Thiếu máu cơ tim là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhân. Chúng ta cần nhanh chóng phát hiện, điều trị các triệu chứng có liên quan. Vậy phương pháp ECG thiếu máu cơ tim có đem lại hiệu quả và đảm bảo tính chính xác trong chẩn đoán hay không?
02/03/2021 | Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, liệu bạn đã biết? 23/02/2021 | Bệnh thiếu máu cơ tim có triệu chứng như thế nào? 19/02/2021 | Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và bệnh nhân nên ăn gì? 25/03/2020 | Kiểm tra sức khỏe tim mạch bằng thăm dò ECG
1. Tìm hiểu chung về tình trạng thiếu máu cơ tim
Trước khi tìm hiểu những vấn đề liên quan tới phương pháp ECG, chúng ta cần nắm được tình trạng thiếu máu cơ tim là gì? Đây là một trong những căn bệnh tim mạch khá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh.
Bệnh thiếu máu cơ tim đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người bệnh
Cụ thể, khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim, động mạch vành có nhiệm vụ cấp máu nuôi cơ tim có xu hướng thu hẹp lại, đó là nguyên nhân vì sao oxy và máu không thể vận chuyển tới cơ tim. Hậu quả là người bệnh không được cung cấp lượng máu cần thiết để đảm bảo hoạt động của tim.
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, người bệnh phải đối mặt với những vấn đề hết sức nghiêm trọng. Trong đó, những biến chứng thường gặp nhất là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Nghiêm trọng hơn, họ có nguy cơ đột tử rất cao.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện phương pháp ECG thiếu máu cơ tim.
2. Phương pháp ECG thiếu máu cơ tim là gì?
Chắc hẳn nhiều bạn còn thắc mắc không biết phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim này là gì, chúng hoạt động dựa trên nguyên lý như thế nào?
ECG là tên viết tắt của phương pháp đo điện tâm đồ, đây là phương pháp thăm dò chức năng bệnh hiện đại, an toàn và đảm bảo tính chính xác cao. Theo đó, khi thực hiện điện tâm đồ, bác sĩ sẽ nhận được hình ảnh lưu lại những hoạt động điện học của tim mạch. Cuối cùng, những xung điện của tế bào tim được ghi lại thông qua một đồ thị.
Phương pháp ECG thiếu máu cơ tim được áp dụng để chẩn đoán tình trạng bệnh
Phương pháp này được áp dụng để theo dõi những vấn đề có liên quan đến tim mạch, ví dụ như tình trạng rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,… Đặc biệt, phương pháp ECG thiếu máu cơ tim được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi.
Khi theo dõi, đánh giá về tình trạng bệnh thiếu máu cơ tim, các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh sóng T là chủ yếu. Nếu phát hiện những vấn đề bất thường, họ có thể kết luận mức độ bệnh của mỗi người như thế nào?
3. Những ưu điểm của phương pháp ECG thiếu máu cơ tim
Như đã phân tích ở trên, thiếu máu cơ tim là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, chúng ta có thể chẩn đoán, phát hiện bệnh dựa vào nhiều phương pháp khác nhau.
Hai hình thức chẩn đoán chủ yếu đó là dựa vào các triệu chứng đặc trưng của bệnh và tiến hành ECG thiếu máu cơ tim. Đặc biệt, phương pháp điện tâm đồ được đánh giá cao hơn về chất lượng, độ chính xác.
Có thể nói, điện tâm đồ là phương pháp khá hiện đại được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các cơ sở y tế cấp huyện, cấp thành phố,… Ngoài ra, chi phí cho mỗi lần thực hiện ECG không quá cao mà vẫn đảm bảo được độ chính xác trong chẩn đoán.
ECG đảm bảo tính chính xác và an toàn cao
Bên cạnh đó, sau khi thực hiện điện tâm đồ, chúng ta cũng có thể phát hiện một số tổn thương khác của tim mạch, ví dụ như tình trạng phì đại thất trái hoặc hội chứng tiền kích thích.
Ngoài ra, trong quá trình chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm khác. Trong đó, các phương thức kiểm tra thường dùng là xét nghiệm gắng sức, siêu âm tim và chụp động mạch vành.
4. Đọc kết quả ECG thiếu máu cơ tim
Chắc hẳn mọi người đều lo lắng và muốn nắm rõ về kết quả ECG thiếu máu cơ tim. Thông qua đồ thị phản ánh xung điện của tế bào tim, chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy những dấu hiệu nào trên kết quả điện tâm đồ cho thấy bạn đang gặp vấn đề liên quan tới sức khỏe?
Nếu đo điện tâm đồ trong cơn đau, chúng ta có thể thấy rõ những biến đổi của đoạn ST và sóng T. Đây là hai yếu tố phản ánh rõ ràng, chính xác nhất tình trạng sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.
Tình trạng sức khỏe được phản ánh qua những biến đổi của đoạn ST và sóng T
Cụ thể, đối với người mắc bệnh, đoạn ST có xu hướng chênh lên trong khoảng 1 - 2 ngày đầu của nhồi máu, trong khi đó sóng T âm và thường đảo chiều. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp khác, đoạn ST của người bị thiếu máu cơ tim có thể chênh xuống ở một số chuyển đạo ngược chiều. Bạn hãy lưu ý điểm này để chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe của mình.
Đối với một số bệnh nhân, sự thay đổi tức thời không được thể hiện trên kết quả của điện tâm đồ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chẩn đoán bệnh. Chính vì thế, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện ECG thiếu máu cơ tim nhiều lần để thu được kết quả chính xác và đảm bảo nhất.
5. Bệnh nhân thiếu máu cơ tim nên làm gì?
Sau khi áp dụng phương pháp ECG thiếu máu cơ tim để phát hiện, theo dõi tình trạng bệnh, chúng ta cần tích cực điều trị để kiểm soát sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh việc sử dụng thuốc và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, mọi người nên thay đổi thói quen, sinh hoạt hàng ngày.
Điều quan trọng nhất đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh bổ sung thêm trái cây, rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Đây là những loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Bệnh nhân nên bổ sung rau xanh cho bữa ăn hàng ngày
Bên cạnh đó, chúng ta nên chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo hoạt động của tim mạch. Đồng thời, người bệnh không nên tiếp xúc với khói thuốc hoặc trực tiếp sử dụng thuốc lá để bệnh không phát triển tồi tệ hơn.
Như vậy, phương pháp ECG thiếu máu cơ tim giúp việc theo dõi và chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả hơn. Trước khi thực hiện điện tâm đồ, bạn đừng quên thông báo với bác sĩ về tình trạng hiện tại của mình, tuân thủ những hướng dẫn cần thiết. Nhờ vậy, chúng ta có thể phát hiện bệnh sớm, kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt nhất.