Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh có khả năng gây ra các ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của MEDLATEC để cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến căn bệnh này bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa.
04/11/2022 | Triệu chứng chèn ép dây thần kinh và cách điều trị bệnh hiệu quả 21/10/2022 | Viêm thần kinh tiền đình - Những kiến thức Y khoa cần biết 05/10/2022 | Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hội chứng rễ thần kinh
1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật còn được gọi với cái tên khác là hệ thần kinh tự chủ. Nó có cấu tạo bao gồm: hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Theo đó, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động đối lập nhưng cân bằng và thực hiện nhiệm vụ trong việc giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim, đồng thời là hoạt động hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, thân nhiệt,...
Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh xảy ra khi xuất hiện tình trạng trong đó hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm bị mất cân bằng hoạt động, khiến nhiều cơ quan của cơ thể bị ảnh hưởng do chúng bị rối loạn hoạt động.
2. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy ra do những nguyên nhân nào?
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó cụ thể là do:
- Các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh Parkinson, bệnh thoái hóa thần kinh, một số bệnh tự miễn như loét dạ dày, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,...
Rối loạn thần kinh thực vật có thể do bệnh lý như bệnh đái tháo đường gây ra
- Điều trị bằng dùng thuốc, nhất là hóa trị ung thư.
- Nhiễm virus hay vi trùng do bệnh HIV, bệnh Lyme…
- Do yếu tố di truyền.
- Tuổi già cũng làm suy yếu đi hoạt động của các cơ quan.
- Tình trạng gặp phải áp lực, căng thẳng kéo dài, tâm lý bị rối loạn.
Căng thẳng, áp lực kéo dài cũng có thể gây rối loạn thần kinh thực vật
3. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng nào?
Với việc tác động đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, bệnh rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng rất đa dạng. Trong đó, một số triệu chứng hay gặp phải của bệnh lý này được nêu ra ngay dưới đây.
- Tim đập nhanh bất thường, luôn có cảm giác hồi hộp làm người bệnh cảm thấy hốt hoảng, sợ hãi.
- Chóng mặt, choáng váng khi đứng hoặc khi thay đổi tư thế, dễ ngất xỉu.
Chóng mặt, choáng váng, dễ ngất xỉu là triệu chứng mà người bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể gặp phải
- Khó thở, cảm giác hụt hơi, có thể tăng lên khi ở những nơi tập trung đông đúc nhiều người.
- Ở vùng ngực xuất hiện những cơn đau thắt hoặc đau nhói một cách bất ngờ khiến tạo cảm giác nghẹt thở ở người bệnh.
- Tay chân run, ra nhiều mồ hôi.
- Giấc ngủ bị rối loạn như thường xuyên mất ngủ, ngủ không được ngon, ngủ không sâu giấc,...
- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Không thể vận động mạnh.
- Tiểu khó, giảm cảm giác buồn tiểu, bí tiểu,...
- Tiêu hóa bị rối loạn như bị đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, chán ăn,…
- Mắt gặp khó khăn khi không nhìn rõ trong đêm do phản xạ đồng tử giảm.
- Cảm giác mất tự tin, lo âu, trầm cảm hoặc tính tình thay đổi như trở nên hay cáu gắt.
4. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Ngoài việc tìm hiểu thông tin về nguyên nhân và các triệu chứng, việc điều trị và phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật cũng được chia sẻ bên dưới đây.
Theo đó, việc điều trị bệnh lý này bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp nguyên nhân gây bệnh không được tìm ra thì chỉ được điều trị các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc an thần, các loại vitamin nhóm B cũng được chỉ định sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ trong việc làm các triệu chứng nặng của bệnh giảm đi.
Bên cạnh đó, điều trị rối loạn thần kinh thực vật dựa vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi tổn thương của thần kinh thực vật. Chẳng hạn, sử dụng các loại thuốc điều chỉnh nhu động ruột nếu hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng.
Việc điều trị có thể kết hợp phục hồi chức năng cùng các phương thức vật lý, thể dục. Đồng thời, để giúp điều trị bệnh nhanh khỏi hơn, trị liệu y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt cũng cần nên chú ý đến. Cùng với đó, luôn kết hợp liệu pháp tâm lý và hòa nhập xã hội.
Về phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, nên thực hiện duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, cũng như luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực đối với mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Đi kèm với đó, không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, kiểm soát và giảm căng thẳng, cân bằng cuộc sống giữa làm việc và nghỉ ngơi.
Thực hiện một lối sống lành mạnh, giảm thiểu căng thẳng, áp lực giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh
Những người bị bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson, suy giáp,... với nguy cơ cao mắc rối loạn thần kinh thực vật cần thực hiện chăm sóc tốt sức khỏe chung, kiểm soát tốt các bệnh lý này, phòng ngừa, làm chậm khởi phát và diễn tiến của các triệu chứng.
Nói tóm lại, với việc có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng bệnh đa dạng khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật trở nên gặp nhiều khó khăn, bạn nên duy trì một đời sống tinh thần lành mạnh, sảng khoái, tránh gặp phải căng thẳng để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Hy vọng với bài viết bạn có thể nắm được bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì, cũng như các nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh. Trong trường hợp cần được tư vấn về bệnh lý này hoặc các vấn đề sức khỏe khác mà bạn đang gặp phải, hãy liên hệ đến số hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.