  • Chứng rối loạn đông máu.

  • Có vấn đề ở tuyến giáp.

  • Rối loạn miễn dịch.

  • Tử cung bất thường, thiểu năng cổ tử cung.

Do tác động bên ngoài

Tác động không mong muốn từ môi trường bên ngoài, cũng có thể là nguyên nhân gây tim thai ngừng đập, sảy thai, gồm:

  • Bị chấn thương.

  • Mẹ ốm bệnh, mắc các bệnh nhiễm trùng từ hếp, rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis,…

  • Mẹ hút thuốc lá hoặc ngửi phải khói thuốc lá, sử dụng ma túy, chất kích thích, uống rượu.

  • Stress kéo dài.

  • Tiếp xúc với môi trường độc hại.

Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai

Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim

Trường hợp thai bị rối loạn nhịp tim khá hiếm gặp, nếu có cũng thường xảy ra ở một thời điểm nào đó chứ không kéo dài trong cả quá trình mang thai. Rối loạn nhịp tim ở thai nhi mang tính tạm thời, thường lành tính, song vẫn có số ít trường hợp thai tử vong.

Nhịp đập tim thai thường là 120 - 160 nhịp/phút, cao hơn so với người bình thường. Nếu bị rối loạn tim thai, bé có thể có nhịp tim tăng nhanh, chậm hoặc ngừng đột ngột.

Thiết bị siêu âm hoặc ống nghe không đảm bảo

Thiết bị siêu âm hiện đại, ống nghe tốt là yếu tố quan trọng giúp bạn nghe chính xác, rõ ràng nhịp đập tim thai. Tuy nhiên, lỗi thiết bị đôi khi khiến bạn lầm tưởng không có tim thai hoặc thai nhi gặp vấn đề. Đặc biệt ở những tuần thai 6 - 8, khi tim thai đập còn rất yếu ớt thì có thể do thiết bị không đủ nhạy để bạn nghe thấy.

3. Làm thế nào khi siêu âm không có tim thai?

Nếu bạn siêu âm không có tim thai ở tuần thứ 6 - 7 thì cũng chưa cần quá lo lắng, khả năng cao do thời điểm thụ tinh muộn hơn so với tính toán tuổi thai. Rất có thể thai nhi của bạn mới đang phát triển ở tuần thai thứ 4 - 5, mà thời điểm này chưa thể siêu âm thấy tim thai và nghe được nhịp đập tim thai.

Cũng có thể phôi thai phát triển chậm hơn bình thường, dẫn đến bạn chỉ thấy tim thai ở tuần thứ 8 - 10. Đừng quá lo lắng, bác sỹ sẽ kiểm tra một số dấu hiệu xem bạn có gặp bất thường gì không, cũng như quan sát dấu hiệu sảy thai. Nếu không có gì bất thường, bạn sẽ trở lại khám và siêu âm kiểm tra sau 1 - 2 tuần.

Kiểm tra HCG để xem bạn có đang mang thai không

Kiểm tra HCG để xem bạn có đang mang thai không

Nếu sau 12 tuần thai, siêu âm mà vẫn không có tim thai thì cần kiểm tra gấp HCG xem bạn có thực sự mang thai hoặc thai có gặp phải vấn đề gì không. Nếu bạn bị sảy thai, bác sỹ cần dùng phương pháp đẩy thai mà không gây nguy hiểm cho người mẹ.

Trong trường hợp xấu nhất, siêu âm không có tim thai do sảy thai, đây là điều thực sự mất mát và đau đớn. Gia đình, bạn bè cần ở bên động viên mẹ, các mẹ hãy nhớ rằng bạn đã cố gắng hết sức.

Vượt qua nỗi đau lớn này và phục hồi lại sức khỏe thể chất và tinh thần là điều quan trọng nhất với mẹ hiện tại. Sau khi sẩy thai, bạn nên tĩnh dưỡng, để ít nhất sau 3 tháng mới mang thai lại. 

Trên đây là những điều cần biết khi siêu âm không có tim thai, nếu cần hỗ trợ về sức khỏe sinh sản và thai nhi, hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp