Chửa ngoài tử cung: Dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm | Medlatec

Chửa ngoài tử cung: Dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm

Mang thai là khoảng thời gian ý nghĩa và hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có muôn vàn khó khăn, nhất là với các mẹ lần đầu mang thai. Ngoài ra, một trong những mối lo lớn nhất đó chính là nguy cơ chửa ngoài tử cung. Vậy những dấu hiệu nào để nhận biết mẹ mang thai rơi vào hoàn cảnh này? Bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.


18/04/2020 | Mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng ra sao đến sản phụ và thai nhi?
17/04/2020 | Mang thai ngoài tử cung liệu có nguy hiểm với dấu hiệu ra sao?
14/03/2018 | Giật mình sản phụ chẩn đoán thai ngoài tử cung sau mổ đẻ 7 tháng
31/07/2013 | Điều trị bảo tồn ống dẫn trứng trong thai ngoài tử cung

1. Chửa ngoài tử cung là gì?

Chửa ngoài tử cung hay còn gọi thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà làm tổ ở những nơi khác như: vòi trứng, ổ bụng, ở cổ tử cung. Tình trạng này thường xuất hiện ở những phụ nữ bị hẹp, dị tật ống dẫn trứng bẩm sinh hoặc có thể đã từng phẫu thuật có liên quan đến ống dẫn trứng.

Thai làm tổ ở ống dẫn trứng chiếm đến 95 trên 100 trường hợp mắc

Thai làm tổ ở ống dẫn trứng chiếm đến 95 trên 100 trường hợp mắc

2. Nguyên nhân 

Nguyên nhân gây ra tình trạng chửa ngoài tử cung thường không rõ ràng, có thể do bẩm sinh hoặc có thể là do vấn đề sức khỏe của người mẹ. Sau đây chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân như sau:

  • Dị tật ống dẫn trứng.

  • Viêm nhiễm đường sinh dục.

  • Ống dẫn trứng bị hẹp, chèn ép bởi khối u khiến hợp tử không thể di chuyển xuống tử cung làm tổ.

3. Dấu hiệu nhận biết

Sau khoảng thời gian quan hệ từ 1 - 2 tuần, lúc này trứng đã được thụ tinh và đang đi xuống buồng tử cung để làm tổ. Tuy nhiên, nếu bạn có dấu hiệu mang thai nhưng khi đi khám siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì có thể bạn đang gặp tình trạng chửa ngoài tử cung. Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết rõ tình trạng này:

  • Chậm kinh nguyệt: Đối với những phụ nữ gặp trường hợp chửa ngoài tử cung thì sẽ đến ngày kinh trễ hơn so với dự kiến, tuy nhiên cũng có thể gặp một số trường hợp ngày kinh đến sớm hoặc đúng ngày. Dấu hiệu để phân biệt chảy máu tử do thai ngoài tử cung hay kinh nguyệt bình thường là hiện tượng chảy máu kéo dài, máu có màu đen thẫm, không đông và ra ít chứ không nhiều như bình thường. Đặc biệt có một số người không bị gặp hiện tượng này.

Chậm kinh nguyệt là dấu hiệu đầu của bệnh

  • Đau bụng: Những cơn đau có mức độ khác nhau lúc âm ỉ, lúc dữ dội, có khi đau đột ngột. Lúc này các mẹ cần nghĩ đến khả năng chửa ngoài tử cung.

  • Xuất huyết âm đạo: Đa số các mẹ đều sẽ nhầm lẫn giữa xuất huyết âm đạo và kinh nguyệt. Đây là hiện tượng chảy máu ngay sau khi mẹ mất kinh nguyệt, xuất huyết kéo dài, máu có màu đỏ thẫm hoặc đen kèm theo những cơn đau thắt bụng dưới hoặc đau vùng hố chậu. Tuy nhiên có một số trường hợp chửa ngoài tử cung mà không bị xuất huyết. Chảy máu lâu ngày kéo dài gây mất máu, mệt mỏi, tụt huyết áp.

  • Nồng độ HCG tăng không tương xứng tuổi thai: Nồng độ HCG là hormone do nhau thai tiết ra, khi mang thai thì nồng độ này sẽ tăng dần đều với tuổi thai. Tuy nhiên nếu HCG tăng không tương xứng thì có thể là một số dấu hiệu của hiện tượng chửa ngoài tử cung.

4. Chửa ngoài dạ con nguy hiểm đến mức nào?

Theo các bác sĩ của MEDLATEC cho biết tình trạng này rất nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Chửa ngoài tử cung vỡ gây xuất huyết trong ổ bụng

Vị trí làm tổ của thai không thuận lợi, do đó khi thai phát triển để tìm lấy nguồn dinh dưỡng từ mẹ thì các gai nhau buộc phải phá hủy cấu trúc của tổ chức mà thai đang bám vào làm tổ. 

Đa số các trường hợp chửa ngoài tử cung là thai làm tổ ở ống dẫn trứng, tổ chức này có cấu trúc mỏng nên khi gặp tình trạng thai nằm sai vị trí thì gây rong huyết. Máu chảy nhiều có màu đen, chảy từng ít một. Bào thai nằm ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi thai vỡ làm máu chảy ồ ạt, đau bụng dữ dội có thể dẫn đến ngất xỉu do mất máu nhiều, da xanh tái, mạch đập nhanh, khó bắt huyết áp. Người mẹ có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nguy cơ cao tái phát 

Nguy cơ cao tái phát tình trạng này là do người mẹ đã có tiền sử gặp thai ngoài tử cung. Những người đã mắc tình trạng này có lặp lại cao hơn 13 lần so với những người chưa bao giờ mắc. Ngoài ra thai ngoài dạ con rất khó giải quyết triệt để do mắc các bệnh lý liên quan như: viêm nhiễm, u xơ, đặt vòng,…

Có nguy cơ vô sinh cao

Tỷ lệ vô sinh khi gặp tình trạng này khác cao do phát hiện muộn đến lúc thai vỡ thì toàn bộ cấu trúc của tổ chức mà thai bám vào sẽ đều bị phá hủy. Khi thai nằm ở ống dẫn trứng thì sẽ được xử lý theo yêu cầu của bác sĩ,  đối với những vị trí khác nếu có phát hiện sớm điều trị kịp thời thì khả năng sinh sản cũng khó có thể hồi phục, do quá trình nội soi lấy bào thai sẽ tác động lên ống dẫn trứng gây sẹo từ đó ảnh hưởng đến quá trình gặp trứng của tinh trùng cũng như khả năng làm tổ và nguy cơ tái phát trở lại.

Thai chết lưu ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ

Nếu thai chết lưu không được phát hiện để xử lý bào thai sẽ phân hủy ngay bên trong cơ thể mẹ sản sinh ra hàng triệu vi trùng gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục, lâu ngày những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào máu gây hiện tượng nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

5. Những người có nguy cơ mắc 

Tất cả chị em phụ nữ đều có nguy cơ mắc thai ngoài tử cung như nhau, tuy nhiên một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng cao gặp tình trạng này.

  • Tiền sử phẫu thuật vùng xương chậu, cơ quan sinh dục hay nạo phá thai nhiều lần.

  • Lạc nội mạc tử cung.

  • Lạm dụng chất kích thích.

  • Bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như: giang mai, lậu,…

  • Tiền sử thai ngoài dạ con, ống dẫn trứng bị hẹp bẩm sinh hay có thẹo do phẫu thuật.

Lạm dụng chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Lạm dụng chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc bệnh

6. Điều trị 

Gồm có hai phương thức điều trị đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa:

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc là liệu pháp đầu tiên được sử dụng, thuốc ngăn chặn sự phát triển của bào thai, làm chết phôi thai, từ đó cơ thể tự động đào thải thai ra ngoài. Thuốc không ảnh hưởng hay làm tổn thương đến ống dẫn trứng, nhưng lưu ý rằng các mẹ sẽ khó có thể thụ thai sau vài tháng sử dụng thuốc. Thuốc được sử dụng để điều trị là Methotrexate.

Điều trị ngoại khoa

Khi bào thai nằm ngoài tử cung chưa bị vỡ hay mới bị rỉ máu thì có thể can thiệp bằng phương thức mổ nội soi. Tuy nhiên nếu bào thai đã vỡ hoặc máu rỉ vào trong ổ bụng nhiều thì bắt buộc phải mổ mở.

Phát hiện sớm tình trạng chửa ngoài tử cung bảo vệ sức khỏe của mẹ

Phát hiện sớm tình trạng chửa ngoài tử cung bảo vệ sức khỏe của mẹ

Chửa ngoài tử cung là bệnh lý rất dễ gặp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ. Do đó, khi gặp những dấu hiệu bất thường như đã nêu trong bài viết, mẹ bầu cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán nhằm có hướng điều trị kịp thời. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp