Màng nhĩ là một bộ phận nằm ở bên trong, tạo thành vách ngăn chia cách vùng tai giữa và tai ngoài. Tuy nhiên, kích thước của bộ phận này khá mỏng nên rất dễ bị tổn thương do những tác động bên ngoài. Khi bị thủng, bệnh nhân thường được chỉ định vá màng nhĩ để phục hồi chức năng. Vậy việc phẫu thuật màng nhĩ có để lại biến chứng gì không?
07/11/2020 | Ráy tai thế nào là bình thường? Ráy tai ướt thì có sao không? 09/10/2020 | Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh bệnh ù tai 05/10/2020 | Mẹ đừng bỏ qua triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ
1. Màng nhĩ và những nguyên nhân gây thủng màng nhĩ
1.1. Đôi nét về màng nhĩ
Khi có âm thanh phát ra và truyền đến tai thì làm màng nhĩ rung động. Trong đó, tần số rung sẽ phụ thuộc vào cường độ mà sóng âm của âm thanh truyền tới. Tuy nhiên, khi màng nhĩ bị tổn thương thì khả năng tiếp nhận sóng âm sẽ giảm đi và bộ phận thính giác không còn nhạy như bình thường. Nếu các bạn không phát hiện và điều trị sớm thì khả năng cao sẽ dẫn đến thủng màng nhĩ.
Màng nhĩ bị thủng do những nguyên nhân nào?
Màng nhĩ còn có chức năng ngăn chặn sự tấn công của những vi khuẩn hoặc các đồ vật sắc nhọn bên ngoài tác động vào tai. Nhờ đó mà chúng ta có thể bảo vệ những bộ phận bên trong tai giữa không bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, những tác động mạnh từ bên ngoài có thể khiến màng nhĩ bị thủng và không thể thực hiện tốt những chức năng vốn có. Để khắc phục tình trạng này, hầu như các bệnh nhân đều phải tiến hành vá màng nhĩ.
1.2. Nguyên nhân khiến màng nhĩ bị thủng
Tình trạng màng nhĩ bị tổn thương có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể gồm:
-
Viêm tai giữa: tình trạng dịch mủ tụ trong hòm nhĩ gây viêm nhiễm có thể làm tăng áp lực lên màng nhĩ. Nếu hiện tượng này ngày một nặng hơn sẽ khiến màng nhĩ bị tổn thương hoặc rách.
-
Chấn thương sọ não: những tai nạn khiến vùng xương sọ bị chấn thương, vỡ sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và khả năng hoạt động của vùng tai trong và tai giữa (kể cả màng nhĩ).
Những va chạm trong tai ảnh hưởng đến màng nhĩ
-
Chấn thương trực tiếp: những va chạm trực tiếp trong tai gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Trong đó, hầu hết các trường hợp là do dụng cụ lấy ráy tai đâm vào màng nhĩ do không cẩn thận hoặc vô ý.
-
Chấn thương gián tiếp: một số trường hợp màng nhĩ bị thủng do áp lực bên trong tai và môi trường bên ngoài không được cân bằng. Chẳng hạn như lặn sâu dưới đại dương, mìn nổ,... Hoặc cũng có thể bị tác động quá mạnh bên ngoài tai, điển hình như ai đó tát mạnh vào tai.
2. Quá trình phẫu thuật vá màng nhĩ như thế nào?
Khi màng nhĩ bị tổn thương, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của từng bệnh nhân và đưa ra những chỉ định điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp vết rách nhỏ hoặc bị thủng nhẹ, người bệnh sẽ được dán (gel hoặc mô mỏng) để hồi phục màng nhĩ. Tuy nhiên, nếu biện pháp này không hiệu quả hoặc tổn thương quá nặng, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ. Phần lớn những bệnh nhân buộc phải phẫu thuật màng nhĩ thường do viêm tai mạn tính và việc điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả.
Phương pháp phuật thuật giúp phục hồi màng nhĩ
Quá trình phẫu thuật màng nhĩ cũng không quá phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận từng chút một của bác sĩ. Theo phương pháp phẫu thuật truyền thống, những mô sẹo và loại mô thừa tồn tại trong tai giữa cần phải được loại bỏ hoàn toàn bằng tia laser. Tiếp đến, bác sĩ sẽ lựa chọn một vỏ sợi cơ hoặc tĩnh mạch để lấy một mẫu mô. Mẫu mô này sẽ được ghép vào phần màng nhĩ bị rách hoặc thủng để vá lại.
Ngoài ra, bác sĩ còn có nhiều phương pháp phẫu thuật khác như vá màng nhĩ thông qua ống tai, tiếp cận và làm lành màng nhĩ bằng cách tạo một vết cắt nhỏ từ phía sau của tai. Những phương pháp này thường hoàn tất sau khoảng 2 - 3 tiếng. Nếu người bệnh có điều kiện tài chính có thể tiến hành thủ thuật vá màng nhĩ nội soi để hạn chế cảm giác đau và rút ngắn thời gian.
3. Những biến chứng thường gặp sau khi vá màng nhĩ
Sau khi vá màng nhĩ, bệnh nhân có thể phát sinh một triệu chứng như chảy máu, dị ứng với thuốc, viêm nhiễm vùng được phẫu thuật, tác dụng phụ của thuốc gây mê. Tuy nhiên, những trường hợp này hoàn toàn có thể xử lý và hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý một vài biến chứng nghiêm trọng hơn và có thể xảy ra ở bệnh nhân nhưng thường rất hiếm gặp. Cụ thể như:
Bệnh nhân bị mất thính giác sau khi phẫu thuật
-
Thính giác bị mất tạm thời, có thể ở mức độ nặng hoặc vừa.
-
Xương tai giữa bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật khiến bệnh nhân bị mất thính giác.
-
Dây thần kinh vị giác, dây thần kinh mặt bị ảnh hưởng.
-
Vết rách, thủng trên màng nhĩ không hồi phục như ý muốn.
-
Viêm tai giữa mạn tính do sự phát triển của lớp da thừa nằm phía sau màng nhĩ, còn gọi là Cholesteatoma.
4. Trước khi vá màng nhĩ cần chuẩn bị những gì?
Để quá trình phẫu thuật màng nhĩ diễn ra đúng với kế hoạch cũng như lường trước những vấn đề sẽ xảy ra, bác sĩ cần thông báo cho bệnh nhân những một số vấn đề như:
-
Bác sĩ cần giải thích cho người nhà và bệnh nhân biết rõ trong và sau quá trình phẫu thuật có thể xảy ra một số biến chứng nào đó.
-
Bệnh nhân cần cắt tóc gọn gàng để hạn chế việc tóc quá dài xâm nhập vào tai khi phẫu thuật và dẫn đến viêm nhiễm về sau. Thường người bệnh sẽ được cắt tóc ngắn trên vành tai, độ dài của tóc thường khoảng 2cm.
Tiến hành xét nghiệm ure máu trước khi phẫu thuật
-
Người bệnh phải thực hiện một số xét nghiệm như đông máu, lượng đường trong máu, công thức máu, ure máu.
-
Bệnh nhân phải kê khai với bác sĩ đầy đủ các bệnh lý nội khoa mình đang mắc, ví dụ như cao huyết áp, lao phổi, tiểu đường,...
-
Kê khai những thực phẩm chức năng hoặc loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng. Để tránh những trường hợp dị ứng thuốc, bạn cũng nên báo cáo với bác sĩ về các dị ứng của cơ thể. Chẳng hạn như dị ứng thuốc gây mê, thuốc tây, cao su).
-
Trước khi vá màng nhĩ nếu cơ thể không khỏe, bệnh nhân cần báo với bác sĩ để kiểm tra hoặc hoãn lịch phẫu thuật.
-
Từ nửa đêm của ngày phẫu thuật, bệnh nhân không được ăn uống bất kỳ thực phẩm nào. Nếu cảm thấy đói hoặc khát, bạn có thể uống một ít nước.
5. Cách chăm sóc cho bệnh nhân sau khi vá màng nhĩ
Khi quá trình phẫu thuật hoàn tất, bác sĩ thường dùng một ít bông nhét vào tai bệnh nhân. Một số trường hợp, người bệnh phải nhét liên tục khoảng một tuần. Để hạn chế vi khuẩn tấn công vào tai và gây viêm nhiễm vết thương, bác sĩ sẽ dùng băng gạc ở bên ngoài tai. Sau khi quan sát nếu nhận thấy tình trạng bệnh nhân ổn, bác sĩ sẽ cho xuất viện về nhà và kê toa thuốc (bao gồm thuốc uống và thuốc nhỏ vào tai, băng gạc).
Sử dụng thuốc giảm đau nếu bệnh nhân đau tai nhiều
Sau khi phẫu thuật màng nhĩ, bệnh nhân thường xuất hiện cảm giác đau trong tai. Nếu tình trạng đau ở mức độ vừa, cần cho người bệnh uống thuốc giảm đau trong thời gian từ 2 - 3 ngày. Ở trường hợp, bệnh nhân đau dữ dội hoặc sử dụng thuốc giảm đau nhưng vẫn không thuyên giảm thì cần kiểm tra để đề phòng khả năng viêm nhiễm hoặc tụ máu ở vết mổ.
Thông thường sau khi mổ, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh (dạng tiêm hoặc dạng uống) trong 5 ngày để phòng ngừa khả năng gây viêm. Sau 1 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng vết vá màng nhĩ và tiến hành rút bấc, cắt chỉ. Bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình màng nhĩ hồi phục, tránh để nước rơi vào tai. Tuyệt đối không hoạt động mạnh như chạy nhảy, bơi lội. Không đến những nơi đông người để giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm vi khuẩn qua đường miệng hoặc mũi, gây ảnh hưởng đến tai.
Phẫu thuật vá màng nhĩ là một phương pháp can thiệp khá hiệu quả và được áp dụng ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong đợi, tốt nhất bạn cần phải tuân thủ mọi chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người nhà cũng cần chú ý và chăm sóc người bệnh chu đáo sau khi phẫu thuật hoàn tất để nhanh chóng hồi phục.