Bị nứt móng tay chân trước tiên gây nên ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ, khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Điều đáng nói hơn đây còn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh nấm móng, cần được điều trị sớm để ngăn chặn lây lan và các biến chứng nguy hại khác.
22/12/2022 | Móng tay bị lõm là gì, làm sao để khắc phục? 06/12/2022 | Đi tìm nguyên nhân gây viêm quanh móng và cách điều trị 29/09/2021 | Có thể điều trị bệnh nấm móng dứt điểm hay không?
1. Nấm móng là gì?
Nấm móng là tình trạng nhiễm nấm ở phần móng tay, móng chân do sự xâm nhập của vi nấm thông qua các vết cắt trên da hoặc vết nứt trên móng. Bệnh lý này có thể làm cho móng dày hơn, bị thay đổi màu sắc, đau đớn, chảy dịch,...
Nấm dermatophytes gây bệnh nấm móng
Điều đáng nói hơn là nấm móng dễ lây sang các phần khác của móng, phát triển trên da ảnh hưởng đến khả năng vận động và cuộc sống của người bệnh. Các con đường lây nhiễm nấm móng gồm: dùng chung vật dụng cá nhân, tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt da nhiễm nấm.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng là vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Đây là nhóm vi nấm có khả năng phát triển mạnh trên keratin và da. Ban đầu vi nấm bám bên dưới móng sau đó dần dần phát triển và gây tổn thương cho móng ở những mức độ khác nhau.
Bệnh lý này có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là người cao tuổi vì móng chân, móng tay đã trở nên khô và giòn. Chính điều đó làm cho vi nấm có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Ngoài ra, giảm lưu thông máu ở bàn chân khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu cũng dễ gây nên bệnh nấm móng.
2. Nứt móng tay chân, dấu hiệu của bệnh nấm móng và tính chất nguy hiểm
2.1. Bị nứt móng tay chân, cảnh giác bệnh nấm móng
Nứt móng tay chân là một trong những triệu chứng của bệnh nấm móng. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ gặp các tình trạng khác như:
- Móng chuyển sang màu vàng, nâu.
- Móng dày, đục, dễ bị gãy, mủn.
- Móng bị biến dạng.
Nứt móng tay chân, móng đục và mủn là dấu hiệu của bệnh nấm móng
2.2. Mức độ nguy hiểm của nứt móng tay chân do nấm móng gây ra
Triệu chứng nứt móng tay chân có thể điều trị khỏi được nhưng sẽ dễ dàng tái phát khi không có biện pháp phòng ngừa đúng cách. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm và tích cực, nó có thể trở thành nguồn gốc sinh ra các biến chứng:
- Móng bị đau và tổn thương mãi mãi.
- Đi lại, cầm nắm,... gặp khó khăn.
- Mắc các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng trên da, thậm chí là nhiễm trùng huyết.
- Người bị tiểu đường mắc nấm móng có thể bị giảm lưu thông máu tới các dây thần kinh ở bàn chân, bàn tay.
3. Bị nứt móng tay chân nên làm gì?
3.1. Chẩn đoán bệnh
Không phải bất cứ trường hợp nào bị nứt móng tay chân cũng mắc bệnh nấm móng, đây chỉ là dấu hiệu gợi ý bệnh lý này mà thôi. Muốn biết chính xác hiện tượng mà mình đang mắc phải có đúng là bệnh nấm móng không người bệnh cần thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng xảy ra ở vùng móng của người bệnh, khai thác tiền sử bệnh lý về da cũng như thói quen sinh hoạt để tìm nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ lấy mẫu móng hoặc cạo mảnh vụn dưới móng để gửi đến phòng thí nghiệm để có căn cứ chẩn đoán, xác định vi nấm gây bệnh.
3.2. Điều trị nấm móng
Mức độ nấm móng ở mỗi người không giống nhau nên việc điều trị bằng phác đồ nào sẽ được bác sĩ xem xét dựa trên tình trạng bệnh và dạng nấm gây ra bệnh cho bệnh nhân. Để thấy được hiệu quả điều trị, có những trường hợp sẽ cần tới vài tháng. Thông thường, bệnh nấm móng sẽ được điều trị bằng thuốc tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Bị nứt móng tay chân kéo dài cần khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán xác định và điều trị sớm
- Thuốc dạng bôi
Đây là loại thuốc chống nấm được bôi lên móng tay, móng chân của người bệnh.
- Thuốc dạng uống
So với thuốc bôi thì việc dùng thuốc đường uống có khả năng loại bỏ nhiễm trùng nhanh hơn. Các loại thuốc hay được sử dụng là terbinafine, itraconazole,... theo chỉ định từ bác sĩ. Việc dùng thuốc giúp cho móng mới được mọc lên thay thế cho móng nhiễm bệnh sẽ không bị nhiễm trùng.
Thời gian dùng thuốc trong khoảng 6 - 12 tuần. Kết quả điều trị chỉ thấy được khi móng mới được mọc lại hoàn toàn, có trường hợp sẽ phải mất tới hơn 4 tháng mới đẩy lùi được nhiễm trùng và tỷ lệ trị bệnh thành công ở người trên 65 tuổi thấp hơn so với các độ tuổi khác.
Cần lưu ý rằng, việc dùng thuốc kháng nấm đường uống có tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ như: phát ban đỏ trên da, gan bị tổn thương,... Để kiểm tra khả năng ảnh hưởng của thuốc tới cơ thể, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ.
Người bị suy tim sung huyết, suy gan sẽ không được chỉ định dùng thuốc chống nấm. Bên cạnh đó, một số trường hợp đang bắt buộc phải dùng một loại thuốc điều trị bệnh lý nào đó không thể kết hợp với thuốc chống nấm cũng sẽ không được kê đơn sử dụng loại thuốc này.
- Sơn móng chống nấm
Việc sơn móng chống nấm: bác sĩ sẽ cho dùng một loại thuốc bôi có tên là Ciclopirox bôi lên phần móng bị nhiễm trùng và vùng da lân cận trong khoảng 7 ngày sẽ giúp loại bỏ vi nấm. Thời gian điều trị có thể lên tới 1 năm và cần thực hiện hàng ngày.
- Dùng kem dưỡng móng
Một loại kem chống nấm có thể sẽ được bác sĩ chỉ định để bôi vào phần móng bị nhiễm trùng. Trước khi bôi kem nên làm mỏng móng để thuốc dễ đi qua bề mặt móng đến tấn công vi nấm nằm bên dưới móng, nhờ đó hiệu quả điều trị dễ dàng đạt được.
Nứt móng tay chân là một trong các biểu hiện cảnh báo bệnh nấm móng, cần được thăm khám để chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp. Nếu đang gặp phải hiện tượng này, quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 đặt lịch khám cùng bác sĩ Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Tại đây, dưới sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị máy móc hiện đại trong Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:201 và chứng chỉ CAP cùng với sự thăm khám của bác sĩ đầu ngành, bạn sẽ nhanh chóng biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình và hướng chăm sóc, điều trị hiệu quả nhất.