Bạch cầu là một tế bào máu và là thành phần quan trọng của máu, còn được biết đến với các tên gọi như bạch huyết cầu hoặc tế bào miễn dịch. Cụ thể chức năng của bạch cầu là gì? Để tìm hiểu về thông tin này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết của MEDLATEC được chia sẻ ngay bên dưới đây.
14/11/2022 | Tìm hiểu về bạch cầu lympho và tình trạng bạch cầu lympho tăng 06/10/2022 | Bạch cầu trong nước tiểu nhiều hơn mức cho phép cảnh báo điều gì? 26/08/2022 | Bệnh bạch cầu là gì? Bệnh lý này có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe?
1. Bạch cầu là gì? Phân loại bạch cầu
Trước khi tìm hiểu cụ thể về chức năng của bạch cầu, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua thông tin bạch cầu là gì và phân loại.
Theo đó, bạch cầu là một trong 3 thành phần quan trọng nhất của máu, thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể thông qua việc phát hiện, chống lại và tiêu diệt các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Nó có nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại thực hiện một chức năng cụ thể của mình, trong đó hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ cơ thể.
Bạch cầu là một trong các thành phần quan trọng của máu, có nhiều loại khác nhau
Về phân loại, có thể có các loại bạch cầu như sau:
- Bạch cầu hạt hay bạch cầu đa nhân: chứa những hạt lớn trong bào tương. Gồm có: bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base và bạch cầu trung tính.
- Bạch cầu không hạt hay bạch cầu đơn nhân: không có hạt trong bào tương. Bên trong cơ thể chúng chiếm khoảng từ 2 - 8% trong tổng số tế bào bạch cầu. Gồm có 2 loại: bạch cầu mono, bạch cầu lympho.
2. Chức năng của bạch cầu là gì?
Như đã đề cập, chức năng của bạch cầu là thực hiện một nhiệm vụ chung đó là bảo vệ cơ thể, ngăn chặn, tiêu diệt các yếu tố gây bệnh có thể làm suy giảm hệ miễn dịch.
Trong đó, mỗi loại bạch cầu cụ thể đảm nhận một chức năng, vai trò riêng, như sau:
- Bạch cầu hạt trung tính: có khả năng vận động và thực bào rất mạnh. Đây là loại bạch cầu chiếm phần lớn các tế bào bạch cầu bên trong cơ thể, có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, cũng như chống viêm nhiễm, xử lý các mô trong trường hợp bị tổn thương.
- Bạch cầu hạt ưa acid: Có vai trò là khử độc các protein và các chất lạ trước khi chúng gây hại đến cơ thể. Loại này có khả năng thực bào yếu hơn so với bạch cầu trung tính.
- Bạch cầu hạt ưa base: Đây là loại bạch cầu ít gặp nhất, chỉ chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu bên trong cơ thể, không có khả năng di chuyển và thực bào. Về chức năng, chúng giữ một vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
- Bạch cầu mono: tồn tại trong máu dưới dạng trong suốt. Loại bạch cầu này thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và đẩy lùi các tác nhân gây hại, khởi động quá trình sản xuất kháng thể.
- Bạch cầu lympho:
-
Bạch cầu lympho T: nhận biết, loại bỏ các tế bào gây nhiễm trùng.
-
Bạch cầu lympho B: sản xuất tạo ra các kháng thể.
Bạch cầu có nhiệm vụ chung của là bảo vệ cơ thể và với mỗi loại bạch cầu lại có một nhiệm vụ riêng
3. Số lượng bạch cầu trong cơ thể
Chúng ta có thể xác định số lượng bạch cầu bên trong cơ thể bằng việc thực hiện phương pháp xét nghiệm máu (còn gọi là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu). Trong đó, chỉ số cho biết số lượng bạch cầu trong một thể tích máu là chỉ số WBC (viết tắt của White Blood Cell).
Giá trị này bình thường ở người trưởng thành nằm trong khoảng 4.000 - 10.000 tế bào/mm3. Đối với trẻ sơ sinh, thường dao động trong khoảng từ 13000 - 38000/mm3, trẻ từ 2 tuần tuổi trở lên thì chỉ số này từ 5000 - 20000/mm3. Còn ở trường hợp phụ nữ đang mang thai vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ, giá trị này dao động trong khoảng từ 5800 - 13200/mm3.
Chỉ số WBC là một chỉ số quan trọng để các bác sĩ có thể tiên lượng được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân dựa vào việc chỉ số này tăng hay giảm. Số lượng bạch cầu cho dù là quá ít hay quá nhiều đều biểu hiện cho những lo ngại, có thể thể hiện rằng sức khỏe của bạn đang không được tốt.
Số lượng bạch cầu trong máu là một thông tin xét nghiệm quan trọng
Trường hợp bạch cầu tăng
Trường hợp số lượng bạch cầu tăng quá cao so với mức trung bình có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phải đối diện với các bệnh lý nhiễm khuẩn do những loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay các trường hợp khác chẳng hạn như viêm phổi, áp xe gan,... hoặc bệnh bạch cầu mạn tính, cấp tính.
Tình trạng này có thể biểu hiện qua một vài dấu hiệu như bệnh nhân luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, bị sút cân không rõ nguyên do, hay khó chịu, căng thẳng. Ngoài ra, còn có thể bị sốt, bị nhiễm trùng trên cơ thể, xuất hiện các vết bầm tím dù không hề va đập, bị chảy máu cam thường xuyên.
Trường hợp bạch cầu giảm
Đối với trường hợp bạch cầu giảm xảy ra khi số lượng của bạch cầu thấp hơn so với mức trung bình. Bệnh bạch cầu trung tính là một dạng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, hầu hết các người bệnh lao, sốt xuất huyết, các loại bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus như HIV, virus viêm gan B cũng bị giảm bạch cầu.
Số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm đều là bất thường
Như vậy, thông qua bài viết được chia sẻ trên đây, bạn đọc đã cùng MEDLATEC tìm hiểu bạch cầu là gì, phân loại, chức năng của bạch cầu, kèm theo đó là thông tin về số lượng bạch cầu trong cơ thể. Rõ ràng, bạch cầu giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Do vậy, để có thể biết được các loại bạch cầu bên trong cơ thể của mình liệu có đang hoạt động hiệu quả hay không, bạn nên thực hiện thăm khám và kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ tiến hành những xét nghiệm liên quan. Từ đó, có thể xác định được tình trạng hay các vấn đề sức khỏe bản thân đang gặp phải và kịp thời thực hiện điều trị nếu cần thiết.
Mong rằng thông qua bài viết này bạn đọc đã được tham khảo thêm những kiến thức hữu ích để có thể bảo vệ thật tốt sức khỏe của bản thân. Nếu có nhu cầu được tư vấn chi tiết về các vấn đề về sức khỏe và đặt lịch khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.