Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp thường gặp, biểu hiện rõ ràng nhất là phần cổ của bệnh nhân bị phồng to ra so với kích thường bình thường. Ban đầu khi bướu còn nhỏ rất khó để nhận biết bằng mắt thường, chỉ có thể cảm nhận thông qua cảm giác ở cổ họng như khó nuốt, khó thở.
06/05/2020 | Những điều cần biết về bệnh tuyến giáp ở phụ nữ 03/05/2020 | Xét nghiệm T3 và những điều cần biết về chức năng tuyến giáp 30/04/2020 | FT4 - Chỉ số cơ bản trong theo dõi các bệnh lý tuyến giáp 29/04/2020 | FT3 - Một xét nghiệm hữu hiệu trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
1. Bệnh bướu cổ là gì?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, có hình dạng con bướm và nằm ở vùng cổ, đóng vai trò trong việc sản sinh các chất điều hòa hoạt động phát triển của cơ thể. Tuyến giáp có vấn đề và bị phình ra khiến cổ bị sưng lên thành hình bướu, do vậy có tên gọi bướu cổ. Có 3 dạng chính của bệnh là:
- Bướu giáp đơn thuần: Chiếm đa số, đây là do tuyến giáp bị sưng lên và hormone tuyến giáp không thay đổi.
- Bướu giáp độc tính: là bướu giáp không đồng nhất bên cạnh tổ chức lành mạnh thường phối hợp với nhiều cấu trúc tự động gây tăng hoạt giáp như u tuyến độc.
- Các viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp: Nguyên nhân do sự tăng hoặc giảm lượng hormone tuyến giáp quá mức so với bình thường.
- U lành tính tuyến giáp: U tuyến giáp lành tính là những khối u (bướu) chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng hình thành trong tuyến giáp, chẩn đoán và điều trị khối u tuyến giáp lành tính tương đối dễ dàng.
- Ung thư tuyến giáp: Đây là dạng nặng nhất và những triệu chứng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với bướu cổ lành tính. Hiện nay phẫu thuật là phương pháp ưu tiên để điều trị ung thư tuyến giáp và có tỷ lệ thành công khá cao.
Tuyến giáp phình ra gây bướu cổ do cường giáp
2. Ảnh hưởng của Bệnh bướu cổ đến sức khỏe
Bướu cổ lành tính mà kích thước quá lớn cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống khó nuốt, nói năng không rõ tiếng, thậm chí có những trường hợp bị khó thở do bướu chèn ép đường thở. Không những thế bệnh còn gây mất thẩm mỹ, nhất là chị em phụ nữ - những đối tượng có khả năng mắc bướu cổ cao hơn đàn ông.
Bướu cổ do nguyên nhân rối loạn hormone tuyến giáp sẽ khiến bệnh nhân bị tăng giảm cân đột ngột, hay mệt mỏi kiệt sức, mất ngủ, tóc rụng, luôn trong trạng thái hồi hộp lo lắng.
Trong trường hợp tệ nhất, bạn bị bướu cổ ác tính hay ung thư tuyến giáp. Bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bộ phận xung quanh, cụ thể là dây thanh quản khiến người bệnh bị khàn tiếng, nếu biến chứng nặng bệnh nhân có thể bị khàn tiếng vĩnh viễn. Nếu không được phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư kịp thời sẽ khiến khối “bướu” di căn đến khu vực khác trên cơ thể như gan, phổi, xương, não,...
Ung thư tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời sẽ bị di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể
3. Những biện pháp ngăn ngừa bệnh bướu cổ hiệu quả
3.1. Bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết
I-ốt đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp các hormone tuyến giáp, do vậy nguyên nhân chính dẫn đến bướu cổ hay các bệnh lý tuyến giáp là vì sự thiếu hụt một phần i-ốt. Chúng ta có thể bổ xung i-ốt thông qua các thức ăn thường ngày như muối, bánh mì, sữa,... nhưng nếu nghi ngờ tuyến giáp của bản thân hoạt động kém thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin D và selen, đây là 2 yếu tố giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Thông thường, 200mg selen mỗi ngày là đủ để giảm lượng kháng thể tuyến giáp. Còn đối với Vitamin D bạn nên kiểm tra xem cơ thể có bị thiếu hụt hay không sau đó mới bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.2. Không nên ăn một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến tuyến giáp
Các rau thuộc họ cải như: cải xoong, cải xoăn, bắp cải, súp lơ,... là những loại thực phẩm thường ngày cung cấp nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách sẽ ảnh hưởng phần nào đến tuyến giáp. Goitrogens hay yếu tố kích thích bướu cổ phát triển còn tồn tại rất nhiều trong các loại rau trên nếu chúng không được nấu chín, chất này còn can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormon tuyến giáp. Tuy rằng chúng bị bất hoạt khi nấu chín kỹ nhưng bạn cũng nên ăn một cách điều độ.
Hạn chế ăn một số loại rau thuộc họ cải để phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp
Tránh tiếp xúc với những yếu tố độc hại từ môi trường
Theo như nghiên cứu của Viện khoa học Y tế Mỹ thì việc tiếp xúc lâu dài với những chất gây rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong đó chất perfluorinated có trong áo mưa, thảm sàn,... có liên quan phần nào đến các bệnh tuyến giáp.
Ngoài ra, theo như một số nghiên cứu thì một số chất có trong nhựa cứng hoặc nhựa đóng hộp cũng gây nên rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp. Do vậy bạn nên sử dụng hộp thủy tinh, sứ,... để bảo quản thức ăn thay bằng những hộp nhựa.
Ngoài ra nếu bạn đã từng xạ trị chữa bệnh trong quá khứ thì sau này nguy cơ bị bướu cổ của bạn là khá cao.
Mặc dù không thể tránh được việc tiếp xúc với những vật dụng trên, tuy nhiên cũng nên hạn chế tối đa để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
4. Phương pháp điều trị bướu cổ
Tùy vào loại bướu cổ mà sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau.
Đối với bệnh bướu cổ lành tính, nhiều trường hợp bướu nhỏ không thay đổi chức năng tuyến giáp chỉ cần theo dõi không điều trị. Có nhiều trường hợp thể điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc để điều chỉnh hormone tuyến giáp về mức bình thường. Phương pháp này cũng được sử dụng với bướu cổ do rối loạn hormone tuyến giáp gây nên. Tuy nhiên việc điều trị phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, cần phải đi khám định kỳ để kiểm tra lượng hormone sau một thời gian sử dụng thuốc.
Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp khuyên dùng khi bướu có kích thước lớn gây ảnh hưởng nặng nề, tùy thuộc và tính trạng bệnh nhân mà bác sỹ quyết định sẽ cắt thùy, cắt toàn bộ giáp, cắt eo giáp, cắt giáp gần trọn,...
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật bướu cổ hay không
Xạ trị i-ốt 131 hay xạ trị tuyến giáp là phương pháp để điều trị ung thư tuyến giáp. Sau khi cho bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ, chất này sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy các tế bào, mức độ hiệu quả lên đến 90%. Biến chứng của phương pháp là khiến tuyến giáp hoạt động kém nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra.
Bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống đảm bảo để giúp bản thân tránh được những nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Nếu bản thân nghi ngờ bị bướu cổ hãy đi khám để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Điều trị càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh và không để lại di chứng càng cao.
Nếu có vấn đề thắc mắc về bệnh bướu cổ hãy liên hệ MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn từ những chuyên gia ung bướu hàng đầu tại Việt Nam.