Tỷ lệ phụ nữ mắc các căn bệnh phụ khoa ngày càng nhiều mà lại lo sợ và e ngại không dám đến các phòng khám để kiểm tra bởi họ sợ siêu âm đầu dò nên vô tình đã khiến cho nhiều bệnh lý âm thầm phát triển gây nguy hiểm tới sức khỏe. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vậy siêu âm đầu dò là gì và siêu âm đầu dò có gây ra nguy hiểm hay không?
07/09/2019 | Tầm soát ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhờ siêu âm đầu dò 24/08/2019 | Siêu âm đầu dò là gì và kết quả có chính xác không 09/07/2019 | Siêu âm đầu dò là gì? Vì sao cần thực hiện kỹ thuật này?
1. Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là loại siêu âm vùng chậu. Các bác sĩ sử dụng một đầu dò siêu âm có sóng siêu âm chuyên dụng để kiểm tra trong cơ quan sinh dục bao gồm có: tử cung, buồng trứng, âm đạo, ống dẫn trứng, giúp phát hiện mang thai sớm, thai ngoài dạ con,…
Đây là loại siêu âm cho hình ảnh rõ nét và có độ chính xác cao, không gây đau đớn hay ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Trong quá trình thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò siêu âm nhỏ vào trong âm đạo của bạn. Đầu dò này có sóng siêu âm nên sẽ kiểm tra được hầu hết các phần bên trong như: tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,… Qua đó, các hình ảnh siêu âm sẽ hiển thị trực tiếp trên màn hình siêu âm, giúp bác sĩ có thể quan sát và chẩn đoán, phát hiện ra nhiều bệnh lý kịp thời.
Siêu âm đầu dò không gây đau đớn và cho độ chính xác cao
2. Cần siêu âm đầu dò khi nào?
Cần siêu âm đầu dò khi:
- Bị đau vùng chậu kéo dài.
- Đau thắt vùng bụng dưới.
- Bị chảy máu bất thường ở âm đạo.
- Nghi ngờ bị mang thai ngoài tử cung.
- Muốn kiểm tra buồng trứng và tử cung do nghi ngờ bị u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung.
- Muốn kiểm tra xem vị trí nào thích hợp để đặt vòng tránh thai.
- Muốn theo dõi sự phát triển của trứng, tình hình rụng trứng và độ dày ở niêm mạc của tử cung.
Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò là việc rất cần thiết trong giai đoạn thai kỳ để:
- Theo dõi được tim thai của em bé.
- Theo dõi và quan sát cố tử cung để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và nguy hiểm có thể dẫn tới sảy thai hay sinh non.
- Xác định được những nguyên nhân gây chảy máu bất thường ở âm đạo và tử cung.
- Xác định nguyên nhân sảy thai.
Siêu âm đầu dò trong những trường hợp trên cũng được chỉ định trong giai đoạn sớm, khi phôi thai vẫn còn nhỏ.
Ngay khi phát hiện bị đau vùng chậu, cần siêu âm đầu dò sớm để tầm soát các bệnh nguy hiểm
3. Trước khi siêu âm đầu dò cần chuẩn bị những gì?
Hầu hết trong các trường hợp, không cần phải chuẩn bị quá nhiều khi siêu âm đầu dò. Tùy vào tình trạng bạn muốn siêu âm mà bác sĩ sẽ có những yêu cầu thích hợp cho việc siêu âm đầu dò.
Cụ thể là trong bàng quang cần có nhiều nước tiểu (căng đầy) hay cần ít nước tiểu hay cần trống rỗng. Thông thường, khi siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi tiểu hết để bàng quang xẹp lại, không đè đẩy các cấu trúc trong tiểu khung.
Trong trường hợp cần phải làm đầy bàng quang, người bệnh sẽ được yêu cầu uống khá nhiều nước và đi lại nhiều trước khi tiến hành siêu âm.
Nếu đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt, người bệnh cũng cần loại bỏ cốc nguyệt san hoặc tampon (nếu đang sử dụng) trước khi siêu âm.
Ngoài ra, tâm lý và sức khỏe của bạn cũng là điều kiện rất cần thiết để mang lại kết quả siêu âm đầu dò chính xác nhất. Trước khi đi siêu âm nên mặc quần áo rộng rãi, không mặc quá chật.
Trong khi đi siêu âm thì nên giữ tinh thần thoải mái và ổn định để việc siêu âm không khó khăn và không trở nên căng thẳng hay áp lực. Không nên sợ sệt hay e ngại, nên nói thật tình trạng bệnh lý ( nếu có) từ trước của bạn để bác sĩ có thể có những chỉ định phù hợp nhất.
4. Kết quả của siêu âm đầu dò giúp chẩn đoán những gì?
Siêu âm đầu dò sẽ giúp bạn phát hiện được nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Ung thư cổ tử cung.
- U nang buồng trứng hay u xơ tử cung.
- Nhiễm trùng vùng chậu hoặc bị ứ mủ vòi trứng.
- Có thai ở bên ngoài của tử cung.
- Dị tật ở thai nhi.
- Tắc ống dẫn trứng.
- Sẩy thai.
- Rối loạn kinh nguyệt bất thường.
Dựa vào từng kết quả siêu âm mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về cách phòng bệnh và điều trị bệnh thích hợp cho từng bệnh nhân.
Siêu âm đầu dò giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý nguy hiểm
5. Siêu âm đầu dò tiềm ẩn những nguy hiểm nào?
Hiện nay, siêu âm đầu dò đang là một phương pháp rất phổ biến và an toàn đối với người bệnh. Nó không gây đau đớn và không gây ra các tổn thương phía trong âm đạo và vị trí cần siêu âm của bạn vì đầu dò được trang bị với một đầu tròn khoảng 2 hoặc 3cm nên vừa dễ dàng siêu âm lại an toàn.
Tuy nhiên, khi bắt đầu đưa đầu dò vào sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhưng điều này không làm ảnh hưởng gì tới các cơ quan cũng như đối với sức khỏe của bạn.
Siêu âm đầu dò an toàn và không gây nguy hiểm tại MEDLATEC
Riêng đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò hoàn toàn không gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai nhi như nhiều người vẫn lầm tưởng trước đây. Vì trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ chỉ siêu âm xung quanh trong âm đạo chứ không đưa hẳn đầu dò vào sâu trong cổ tử cung nên tuyệt đối không gây ra tổn thương đến cổ tử cung và tử cung cũng như các bộ phận phía sâu bên trong khác của mẹ bầu.
Ngoài ra, bạn nên chọn những bệnh viện uy tín để thực hiện siêu âm đầu dò. MEDLATEC với đội ngũ y, bác sĩ lành nghề và chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tin tưởng lựa chọn dịch vụ.
Nếu phát hiện ra những triệu chứng bất thường hay còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ MEDLATEC ngay để được giải đáp.