Đối với phụ nữ, ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh dễ gặp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tiêm vắc xin được khuyến cáo là biện pháp nên làm để phòng ngừa căn bệnh này. Vậy phụ nữ có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không?
11/01/2021 | Virus HPV lây qua đường nào và có thể phòng tránh không? 04/01/2021 | Xét nghiệm HPV ở đâu đáng tin cậy tại khu vực miền Bắc? 22/12/2020 | Hỏi đáp: Xét nghiệm HPV dương tính nói lên điều gì?
1. Bệnh ung thư cổ tử cung và vắc xin HPV
1.1. Ung thư cổ tử cung là bệnh gì
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô tuyến hoặc biểu mô vảy cổ tử cung. Bệnh lý này xuất hiện khi có sự tăng sinh quá mức tế bào tại cổ tử cung và gây ra những biến đổi ác tính tại cổ tử cung. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do virus HPV.
Virus HPV sau khi xâm nhập có thể tồn tại vĩnh viễn trong vào cơ thể nữ giới nhưng không phải lúc nào nó cũng gây ra ung thư. Thống kê cho thấy có hơn 100 chủng virus HPV khác nhau nhưng không phải chủng HPV nào cũng gây ra ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung chủ yếu là do HPV chủng 16 và 18, ngoài ra còn có khoảng 12 chủng khác cũng có nguy cơ gây ra bệnh lý này nhưng tỷ lệ thấp 10 - 20% như: 33, 59, 56, 58,...
Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung
Có tới 80% nữ giới có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời nhưng có tới trên 90% trường hợp cơ thể tự đào thải HPV trong khoảng 2 năm, 10% trường hợp HPV ở trong cơ thể sau 3 năm và dưới 5% HPV tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Đây là bệnh lý diễn tiến âm thầm, ít có triệu chứng đặc trưng nên có khi tới hàng chục năm mới phát hiện ra bệnh.
1.2. Vắc xin HPV có tác dụng gì, gồm mấy loại, dành cho ai
Vắc xin HPV là loại vắc xin được sản xuất với mục đích phòng ngừa ung thư cổ tử cung cùng các loại u nhú ở bộ phận sinh dục. Hiện nay ở nước ta có 2 loại vắc xin HPV đó là: Gardasil và Cervarix:
- Vắc xin Cervarix
+ Đối tượng tiêm chủng: 10 - 25 tuổi.
+ Tác dụng: phòng ngừa virus HPV chủng 16 và 18.
+ Liều dùng: tiêm 3 mũi trong 6 tháng, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ nhất 6 tháng.
- Vắc xin Gardasil
+ Đối tượng tiêm chủng: 9 - 26 tuổi.
+ Tác dụng: phòng ngừa HPV chủng 6, 11, 16, 18.
+ Liều dùng: tiêm 3 mũi trong 6 tháng, mũi 2 cách mũi thứ nhất 2 tháng, mũi 3 cách mũi thứ nhất 6 tháng.
Nữ giới ở độ tuổi 9 - 26 và chưa từng có quan hệ tình dục nên tiêm vắc xin HPV để có hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất. Những trường hợp trên 26 tuổi hoặc đã có quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin HPV.
1.3. Vắc xin HPV không dành cho ai
Về cơ bản, vắc xin HPV tương đối an toàn. Tuy nhiên, những trường hợp sau không nên tiêm vắc xin này:
Vắc xin Cervarix phòng ngừa ung thư cổ tử cung
- Người có phản ứng dị ứng mạnh sau khi đã tiêm 1 liều vắc xin HPV hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong vắc xin.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người mắc một số bệnh lý mãn tính như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông.
- Người đang bị nhiễm trùng hay đang sốt cao cần phải điều trị dứt điểm thì mới nên tiêm vắc xin.
1.4. Khi nào nên tiêm vắc xin HPV
Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vắc xin HPV đạt được tốt nhất khi nó được tiêm cho độ tuổi 9 - 14. Vắc xin đặc biệt phát huy tối đa hiệu quả ở những bé gái chưa từng nhiễm virus HPV.
2. Phụ nữ có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không
2.1. Có cần xét nghiệm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không
Khi tìm hiểu về vắc xin này, rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm tới việc có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không. Câu trả lời cho băn khoăn này là: trước khi tiêm vắc xin HPV không cần thiết phải làm xét nghiệm tìm virus HPV nếu chưa có quan hệ tình dục.
Bác sĩ thăm khám và giải đáp có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không
Những trường hợp đã quan hệ tình dục thì nên xét nghiệm HPV và sàng lọc tế bào ung thư cổ tử cung PAP-Smear trước khi tiêm HPV là tốt nhất. Nếu đã nhiễm virus HPV rồi thì vẫn có thể tiêm phòng nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn so với người chưa nhiễm HPV và chưa có quan hệ tình dục. Tuy không cần băn khoăn về việc có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không nhưng nữ giới vẫn nên thực hiện xét nghiệm này định kỳ để phòng ngừa, phát hiện sớm sự xuất hiện của virus để có phương án xử trí kịp thời khi cần thiết.
2.2. Một vài điều cần lưu ý
Bên cạnh việc tìm hiểu có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không, nữ giới cũng nên lưu ý một số vấn đề:
- Tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng HPV (rất hiếm):
+ Tại vị trí tiêm xuất hiện cảm giác đau nhức cùng hiện tượng sưng, đỏ, ngứa.
+ Bị sốt nhẹ.
+ Bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt.
+ Buồn nôn và bị nôn.
+ Ngất.
+ Tiêu chảy.
HPV là loại virus có khả năng lây nhiễm cao. Có khoảng 20% trường hợp sẽ nhiễm HPV trong 4 tháng đầu có quan hệ tình dục và khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV trong 2 năm đầu quan hệ tình dục. Virus này khi đã xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung sẽ tạo nên biến đổi của tế bào trong khoảng 10 - 20 năm. Vì thế, xét nghiệm HPV định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm sẽ giúp phòng ngừa, điều trị hiệu quả bệnh lý này. từ đó giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong.
Vắc xin HPV chỉ có tác dụng phòng ngừa, không thể điều trị được các nhiễm trùng do virus HPV gây ra. HPV có rất nhiều type khác nhau nên nếu đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào đó trước đây thì vẫn nên tiêm phòng để được bảo vệ trước các tuýp HPV khác.
Hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ các loại vắc xin phòng ngừa virus HPV. Chị em phụ nữ hoàn toàn không cần phải quá lo lắng về tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vì trước khi chích ngừa, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện thăm khám sàng lọc để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không, các bạn có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của chúng tôi sẽ giải thích cụ thể, giúp bạn có được những thông tin cần thiết nhất về việc chích ngừa loại vắc xin này.