Phẫu thuật cấp cứu sau xuất hiện 3 dấu hiệu thường gặp | Medlatec

Phẫu thuật cấp cứu sau xuất hiện 3 dấu hiệu thường gặp

Ngày 01/09/2022

Sinh thường 2 con, chu kỳ kinh đều đặn, nhưng trong kỳ kinh này chị H.T.T (34 tuổi, Cao Bằng) thấy 3 dấu hiệu bất thường nên đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám thì vô cùng bất ngờ phẫu thuật cấp cứu cắt khối chửa ngoài tử cung và vòi tử cung phải.


11/06/2022 | Có thai lại sau chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?
28/06/2020 | Chửa ngoài tử cung: Dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm
10/07/2013 | Chửa ngoài tử cung có thể phòng ngừa

“Bệnh ập tới” từ dấu hiệu không ngờ

Sau ra viện 6 tuần, đến nay sức khỏe của chị H.T.T hoàn toàn ổn định với diễn biến tốt. Chị đã có kinh trở lại và không đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt.

Chị H.T.T vẫn nhớ như in cuộc phẫu thuật cắt khối chửa ngoài tử cung và vòi tử cung vừa được thực hiện thành công tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Do cuộc phẫu thuật diễn ra vô cùng chóng vánh, gấp gáp nên gây bất ngờ cho bản thân chị cũng như cả gia đình.

Hình ảnh túi trống âm của buồng trứng phải khi chị T., thực hiện siêu âm

Hình ảnh túi trống âm của buồng trứng phải khi chị T., thực hiện siêu âm

Chị T., nhớ lại chia sẻ: “Tôi có 2 con sinh thường, chu kỳ kinh nguyệt đều, vòng kinh 30 ngày. Tháng đó kinh ra đúng chu kỳ, nhưng số lượng ít hơn, số ngày ra máu 3 ngày (còn bình thường mỗi kỳ là 5 ngày), sau ra dịch nâu kéo dài 7 ngày và kèm theo đau bụng vùng hố chậu phải. Thấy dấu hiệu bất thường đó nên tôi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám”.

Với kết quả khám toàn trạng ổn định, âm đạo có ít dịch nâu và cổ tử cung lộ tuyến quanh lỗ; Tử cung - hai phần phụ ấn hố chậu phải đau tức, không phản ứng thành bụng, cùng đồ bình thường và dựa trên kết quả xét nghiệm, siêu âm nên bác sĩ kết luận bệnh nhân có cấu trúc hỗn hợp âm cạnh buồng trứng phải, theo dõi chửa ngoài tử cung (GEU) và theo dõi nang lạc nội mạc buồng trứng trái.

“Đến giờ nghĩ lại tôi vẫn chưa tin bệnh ập tới nhanh như vậy, cũng không nghĩ rằng chỉ những dấu hiệu hay gặp đó lại là triệu chứng của bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi đi khám kịp thời, đặc biệt may mắn hơn khi được ê-kíp bác sĩ giàu kinh nghiệm phẫu thuật nên rất an toàn, chính xác” - chị T., vui vẻ cho biết.

Chẩn đoán chửa ngoài tử cung nên làm gì?

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài như vòi tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng, thậm chí là chửa tại vết mổ cũ của tử cung.

Thai ngoài tử cung nếu không được chẩn đoán dễ gây biến chứng nguy hiểm

Thai ngoài tử cung nếu không được chẩn đoán dễ gây biến chứng nguy hiểm

Mang thai ngoài tử cung xuất hiện những dấu hiệu như mang thai bình thường như trễ kinh, đau bụng, buồn nôn... khiến chị em rất dễ chủ quan.

Thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây vỡ vị trí làm tổ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.

Bác sỹ Nguyễn Văn Ngọc - Chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trực tiếp khám bệnh nhân cho biết: Để chẩn đoán xác định thai ngoài tử cung hay không, ngoài dựa vào biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sản khoa cần dựa vào kết quả của 3 chỉ số sau:

  • Định lượng beta- hCG (beta-hCG) huyết thanh;
  • Siêu âm vùng chậu (siêu âm đầu dò âm đạo);
  • Đôi khi nội soi ổ bụng.

Trường hợp của chị H. có kết quả chẩn đoán xác định dựa vào 3 chỉ số trên, cụ thể:

  • Xét nghiệm: Beta-HCG: 5184.45 U/L, tức tăng so với giá trị bình thường. Đồng thời, bệnh nhân làm các xét nghiệm đánh giá thiếu máu mức độ nhẹ: RBC 4.26, HB 11.8, HCT 35.4.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo: Hình ảnh cấu trúc hỗn hợp âm cạnh buồng trứng phải, theo dõi GEU. Theo dõi nang lạc nội mạc buồng trứng trái. Siêu âm cạnh buồng trứng phải có cấu trúc hỗn hợp âm, bờ đều, kích thước 19x16mm, bên trong có túi trống âm đường kính xấp xỉ 7mm, có nốt tăng âm nghi ngờ thai dài xấp xỉ 2.3mm. Buồng trứng trái có cấu trúc giảm âm đồng nhất dạng kính mờ, bờ đều, ranh giới rõ, kích thước 47x55mm.

Với kết luận chẩn đoán theo dõi chửa ngoài tử cung bên phải - Thiếu máu mức độ nhẹ/theo dõi u lạc nội mạc tử cung trái. Vì vậy, bệnh nhân T., được bác sĩ tư vấn nhập viện và điều trị phẫu thuật thành công.

Dấu hiệu cảnh giác thai ngoài tử cung

BS Ngọc khuyến cáo, nếu chị em phụ nữ thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường cảnh báo này cần đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời, gồm:

  • Chậm kinh: Chậm kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên nhận biết khi có “tin vui”, nhưng đây cũng là dấu hiệu thường gặp khi thai ngoài tử cung.

Đau bụng dưới dữ dội cảnh giác mang thai ngoài tử cung

Đau bụng dưới dữ dội cảnh giác mang thai ngoài tử cung

  • Âm đạo ra máu bất thường: Sau khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu, tình trạng này gọi là máu báo thai. Đây là dấu hiệu cho biết mang thai sớm, hay gặp và thường xuất hiện sau 7 - 14 ngày kể từ ngày chậm kinh. Tuy nhiên, ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài và có màu khác màu của kỳ kinh nguyệt như màu đỏ sẫm, hoặc dịch nâu.
  • Đau bụng: Khi mang thai ngoài tử cung, chị em sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Tình trạng đau bụng có thể kéo dài, đau âm ỉ, hoặc có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo, thậm chí choáng ngất do sốc, mất máu gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Ngoài ra, những trường hợp có yếu tố nguy cao cần cảnh giác mang thai ngoài tử cung như tiền sử thai ngoài tử cung, phẫu thuật ống dẫn trứng, tiền sử viêm nhiễm tiểu khung, ứ dịch ứ mủ vòi tử cung, phẫu thuật vùng bụng chậu, hoặc có tiền sử mang thai trên 35 tuổi, vô sinh, sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản...

Cần làm gì để phòng ngừa mang thai ngoài tử cung tái phát?

Nếu chị em phụ không may có tiền sử mang thai ngoài tử cung, hoặc nằm trong trường hợp có yếu tố nguy cơ cao thì theo BS Ngọc nên phòng tránh bằng những cách sau:

Trước khi mang thai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có kỳ mang thai an toàn

Trước khi mang thai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có kỳ mang thai an toàn

  • Thời gian an toàn để có thai trở lại sau 6 tháng điều trị.
  • Sau 3 tháng điều trị cần kiểm tra lại để đánh giá có tổn thương vùng vòi, tử cung.
  • Giữ vệ sinh âm hộ, âm đạo sạch sẽ, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ, khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa hoặc sau sinh đẻ.
  • Trước khi mang thai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu có chẩn đoán viêm âm hộ, âm đạo, viêm phần phụ… cần được chữa trị kịp thời.

Với định hướng đa khoa chuyên khoa, BVĐK MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ các chuyên khoa giàu kinh nghiệm và được sự hỗ trợ đồng bộ trang thiết bị như hệ thống máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để mang đến sự gửi trọn niềm tin kiểm tra sức khỏe của người dân các độ tuổi như các cặp đôi đến khám sức khỏe tiền hôn nhân, kiểm tra sức khỏe trước - trong - sau mang thai, cũng như là điểm đến tin cậy thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sinh sản, tầm soát ung thư, khám và điều trị các bệnh lý từ cơ bản đến chuyên sâu.

Cùng với khám chữa bệnh, Chuyên Khoa Ngoại của MEDLATEC còn gây dựng tiếng vang và uy tín với thành công của hàng ngàn ca phẫu thuật gồm cấp cứu và phẫu thuật có chỉ định của các trường hợp về ung bướu, tiêu hóa, tiết niệu, nam khoa... cho kết quả chính xác, an toàn.

Thông tin chi tiết dịch vụ/chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng gọi tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp