Chuyển dạ là tín hiệu cho thấy phụ nữ mang thai sắp sinh em bé, họ cần có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé đến với cuộc đời. Bài viết này sẽ giúp chị em nắm được quá trình chuyển dạ như thế nào và một số điều quan trọng cho các mẹ bầu sắp bước vào giai đoạn kể trên.
17/07/2021 | Hướng dẫn mẹ bầu cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật 08/06/2021 | Hướng dẫn bạn cách nhận biết những dấu hiệu chuyển dạ giả 08/05/2021 | Bác sĩ sản khoa chỉ ra vì sao mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài 11/04/2021 | Chuyển dạ giả có nguy hiểm đến sản phụ không, đâu là dấu hiệu nhận biết
1. Hiện tượng chuyển dạ ở phụ nữ đang mang bầu
Chuyển dạ là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường đối với phụ nữ đang mang thai. Đây là giai đoạn thai nhi và các phần phụ của thai như: dây rốn hoặc bánh nhau được đẩy ra ngoài qua cơ quan sinh dục của thai phụ. Dấu hiệu này cho thấy em bé chuẩn bị chào đời, cha mẹ cần có sự chuẩn bị cẩn thận nhất để chào đón con.
Chuyển dạ là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai
Trên thực tế, các chị em mang thai lần đầu thường cảm thấy khá bỡ ngỡ và chưa thực sự nắm rõ quá trình chuyển dạ như thế nào. Để giúp phụ nữ mang thai “vượt cạn” thành công, chúng ta cần hiểu các giai đoạn chuyển da.
Trên thực tế, hiện tượng chuyển dạ sinh con sẽ có 3 giai đoạn chính, đó là giai đoạn xóa mở cổ tử cung, giai đoạn sổ thai, đẩy em bé ra ngoài và cuối cùng là giai đoạn sổ rau. Thời gian chuyển dạ của mỗi người sẽ có sự khác biệt nhất định và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, một số yếu tố có tác động tới thời gian chuyển dạ là: ngôi thai, đầu thai có kích thước như thế nào, đặc điểm cấu tạo ống sinh dục của người mẹ,…
Các bác sĩ cho biết đối với thai phụ sinh con so, thời gian chuyển dạ sinh thường kéo dài trong khoảng 16 - 24 tiếng. Trong khi đó, thời gian chuyển dạ đối với thai phụ sinh con rạ thường ngắn hơn một chút và xấp xỉ 8 - 16 tiếng đồng hồ.
2. Góc giải đáp: quá trình chuyển dạ như thế nào?
Chắc hẳn nhiều bạn đang quan tâm tới vấn đề: quá trình chuyển dạ như thế nào? Đây là thông tin rất quan trọng đối với phụ nữ chuẩn bị sinh em bé, đặc biệt là các chị em lần đầu mang thai còn nhiều bỡ ngỡ.
Chị em nên biết quá trình chuyển dạ như thế nào?
Xóa mở cổ tử cung là giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, phụ nữ mang thai sẽ phải đối mặt với cơn đau co thắt tử cung với tần suất liên tục. Thông thường, mỗi hiện tượng co thắt sẽ xuất hiện thành từng cơn và cách nhau khoảng từ 1 tới 2 phút. Thai phụ cảm nhận rõ cơn đau tại vị trí bụng và lưng dưới. Bên cạnh đó, tầng sinh môn của chị em sẽ có dấu hiệu đau, khó chịu với cường độ ngày càng tăng.
Đến cuối giai đoạn xóa mở cổ tử cung thì các cơn co tử cung diễn ra một cách dồn dập để cổ tử cung, mở hết ra là 10 cm. Nếu là con so thì cổ tử cung sẽ xóa trước khi mở nên cuộc chuyển dạ sẽ lâu hơn. Nếu như con dạ thì xu hướng xóa mở diễn ra cùng 1 lúc nghĩa là cuộc chuyển dạ sẽ ngắn hơn.
Các bác sĩ cho biết giai đoạn xóa mở cổ tử cung kéo dài lâu nhất trong ba giai đoạn của quá trình chuyển dạ. Khi phát hiện cơn đau bụng hoặc lưng dưới xuất hiện ngày càng nhiều, chị em nên vào viện để chuẩn bị chào đón em bé ra đời.
Nếu tìm hiểu kĩ quá trình chuyển dạ như thế nào, mọi người đều biết vai trò quan trọng của giai đoạn sổ thai nhi. Ở giai đoạn này, khi cổ tử cung mở hết 10cm, cảm giác mót rặn sẽ tăng lên, cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ kết hợp với việc rặn của người mẹ và em bé sẽ được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo.
Kết thúc giai đoạn sổ thai nhi, em bé sẽ chào đời
Giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển dạ là sổ nhau thai, hiện tượng này diễn ra sau khi em bé đã chào đời. Sau một thời gian tử cung co bóp, nhau thai, dây rốn bắt đầu bong ra và được đẩy ra bên ngoài qua đường sinh dục của người phụ nữ. Nhìn chung, cơn đau diễn ra ở mức độ vừa phải chứ không xảy ra dữ dội như giai đoạn 1 và 2.
3. Một số dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên biết
Thực tế, mỗi người phụ nữ sẽ đối mặt với các dấu hiệu chuyển dạ khác nhau, đó là lý do vì sao chúng ta cần nắm được quá trình chuyển dạ như thế nào và có sự chuẩn bị tốt nhất. Bên cạnh đó, các chị em có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây để nắm được quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra hay chưa.
Thông thường, khi bắt đầu chuyển dạ, thai phụ sẽ phải đối mặt với những cơn co thắt ở tử cung với tần suất ngày càng dày đặc. Đây là dấu hiệu đặc trưng cho thấy quá trình chuyển dạ đang diễn ra, cụ thể là ở giai đoạn xóa mở tử cung. Bên cạnh đó, cổ tử cung của phụ nữ trong những ngày cuối của thai kỳ thường mỏng hơn, mềm và ngắn hơn so với bình thường để chuẩn bị đón em bé sinh ra đời.
Phụ nữ chuẩn bị sinh thường đối mặt với cơn co thắt cổ tử cung dữ dội
Ngoài ra, cổ tử cung bắt đầu giãn nở theo các cấp độ từ 0 - 10cm, đây là thông số rất quan trọng và được bác sĩ quan tâm khi thai phụ chuẩn bị sinh em bé. Trong đó, nếu cổ tử cung mở 10cm tức là bộ phận này đã mở trọn và sẵn sàng đón em bé chào đời.
Nếu gặp một trong những dấu hiệu kể trên, thai phụ nên chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần và điều kiện sinh nở để chào đón thiên thần nhỏ ra đời. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai lần đầu, việc tìm hiểu quá trình chuyển dạ như thế nào là vô cùng cần thiết.
4. Nên sử dụng dịch vụ thăm khám thai của cơ sở y tế nào?
Chắc hẳn thai phụ rất quan tâm tới việc lựa chọn cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ thăm khám và theo dõi theo kỳ tốt. Một gợi ý dành cho chị em phụ nữ đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tính đến nay, bệnh viện đã hoạt động khoảng 26 năm và sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng.
Khi theo dõi sức khỏe thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bác sĩ thường giải thích rõ cho bệnh quá trình chuyển dạ như thế nào. Nhờ vậy, chị em sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cả về tinh thần và sức khỏe, sẵn sàng chào đón em bé đến với thế giới. Để được tư vấn về các dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Các dịch vụ sản khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc: quá trình chuyển dạ như thế nào? Đồng thời, thai phụ nên quan tâm lựa chọn cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ tốt như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.