Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên làm gì để tránh biến chứng và nhanh hồi phục? | Medlatec

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên làm gì để tránh biến chứng và nhanh hồi phục?

Chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm là vấn đề rất quan trọng bởi nó tác động trực tiếp đến khả năng hồi phục, nguy cơ biến chứng có thể gặp phải. Vậy sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cần chăm sóc người bệnh như thế nào, thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được những vấn đề cần lưu ý.


14/03/2023 | Ca mổ nội soi thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?
14/03/2023 | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 - những điều cần ghi nhớ
13/03/2023 | Đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm: lợi ích và lưu ý khi sử dụng

1. Biến chứng cần thận trọng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm về cơ bản cho tỷ lệ thành công cao, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động bình thường. Tuy nhiên, sau ca mổ, nếu việc nghỉ ngơi, chăm sóc vết mổ, vấn đề vận động và dinh dưỡng không được chú ý thì có thể gây ra những biến chứng sau:

Sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra biến chứng đau dai dẳng ở cột sống

Sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra biến chứng đau dai dẳng ở cột sống

- Bị nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở vùng da thực hiện vết mổ, trong đĩa đệm hoặc mọi vị trí liên quan đến đĩa đệm.

- Sớm tái phát bệnh

Mổ thoát vị đĩa đệm hiện vẫn chỉ là giải pháp tạm thời, sau mổ một thời gian bệnh vẫn có thể tái phát. Thời điểm tái phát có thể là sau 6 tuần hoặc bất cứ khi nào không được chăm sóc tốt sau mổ thoát vị đĩa đệm. Điều này xảy ra sẽ khiến cho việc điều trị sau đó gặp khó khăn, tỷ lệ phục hồi bệnh thấp.

- Bị đau dai dẳng

Các dây thần kinh quanh tủy sống có thể bị tổn thương do quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, xung quanh dây thần kinh tủy sống cũng có thể phát triển mô sẹo gây đau nhức không kém trước phẫu thuật. Những cơn đau này khiến người bệnh mệt mỏi, cuộc sống suy giảm về chất lượng.

2. Cách chăm sóc người bệnh sau mổ thoát vị đĩa đệm

2.1. Nghỉ ngơi ngay sau mổ

Dành thời gian nghỉ ngơi sau mổ thoát vị đĩa đệm là vô cùng cần thiết. Trong vòng 6 tháng - 1 năm sau mổ người bệnh không nên làm công việc nặng nhọc, quá với sức của mình. 

Ngay sau khi ca mổ kết thúc, người bệnh cần có 1 - 2 tuần được nghỉ ngơi tại giường, cố gắng hạn chế vận động để không làm rách hay nhiễm trùng vết mổ. Người bệnh cần có người nhà bên cạnh để theo dõi và báo với bác sĩ các vấn đề bất thường. Ngoài ra, giai đoạn những ngày đầu sau mổ cũng cần chú ý đến các nguy cơ:

Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường sau mổ thoát vị 1 - 2 tuần

Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường sau mổ thoát vị 1 - 2 tuần

- Nhiễm lạnh: khi cơ thể thoát khỏi khí gây mê người bệnh sẽ thấy lạnh, nếu phát hiện người bệnh bị co giật hay quá khó chịu vì lạnh thì cần ủ ấm cho họ ngay và báo cho nhân viên y tế để đề phòng sốc hậu phẫu.

- Đau tê quá mức ở vết mổ: đau sau mổ là khó tránh nhưng nếu đau quá mức chịu đựng thì cần đề phòng biến chứng phát sinh, người nhà nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

2.2. Chăm sóc vết mổ

4 ngày đầu tiên sau mổ cần giữ cho vết mổ được khô ráo và sạch sẽ nên người bệnh tuyệt đối không được tắm bồn, không sờ hay chạm vào vết mổ. Sau khi cắt chỉ người bệnh cần được chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

2.3. Tư thế vận động

- Lúc ngồi: cần dùng ghế tựa lưng thật chắc chắn, ghế phải có chiều cao phù hợp để cho chân chạm được đất, mặt ghế và thành ghế phải vuông góc với nhau. Sau mổ thoát vị đĩa đệm thời gian đầu người bệnh không được ngồi khoanh chân, không ngồi bệt xuống sàn và không nên ngồi lâu quá 30 phút.

- Lúc nằm: cần nằm trên nệm phẳng không lún, ở tư thế thoải mái nhất nhưng không ở một tư thế quá lâu. Nếu muốn xoay người thì cần thực hiện động tác một cách chậm rãi và tốt nhất nên có hỗ trợ của người thân để thao tác dễ dàng. Không được nằm trên ghế sofa hay trên võng.

- Lúc đứng: ở tư thế hai chân dang rộng bằng vai, đầu thẳng, thả lỏng cơ vai và cơ cổ, phần trọng tâm của cơ thể luôn đặt đều trên 2 chân.

.2.5. Luyện tập phục hồi chức năng

Thực hiện luyện tập giúp phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm rất cần thiết nhưng nên lưu ý:

- 1 tháng đầu sau mổ nên nghỉ ở nhà để tránh những tác động xấu do quá trình đi lại và làm việc gây ra cho cột sống.

- Đeo nẹp theo hướng dẫn của bác sĩ để cố định và giảm lực tác động đến vùng vừa phẫu thuật. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quy định thời gian đeo nẹp khác nhau, khi nghỉ ngơi hoặc đi ngủ có thể tháo nẹp. Việc đeo nẹp cũng không nên kéo dài triền miên vì điều này làm giảm khối cơ xung quanh cột sống, sau khi tháo nẹp cột sống sẽ trở nên yếu đi.

- Nếu mổ thoát vị đĩa đệm vùng cổ thì 3 tháng đầu có thể dùng nẹp để cố định vùng cổ.

- Sau khi mổ 3 tháng, không được xoắn, cúi, vặn, ưỡn cột sống và tuyệt đối không bưng bê vật nặng. Người bệnh cần đi lại thật nhẹ nhàng.

- Sau mổ 3 tháng có thể chơi các môn thể thao không có tính đối kháng như: bơi lội, tập xà đơn, đi bộ,... nhưng không được quá sức, nếu thấy đau cần dừng ngay.

2.4. Luyện tập phục hồi chức năng

Thực hiện luyện tập giúp phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm rất cần thiết nhưng nên lưu ý:

- 1 tháng đầu sau mổ nên nghỉ ở nhà để tránh những tác động xấu do quá trình đi lại và làm việc gây ra cho cột sống.

- Đeo nẹp theo hướng dẫn của bác sĩ để cố định và giảm lực tác động đến vùng vừa phẫu thuật. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quy định thời gian đeo nẹp khác nhau, khi nghỉ ngơi hoặc đi ngủ có thể tháo nẹp. Việc đeo nẹp cũng không nên kéo dài triền miên vì điều này làm giảm khối cơ xung quanh cột sống, sau khi tháo nẹp cột sống sẽ trở nên yếu đi.

- Nếu mổ thoát vị đĩa đệm vùng cổ thì 3 tháng đầu có thể dùng nẹp để cố định vùng cổ.

- Sau khi mổ 3 tháng, không được xoắn, cúi, vặn, ưỡn cột sống và tuyệt đối không bưng bê vật nặng. Người bệnh cần đi lại thật nhẹ nhàng.

- Sau mổ 3 tháng có thể chơi các môn thể thao không có tính đối kháng như: bơi lội, tập xà đơn, đi bộ,... nhưng không được quá sức, nếu thấy đau cần dừng ngay.

Việc tập luyện phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

Việc tập luyện phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

2.5. Chế độ dinh dưỡng

Những ngày đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh thường chán ăn, cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cơ thể sớm hồi phục.

Sự trao đổi chất sẽ tăng lên sau mổ thoát vị đĩa đệm do nhu cầu chữa lành của cơ thể. Vì thế cần bổ sung gấp đôi calo bằng các loại ngũ cốc, trái cây, rau củ,... Chế độ ăn giàu đạm cũng sẽ giúp vết thương nhanh lành, trong đó đặc biệt chú ý đến thực phẩm giàu canxi và vitamin D cho hệ xương. Người bệnh nên chia nhỏ thành 4 - 6 bữa ăn/ngày để tiêu hóa dễ dàng hơn. 

Khi đã được bác sĩ chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm có nghĩa là bạn không có sự lựa chọn tốt hơn. Vì thế nên cố gắng thực hiện chỉ định. Sau mổ thoát vị đĩa đệm, thời gian hồi phục là bao lâu tùy thuộc vào chính cách bạn thực hiện kiêng cữ và chăm sóc có đúng hay không. Nếu thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ, dinh dưỡng hợp lý và vận động đúng cách thì sức khỏe sẽ sớm hồi phục.

Trong quá trình theo dõi, chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để có hướng điều chỉnh. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp