Progesterone được sản xuất từ buồng trứng, nhau thai và tuyến thượng thận, hormone này được tiết ra chủ yếu ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong những loại hormon kích thích và điều hòa hoạt động của cơ thể phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về hormone này.
1. Tổng quan về Progesterone
Progesterone được sản xuất chủ yếu ở thể vàng (corpus luteum) của buồng trứng ở phụ nữ và được sản xuất với lượng ít hơn ở vùng vỏ tuyến thượng thận. Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, bánh nhau trở thành nơi sản xuất progesterone là chủ yếu.
Chức năng chính của progesterone là giúp cho tử cung chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng và giữ thai trong giai đoạn thai kỳ.
Progesterol được gọi là nội tiết tố thai kỳ vì nó giúp cơ thể người phụ nữ đạt được và duy trì thai kỳ
Trong giai đoạn nang noãn (trước rụng trứng - follicular phase) của chu kỳ, nồng độ progesterone duy trì ở mức thấp (0,2-1,5 ng/mL). Sau khi nồng độ LH tăng lên và rụng trứng, các tế bào hoàng thể (luteal cells) trong nang noãn bị vỡ sản xuất progesterone đáp ứng với LH.
Trong giai đoạn hoàng thể (sau rụng trứng - lueteal phase), nồng độ progesterone tăng nhanh đến mức tối đa đạt 10-20 ng/mL từ 5 đến 7 ngày sau khi trứng rụng.
Nếu quá trình thụ thai không xảy ra, nồng độ progesterone giảm trong 4 ngày cuối của chu kỳ, do quá trình thoái hóa của thể vàng.
Nếu quá trình thụ thai xảy ra, thể vàng giữ nồng độ progesterone ở mức giữa hoàng thể đến tuần thứ 6. Tại thời điểm đó, nhau thai là nguồn chính cung cấp progesterone và nồng độ progesterone tăng từ 10-50 ng/mL (trong ba tháng đầu của thai kỳ) đến 50-280 ng/mL (trong ba tháng cuối của thai kỳ).
Progesterone trong huyết thanh là chỉ thị đáng tin cậy của cả quá trình rụng trứng tự nhiên hay do kích thích vì nồng độ progesterone tăng nhanh sau khi trứng rụng. Rối loạn rụng trứng, kể cả không rụng trứng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở khoảng 15-20% bệnh nhân.
Khiếm khuyết ở giai đoạn hoàng thể hóa (giai đoạn sau rụng trứng) là rối loạn sinh sản liên quan đến vô sinh và sẩy thai tự phát, xảy ra ở 10% phụ nữ bị vô sinh được coi là có liên quan đến sự phát triển không đủ của nội mạc tử cung. Suy giảm khả năng phát triển chín muồi của nội mạc tử cung do thể vàng không sản xuất đủ progesterone. Ở những phụ nữ này, nồng độ progesterone thấp hơn mức bình thường
Đo nồng độ progesterone trong 10 tuần đầu của thời kỳ mang thai có độ tin cậy cao và hiệu quả trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân có nguy cơ bị sảy thai và thai ngoài tử cung. Nồng độ progestrone bị giảm (5 - 25 ng/mL) cùng với sự hiện diện của hCG gợi ý đến khả năng bệnh nhân có nguy cơ bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, bất kể ở tuổi mang thai nào.
2. Ý nghĩa xét nghiệm hormone Progesterone
Nồng độ progesterone bắt đầu tăng khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng, tăng lên trong vài ngày và sau đó tiếp tục tăng khi mang thai hoặc giảm để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu nồng độ progesterone không tăng và giảm thấp dưới mức cơ bản hàng tháng, người phụ nữ có thể không rụng trứng cũng như không có kinh nguyệt đều đặn. Đây có thể là một nguyên nhân gây vô sinh.
Thay đổi nồng độ hormon trong chu kỳ kinh nguyệt
Mức độ không tăng bình thường trong thời kỳ đầu mang thai, có thể chửa ngoài tử cung và/hoặc sảy thai. Theo dõi liên tiếp không thấy progesterone tăng theo thời gian, có thể có vấn đề với khả năng tồn tại của nhau thai và thai nhi.
Nồng độ progesterone thấp có thể liên quan đến:
- Thai ngoài tử cung;
- Thai chết/sảy thai;
- Tiền sản giật;
- Giảm chức năng của buồng trứng;
- Vô kinh.
Nồng độ progesterone tăng trong:
- U nang buồng trứng;
- Ung thư buồng trứng;
- Tăng sản thượng thận bẩm sinh;
- Ung thư tuyến thượng thận.
3. Chỉ định xét nghiệm
- Xác định nguyên nhân gây ra vô sinh.
- Theo dõi sự rụng trứng.
- Hỗ trợ xác định thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.
- Theo dõi điều trị thay thế progesterone ở phụ nữ mang thai.
- Theo dõi sức khỏe của thai.
- Xác định nguyên nhân xuất huyết tử cung bất thường.
4. Phương pháp phân tích
Xét nghiệm theo phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang trên hệ thống máy Cobas E602, E801.
Giá trị tham chiếu:
Xét nghiệm
|
Giai đoạn
|
Giá trị
|
Đơn vị đo
|
Progesterone
|
Giai đoạn thể nang
|
0.180-2.840
|
nmol/L
|
Đỉnh rụng trứng
|
0.380-38.100
|
Giai đoạn hoàng thể
|
5.800-75.900
|
Mãn kinh
|
<0.401
|
Nam giới
|
M: <0.474
|
5. Bệnh phẩm và bảo quản
Huyết thanh, huyết tương chống đông Heparin hoặc EDTA.
Bệnh phẩm huyêt thanh, huyết tương ổn định:
- 1 ngày ở 20-25°C;
- 5 ngày ở 28°C;
- 6 tháng ở 20°C. Chỉ đông lạnh một lần.
6. Các yếu tổ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Mẫu bệnh phẩm vỡ hồng cầu, đục, bilirubin máu tăng cao có thể làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.
Ở bệnh nhân dùng liều cao biotin (>5mg/ngày), không nên lấy mẫu cho đến ít nhất 8 giờ sau khi dùng liều biotin cuối.
Tài liệu tham khảo:
1. Abraham GE, Odell WD, Swerdloff RS, Hopper K.Simultaneous radioimmunoassay of plasma FSH, LH, progesterone, 17-hydroxyprogesterone, and estradiol-17β during the menstrual cycle. J Clin Endocr. 1972;34:312-318.
2. Abdulla U, Diver MJ, Hipkin LJ, Davis JC. Plasma progesterone levels as an index of ovulation. Br J Obstet Gynaecol. 1983;90:543-548.
3. Rosenberg SM, Luciano AA, Riddick DH. The luteal phase defect: the relative frequency of, and encouraging response to, treatment with vaginal progesterone. Fertil Steril. 1980;34:17-20.
4. Soules MR, McLachlan RI, Ek M, et al. Luteal phase deficiency: characterization of reproductive hormones over the menstrual cycle. J Clin Endocrinol Metab. 1989;69:804-812.
5. Matthew CP, Coulson PB, Wild RA. Serum progesterone levels as an aid in the diagnosis of ectopic pregnancy. Obstet Gynecol. 1986;68:390-39
Mọi thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Tổng đài: 1900 56 56 56.
Website: www.medlatec.vn * Email: [email protected].