Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là tình trạng không quá hiếm gặp, thậm chí khá phổ biến ở tất cả các trẻ. Cha mẹ cần trang bị cho mình tâm lý vững vàng, kiến thức cần thiết để có thể xử trí tình trạng này cũng như chăm sóc cho bé đúng cách. Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình xử lý.
27/09/2022 | 7 bí quyết chăm trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi khỏe mạnh - ngoan ngoãn 16/08/2022 | Bác sĩ lý giải hiện tượng cương dương ở trẻ sơ sinh 20/05/2022 | Hướng dẫn chăm sóc trẻ rụng rốn bị chảy dịch mủ
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Thông thường, tình trạng rốn trẻ sơ sinhh bị chảy máu thường xuất hiện sau quá trình rụng rốn. Sau khi rốn bị bong tróc, phần da còn lại bị tổn thương nhẹ, tróc vảy và gây ra hiện tượng rỉ máu. Tuy nhiên, mức độ rỉ máu nhẹ sẽ tự khỏi và liền lại chỉ vài ngày sau đó.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến một vài nguyên nhân khác để có thể tìm ra biện pháp xử lý triệt để.
-
Phần rốn trẻ bị chảy máu có thể do quá trình vệ sinh rốn và chăm sóc bé gặp sai sót. Chỉ cần tác động một lực mạnh hơn mức cho phép cũng có thể khiến bé bị tổn thương và rốn bị trầy xước gây chảy máu.
-
Nhiều bậc phụ huynh quấn băng rốn quá kín hoặc để cho băng rốn bị ẩm ướt sẽ khiến vi khuẩn có môi trường để xâm nhập khiến phần rốn bị viêm nhiễm dẫn đến chảy máu.
-
Đôi khi, rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu còn do côn trùng cắn hoặc xâm nhập vào bên trong.
Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng chảy máu cũng nên được khắc phục một cách nhanh chóng và kịp thời để không gây ra những hệ lụy về sau.
Rốn trẻ sơ sinh chảy máu là tình trạng xảy ra phổ biến ở các bé
2. Mẹo chăm sóc cần biết khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Thực tế, tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu không quá nguy hiểm. Chính vì thế, việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm chính là giữ một tâm lý bình tĩnh để đưa ra nhận định, đánh giá chính xác về nguyên nhân của tình trạng này.
Thao tác xử lý rốn bị chảy máu
Việc đầu tiên, bạn cần quan sát xem phần rốn của bé ngoài việc chảy máu có xảy ra tình trạng mùi hôi hay tiết dịch bất thưởng hay không. Nếu không, việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Các bậc phụ huynh có thể giải quyết tình trạng chảy máu chỉ với vài thao tác đơn giản sau đây:
-
Bố mẹ sử dụng bông sạch để cầm máu vùng rốn. Thao tác cần phải làm dứt khoát nhưng vẫn đảm bảo sự nhẹ nhàng để em bé không bị đau đớn.
-
Sau khi máu được giải quyết và ngừng chảy, việc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh toàn bộ vùng rốn là điều cần thiết.
-
Phần rốn sau khi xử lý nên hạn chế chịu tác động của lực hay ma sát. Đó là lý do cha mẹ không nên băng kín phần vết thương lại mà hãy để thoáng khí để trẻ mau lành.
-
Quần áo sử dụng cho bé trong khoảng thời gian này cũng nên rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi.
Việc mặc đồ quá chật có thể sẽ khiến phần rốn bị tổn thương thêm lần nữa
Đối với trẻ sơ sinh, mọi thao tác khi chăm sóc đều cần phải được kiểm soát lực một cách nhẹ nhàng vì da của bé vô cùng yếu và nhạy cảm. Các bậc phụ huynh phải hết sức cẩn thận trong vấn đề này để tránh việc khiến tình trạng chảy máu thêm nặng nề hơn.
Biện pháp phòng tránh rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Mặc dù tình trạng chảy máu không quá nguy hiểm nhưng vẫn phần nào khiến bé đau đớn và khó chịu. Bên cạnh trang bị kiến thức về việc xử lý khi vấn đề xảy ra, các bậc cha mẹ cần phải học hỏi để phòng ngừa tình trạng này một cách hiệu quả.
-
Phần rốn của bé sau khi rụng nên được đảm bảo vệ sinh thường xuyên ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý. Việc này giúp loại bỏ mọi vi khuẩn có thể xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm, tổn thương cho rốn.
-
Khi tắm cho bé, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc nước chảy sâu vào trong rốn. Sau khi tắm, phần rốn cần được vệ sinh bằng tăm bông để đảm bảo thấm hút, luôn khô ráo.
-
Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng xà phòng hay chất tẩy rửa thông thường của người lớn là điều nên hạn chế bởi làn da của trẻ nhất là vùng rốn vô cùng nhạy cảm và dễ kích ứng.
-
Khi sử dụng tã quấn hay bỉm cho bé, bạn nên chú ý luôn để phần cạp bỉm ở dưới rốn để hạn chế tác động và chà sát lên rốn. Tình trạng rốn bị tổn thương cũng sẽ được hạn chế.
Bố mẹ hãy để cho rốn được rụng một cách tự nhiên nhất
3. Khi nào mẹ cần đưa em bé đi khám?
Đương nhiên, tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu trong trạng thái nhẹ có thể dễ dàng xử lý ở nhà với vài mẹo đơn giản. Tuy nhiên, đối với một vài trường hợp nghiêm trọng hơn thì cha mẹ phải hết sức lưu ý. Nếu bé gặp những biểu hiện dưới đây, bạn cần phải ngay lập tức đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa:
-
Phần rốn chảy máu nhiều không thể cầm kèm theo hiện tượng sưng đỏ, đau nhức.
-
Bên cạnh việc chảy máu, rốn còn tiết ra dịch bất thường có mùi hôi
-
Bé gặp tình trạng ốm sốt và thường xuyên quấy khóc.
Đây là một trong những biểu hiện của việc bị nhiễm trùng rốn. Cha mẹ phải ngay lập tức đưa trẻ đến các bệnh viện thực sự uy tín để xử lý kịp thời.
Rốn trẻ sở sinh bị chảy máu là tình trạng không quá khẩn cấp nhưng vẫn phải theo dõi để kịp thời xử lý
Một trong những địa chỉ mà các bậc phụ huynh có thể tin tưởng đưa trẻ đến thăm khám khi con có những biểu hiện bất thường chính là khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Chuyên khoa quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt là am hiểu tâm lý trẻ nhỏ, giúp bé yêu có cảm giác thoải mái, an toàn. Đồng thời, với hệ thống trang thiết bị Y khoa hiện đại, đồng bộ, được cập nhật thường xuyên sẽ đảm bảo mang lại kết quả thăm khám, điều trị hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tìm ra được cách giải quyết cho bé nhà mình. Nếu bé gặp phải tình trạng chảy máu nặng nề, có dấu hiệu của nhiễm trùng, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 56 56 56 để các bác sĩ của MEDLATEC có thể hỗ trợ các bậc phụ huynh giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.