Quá trình cắt thực quản để điều trị ung thư như thế nào? | Medlatec

Quá trình cắt thực quản để điều trị ung thư như thế nào?

Nhiều năm trở lại đây, số lượng người mắc bệnh ung thư thực quản ngày một tăng cao khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Việc điều trị ung thư thực quản khá khó khăn và phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh. Một trong những giải pháp được đặt ra là phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể lựa chọn chỉ định phẫu thuật phối hợp với xạ trị hoặc hóa trị để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Vậy có những hình thức phẫu thuật nào? Quá trình cắt thực quản diễn ra như thế nào?


12/08/2021 | Tìm hiểu chế độ ăn sau khi cắt bỏ thực quản chuẩn khoa học
22/04/2021 | Viêm thực quản: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
23/10/2020 | Tìm hiểu về polyp thực quản và cách phòng ngừa
14/09/2020 | Giải đáp thắc mắc ung thư thực quản có chữa được không?

1. Quá trình cắt thực quản 

Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và diễn biến của bệnh ung thư thực quản mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ thường chỉ thực hiện cắt bỏ một phần thực quản. Tuy nhiên, nếu tế bào ung thư phát triển mạnh và di căn sang cơ quan khác thì bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ toàn bộ để điều trị bệnh. 

Các hình thức phẫu thuật cắt bỏ thực quản

Các hình thức phẫu thuật cắt bỏ thực quản

Đến thời điểm hiện tại, phương pháp phẫu thuật cắt thực quản có thể tiến hành bằng hai hình thức sau: 

1.1. Phẫu thuật nội soi

Với phương pháp phẫu thuật cắt thực quản nội soi có thể giúp loại bỏ hết những hạch ung thư. Ngoài ra, phương pháp này mang lại hiệu quả khá cao và tỷ lệ an toàn gần như tuyệt đối nên thường được bác sĩ và bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Vậy quá trình thực hiện cắt thực quản nội soi diễn ra như thế nào? 

Theo chia sẻ của bác sĩ, bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật. Tiếp theo, đội ngũ bác sĩ cắt thực quản và thực hiện nạo vét hạch trung thất. Trong quá trình này, cần lưu ý phải bảo tồn phần động mạch phế quản phải, phần phổi phải cần được thông khí và khâu nối hai đoạn thực quản bị cắt rời.

Sau khi hoàn tất các khâu trên, bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hạch ung thư xung quanh dạ dày, đồng thời tạo hình ống dạ dày để thay thế phần thực quản bị cắt bỏ. Đặc biệt, các công đoạn phẫu thuật đều được tiến hành với phương pháp nội soi thông qua một máy móc. Trong đó, sẽ có một camera được đưa vào bên trong để giúp bác sĩ dễ dàng quan sát xuyên suốt quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, tại vùng cổ trái bác sĩ phải rạch thêm một vết nhỏ để thực hiện phẫu thuật tích thực quản vùng cổ. 

Để được thực hiện phẫu thuật nội soi, bác sĩ cần phải là người giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao nên bệnh hoàn toàn có thể yên tâm. Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật này ít gây cảm giác đau cho người bệnh, thời gian hồi phục nhanh, nguy cơ nhiễm trùng thấp. 

1.2. Phẫu thuật mở ngực

Hình thức cắt thực quản mở ngực là phương pháp phẫu thuật truyền thống thông qua vết cắt lớn ở vùng cổ, ngực hoặc bụng. Tùy vào vị trí hạch ung thư mà bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật với cách tiếp cận phù hợp nhất. Cụ thể các cách tiếp cận bao gồm:

Các cách tiếp cận khi mổ thực quản mở ngực

Các cách tiếp cận khi mổ thực quản mở ngực

  • Phẫu thuật qua khe hoành: cắt bỏ thực quản thông qua đường rạch chính nằm ở vùng cổ và bụng.

  • Phẫu thuật qua ngực: cắt bỏ thực quản thông qua các đường rạch chính ở vùng ngực và bụng.

  • Phẫu thuật qua các vết rạch ở vùng cổ, ngực hoặc bụng.

Nhìn chung, dù bệnh nhân được mổ theo phương pháp mở ngực hay nội soi đều cần phải loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận. Đồng thời, bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm khác để xác định tế bào ung thư có tồn tại trong các hạch bạch huyết hay không. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy sự xuất hiện của tế bào ung thư thì ngoài việc phẫu thuật cắt thực quản, bệnh nhân cần phải điều trị kết hợp phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như xạ trị, hóa trị,... 

2. Chế độ dinh dưỡng sau khi cắt thực quản

Theo chia sẻ của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sau khi cắt thực quản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục bệnh và tình trạng sức khỏe. Nhiều người bệnh gặp khó khăn khi nuốt khiến họ nhịn đói nhiều ngày. Vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người sau khi phẫu thuật thực quản là gì? Sau đây là một số chia sẻ cụ thể nhất:

2.1. Tuần đầu tiên sau khi mổ

Đối với những bệnh nhân không mở thông hỗng tràng hoặc dạ dày thì con đường nuôi dưỡng chủ yếu là thông qua tĩnh mạch. Do đó, bệnh nhân có thể được truyền một số loại dịch điện giải và cung cấp năng lượng thông qua tĩnh mạch. Khi tình trạng rối loạn nuốt giảm bớt, người bệnh nên tập nuôi dưỡng đường tiêu hóa bằng cách uống một ít nước. 

Truyền dịch cung cấp năng lượng sau mổ

Truyền dịch cung cấp năng lượng sau mổ

Đối với những bệnh nhân có mở thông hỗng tràng hoặc dạ dày thì việc nuôi dưỡng đường tiêu hóa sẽ được bắt đầu sớm, sau khoảng 24 tiếng kể từ khi kết thúc ca phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh vẫn chưa thể ăn uống như bình thường. Thay vào đó, những thức ăn dùng nên ở dạng lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo, súp xay,…

2.2. Giai đoạn hồi phục

Vì sự thay đổi nhu động có thể tác động đến khả năng lưu chuyển thức ăn diễn ra ở ống tiêu hóa nên thường dẫn đến một số hội chứng như Dumping, trào ngược. Ở giai đoạn hồi phục, bệnh nhân đã có thể nuốt an toàn nhưng vẫn cần phải chú ý ăn chậm, nhai thức ăn nhuyễn. Đồng thời, nên chia thức ăn 3 bữa chính thành 6 bữa, trong đó bữa ăn cuối ngày nên dùng trước khi ngủ khoảng 3 tiếng. 

Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý trong bữa ăn cần hạn chế uống nước. Các loại chất lỏng như nước trái cây, nước suối, nước luộc rau củ,… nên sử dụng giữa hai bữa ăn. Đặc biệt, bệnh nhân không nên vừa ăn vừa nói chuyện vì không khí có thể đi vào dạ dày và gây ra hiện tượng chướng bụng. Sau khi sử dụng thức ăn mềm vài tuần, bệnh nhân nên ăn nhiều hơn và tập ăn những món ăn đặc hơn nhưng không quá cứng, cần đảm bảo ăn chậm, nhai kỹ.

Ưu tiên dùng những thức ăn mềm và dễ tiêu hóa

Ưu tiên dùng những thức ăn mềm và dễ tiêu hóa

Theo bác sĩ, trong suốt quá trình phẫu thuật và kể cả thời gian sau đó, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng những thực phẩm làm gia tăng nguy cơ trào ngược. Điển hình như trà, coffee, thức uống có cồn, ga; các loại thực phẩm sinh khí như bông cải xanh, cải bắp hoặc một số gia vị như ớt, tiêu, cà ri. 

3. Một số biến chứng sau khi cắt thực quản

Ngoài thắc mắc về quá trình cắt thực quản diễn ra như thế nào thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu về những biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật. Thực tế, các biến chứng sau khi cắt bỏ thực quản có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau và không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe sau khi phẫu thuật thực quản, sau đây là một số chia sẻ cụ thể từ bác sĩ:

  • Bệnh nhân có biểu hiện biến đổi giọng nói.

  • Bệnh nhân gặp một số biến chứng liên quan đến phổi, điển hình như viêm phổi, với những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng viêm phổi có thể gây tử vong

Biến chứng viêm phổi có thể gây tử vong

  • Bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt vì hẹp miệng nối thực quản.

  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng, chảy máu hoặc gặp một số tác dụng phụ của thuốc sau phẫu thuật. 

  • Bệnh nhân bị rò miệng nối, thường xuyên buồn nôn, nôn ói do quá trình tiêu hóa ở dạ dày diễn ra chậm. 

  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật thực quản thường bị cắt bỏ hoặc thay đổi cơ vòng dưới. Biến chứng thường gặp ở người bệnh là tình trạng trào ngược dịch và mật từ dạ dày lên thực quản gây ra triệu chứng ợ nóng.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về các hình thức và quá trình phẫu thuật cắt thực quản. Ngoài ra, bác sĩ còn chia sẻ thêm về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, những biến chứng có thể gặp phải sau khi phẫu thuật. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp