Phương pháp điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp | Medlatec

Phương pháp điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp

Bướu cổ là căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người. Bệnh lý này thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu đi kèm với tình trạng cường giáp sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu. Vậy, để biết điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp như thế nào, hãy tìm hiểu qua bài viết sau của MEDLATEC.


12/09/2021 | Giải đáp thắc mắc: bệnh nhân bướu cổ khi nào cần mổ?
01/11/2020 | Một số nguyên nhân gây bệnh bướu cổ và cách phòng ngừa
07/05/2020 | Hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả

1. Tìm hiểu về bệnh cường giáp

Cường giáp là căn bệnh xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến việc sản xuất ra lượng hormone nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh này là bướu cổ. So với bướu cổ đơn thuần thì loại bướu ở người bị cường giáp sẽ nhỏ hơn nhưng lại rất nguy hiểm. Để điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và xác định nguyên nhân. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp thường xuất hiện do mắc phải bệnh Graves 

Bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp thường xuất hiện do mắc phải bệnh Graves

Nguyên nhân gây ra bướu cổ ở người bị cường giáp thường gặp nhất là do mắc phải bệnh Graves. Đây là một căn bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình và gây ra rối loạn tự miễn dịch. Cụ thể là khiến cho cơ thể tạo ra kháng thể với mục đích kích thích việc tăng sản xuất hormone ở tuyến giáp. Vì hoạt động quá nhiều nên tuyến giáp sẽ bị phình to ra, dẫn đến hình thành bướu cổ. 

Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Tim đập loạn nhịp.

  • Giảm cân bất thường.

  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.

  • Khó ngủ.

  • Mồ hôi ra nhiều bất thường.

  • Bị rối loạn giấc ngủ.

  • Tiêu chảy không rõ nguyên nhân.

  • Run tay.

  • Tính cách rất dễ nổi nóng.

  • Khả năng chịu nóng kém.

Khi xuất hiện bướu cổ kèm với những triệu chứng trên, cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp sao cho hiệu quả, tiết kiệm.

2. Biến chứng của bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp

Bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Loãng xương: Khi tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ và sản xuất ra quá nhiều hormone sẽ khiến cho sự gắn kết giữa xương với canxi cũng như tế bào hay tổ chức phía trong xương gặp ảnh hưởng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến xương của người bệnh rất giòn và dễ gãy.

  • Suy tim hoặc rối loạn nhịp tim: Đây là biến chứng rất nguy hiểm nếu phương pháp điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp không đạt hiệu quả mong muốn. Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được kiểm soát tốt.

  • Gặp các vấn đề về mắt: Lồi mắt là biến chứng dễ gặp nhất. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đỏ mắt, song thị, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hay thậm chí là mất thị lực hoàn toàn,…

Bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Đỏ và sưng da: Biến chứng này thường xuất hiện trong trường hợp bướu cổ ở người bị cường giáp do mắc bệnh Graves. 

  • Nhiễm độc tuyến giáp: Xảy ra khi lượng hormone mà tuyến giáp sản xuất ra quá lớn. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như mê sảng, sốt cao và nhịp tim nhanh,… Lúc này, cần phải có phương pháp can thiệp kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.  

3. Phương pháp chẩn đoán bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp

Ngoài việc thăm khám lâm sàng ra, để chẩn đoán bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau:

  • Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được kích thước của tuyến giáp. Khi xuất hiện bướu cổ, thể tích tuyến giáp của người bị cường giáp sẽ lên đến 20g. Kèm theo đó là hiện tượng tăng sinh mạch máu và sự bất đồng của cấu trúc nhu mô tuyến giáp.

  • Xét nghiệm TRAb: Mục đích của xét nghiệm này là phát hiện ra sự tồn tại của tự kháng thể thông qua nồng độ TRAb có trong máu. Đồng nghĩa với việc xác định liệu có xuất hiện bướu ở bệnh nhân bị cường giáp hay không.

  • Xét nghiệm TSI: Thông qua nồng độ TSI, bác sĩ có thể biết được tình trạng của tuyến giáp. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, cần kết hợp thêm với những phương pháp khác như siêu âm, chụp cộng hưởng từ tuyến giáp hoặc xạ hình tuyến giáp và xét nghiệm FT3, FT4, TSH.

Phương pháp siêu âm có thể phát hiện được sự bất thường của kích thước tuyến giáp

Phương pháp siêu âm có thể phát hiện được sự bất thường của kích thước tuyến giáp

4. Cách điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp

Bởi vì khá nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng, nên cần phải điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp sớm và đúng cách. Dựa vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 phương pháp sau:

4.1. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng giáp có tác dụng trong việc ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Những loại thuốc thường được chỉ định, đó là: Carbimazole, Methimazole hoặc PTU. 

Điều trị nội khoa được ưu tiên áp dụng khi bướu ở người bị cường giáp vừa mới xuất hiện và chưa gây ra nhiều biến chứng. Với phương pháp này, người bệnh sẽ điều trị trong một thời gian dài, từ 12 cho đến 18 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại khá cao.

4.2. Sử dụng i-ốt phóng xạ

Mục đích của phương pháp điều trị này là sử dụng i-ốt phóng xạ để thu nhỏ bướu cổ lại. Đồng thời, giúp cho tình trạng hoạt động quá công suất của tuyến giáp có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. 

Điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp phải đúng cách và kịp thời

Điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp phải đúng cách và kịp thời

4.3. Phẫu thuật tuyến giáp

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bướu cổ quá to hoặc người bệnh dùng thuốc kháng giáp hoặc sử dụng i-ốt phóng xạ không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp và chỉ để lại một phần nhỏ để duy trì việc sản xuất hormone.  

Người bệnh có thể bị một số biến chứng sau phẫu thuật như hạ canxi máu, khàn tiếng hoặc nhiễm trùng vết mổ,… Tuy nhiên, tỷ lệ gặp phải rất thấp. 

Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần phải nghỉ ngơi và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung những loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại rau như súp lơ, bông cải xanh và bắp cải,…

  • Các loại quả có có chứa chất chống oxy hoá như cà chua, việt quật, kiwi,…

  • Omega3 có trong quả óc chó, cá hồi hoặc dầu ô liu,…

  • Các loại hạt như óc chó, hạt bí, hạnh nhân,…

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.

Điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp cần phải kịp thời và đúng cách để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay qua đường dây nóng của Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.   

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp