Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Nhận biết bằng cách nào? | Medlatec

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Nhận biết bằng cách nào?

Rối loạn tiền đình là thuật ngữ vốn không còn xa lạ gì đối với nhiều người nhưng điều đáng nói là không phải ai trong số họ cũng hiểu và nhận diện đúng bệnh. Vậy đây là bệnh gì, có nguy hiểm không, làm sao để nhận biết, câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.


09/06/2020 | Những điều cần biết về bệnh huyết áp cao và cách phòng ngừa
29/05/2020 | Chỉ số đo huyết áp bình thường ở người khỏe mạnh là bao nhiêu?
16/04/2020 | Nỗi ám ảnh khi bị bệnh rối loạn tiền đình

1. Rối loạn tiền đình và nguyên nhân gây bệnh

1.1. Thế nào là Rối loạn tiền đình?

Tiền đình thuộc hệ thần kinh; nằm sau hai bên ốc tai với nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, điệu bộ, phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình. Khi cơ thể thực hiện bất kỳ động tác gì thì tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo để giúp cơ thể giữ được thăng bằng.

Rối loạn tiền đình

Tình trạng cơ thể mất cân bằng về tư thế gọi là rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng về tư thế nên có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt. Thường thì đây được gọi là hội chứng nhiều hơn là bệnh, gồm 2 loại:

- Rối loạn Tiền đình ngoại biên

Đây là tình trạng được gây ra do tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc có bệnh lý tắc mạch máu vùng sau cổ. Khi ấy, người bệnh sẽ thường bị chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng vẫn khá tỉnh táo khi di chuyển.

- Rối loạn tiền đình trung ương

Nguyên nhân của hội chứng này là do nhân tiền đình, đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình tiểu não và thân não bị thương. Người bệnh thường cảm thấy sa sầm mặt mày, khó đi lại hoặc choáng váng khi tư thế thay đổi,...

1.2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì?

Tuy đến nay chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở tai; rối loạn tuần hoàn máu tác động đến não hoặc tai; chấn thương ở đầu chính là tác nhân gây nên hội chứng này. Ngoài ra, những yếu tố sau cũng được xem là tăng nguy cơ gây bệnh:

- Tuổi tác: người cao tuổi thường dễ mắc cảm giác mất thăng bằng hoặc các bệnh lý gây ra hiện tượng chóng mặt.

- Tiền sử bị chóng mặt: những ai trước đây từng bị chóng mặt thì cũng có nhiều khả năng tương lai sẽ tái diễn tình trạng này.

2. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Về cơ bản, rối loạn tiền đình không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng khi không được điều trị kịp thời, nó lại là nguyên nhân tác động đến diễn tiến của nhiều bệnh lý khác. Điển hình trong đó có thể kể đến như:

Rối loạn tiền đình

Khó tập trung, hiệu quả công việc giảm sút do rối loạn tiền đình

- Do rối loạn tiền đình mà việc đi lại hàng ngày gặp nhiều khó khăn, cơ thể mệt mỏi khiến cho sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. Không những thế, người bệnh cũng vì điều này mà lười vận động từ đó dễ mắc các bệnh lý khác.

- Xuất hiện thường xuyên các cơn đau đầu gây cản trở đến khả năng tập trung khi làm việc, hệ lụy là số lượng và chất lượng công việc bị suy giảm.

- Dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với những người xung quanh.

- Gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

- Tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực.

3. Nhận biết đúng bệnh rối loạn tiền đình

3.1. Các dấu hiệu của rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình rất dễ gặp các hiện tượng sau:

- Chóng mặt: người bệnh cảm thấy như bị chao đảo, quay cuồng, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, thậm chí có người không thể đứng lên được. Lý do gây nên điều này là dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương hoặc hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép. Đa phần các trường hợp sau khi được nghỉ ngơi thì các dấu hiệu trên cũng chấm dứt.

Rối loạn tiền đình

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh rối loạn tiền đình

- Mất ngủ, mất ý thức, ngất xỉu do lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm, rối loạn chức năng tim, huyết áp  tụt. Các triệu chứng này càng kéo dài càng khiến người bệnh bị mất ý thức.

- Mất thăng bằng nên khó khăn khi đi lại, luôn cảm thấy lâng lâng, muốn di chuyển được phải bám víu vào người hoặc vật khác mới được. Nguyên nhân gây nên tình trạng ấy là do sự tắc nghẽn tiểu não, toàn bộ tiền đình, mắt và ngoại tháp mà ra.

3.2. Tránh nhầm lẫn thiếu máu não với rối loạn tiền đình

Có một thực tế không thể phủ nhận là rất nhiều người nhầm lẫn rối loạn tiền đình với thiếu máu não vì chúng có những biểu hiện tương đối giống nhau như: chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, nhức đầu,... Tuy nhiên đây lại là hai bệnh không hề giống nhau vì chúng khác nhau vì căn nguyên gây bệnh.

- Thiếu máu não (rối loạn tuần hoàn não)

Đây là trạng thái lượng máu đến nuôi não bị suy giảm, chủ yếu gây ra bởi các bệnh mạn tính như: suy thận mạn, bệnh van tim, xơ cứng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp,... Ngoài ra, các yếu tố như: béo phì, thuốc lá, stress, rượu bia, ít vận động,... cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Rối loạn tiền đình

Nói một cách đơn giản thì đây là trạng thái mất cân bằng về tư thế nên người bệnh cảm thấy bị chóng mặt, buồn nôn, ù tai, lảo đảo, khó chịu, đi đứng khó khăn. 

Nói tóm lại, thiếu máu não là một trong những yếu tố gây nên chứ không phải là rối loạn tiền đình. 

Về cơ bản, các triệu chứng của rối loạn tiền đình không cảnh báo sự trầm trọng về bệnh lý nhưng khi nó xuất hiện kèm theo các hiện tượng: sốt cao trên 38 độ C; đau nhức đầu đột ngột; giảm hoặc mất thị lực; nói khó; mất thính giác; không thể định hướng không gian hoặc thời gian; mất ý thức; run rẩy chân tay; tê đầu ngón chân, ngón tay; chao đảo, dễ té ngã; nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, đau tức ngực,... thì cần đến gặp bác sĩ ngay vì nó cảnh báo các bệnh lý nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Qua những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc đã có thể tự nhận biết được bệnh rối loạn tiền đình để không nhầm lẫn với tình trạng thiếu máu não, chủ động theo dõi để kịp thời xử trí trước những dấu hiệu đe dọa tới sức khỏe của mình. Nếu cần được tư vấn thêm hoặc hỗ trợ về y tế, đừng quên gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp đỡ tận tình.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp