Nổi mề đay là tình trạng da liễu khá thường gặp, đặc trưng là sự xuất hiện đột ngột của những vùng da bị phù nề, phồng rộp đi kèm với cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Đôi khi nổi mề đay chỉ xuất hiện ở vùng da nhỏ khi gặp phải tác nhân kích thích, song khi tình trạng này lan rộng toàn thân thì mức độ nghiêm trọng tăng lên. Vậy nổi mề đay toàn thân nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
17/01/2021 | 3 cách xử lý khi bị nổi mề đay vào buổi tối có thể bạn chưa biết! 07/01/2021 | Tìm hiểu về tình trạng dị ứng nổi mề đay 27/12/2020 | Nổi mề đay sau sinh ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
1. Nổi mề đay do nguyên nhân gì?
Nổi mề đay không phải là tình trạng da liễu hiếm gặp, theo thống kê có đến 20% dân số gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời. Sự xuất hiện của mề đay trên da thường khá đột ngột và nhanh chóng, đặc điểm là những nốt hoặc vùng da lớn bị phù nề, phồng rộp với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.
Ở vùng da bị nổi mề đay, cảm giác châm chích, nóng rát, ngứa ngáy rất rõ ràng. Đôi khi khiến bệnh nhân không thể tập trung vào công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày. Cảm giác ngứa rát, châm chích thường khiến bệnh nhân tìm đến phương pháp làm dịu tạm thời như: gãi ngứa, chườm nóng, chườm lạnh, dùng kem bôi ngoài da,…
Thực tế, nổi mề đay thường chỉ xuất hiện ở một vùng da nhất định và thường tự biến mất sau 1 ngày khi không còn tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, nổi mề đay toàn thân xảy ra thường nghiêm trọng hơn, liên quan đến tình trạng cơ địa mẫn cảm, phản ứng dị ứng toàn thân,… Phản ứng dị ứng toàn thân thường gây nhiều biến chứng hô hấp, tiêu hóa khác bên cạnh nổi mề đay nên cần phát hiện sớm và kiểm soát phản ứng quá mức.
Nổi mề đay thường đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy khó chịu
Thời gian xảy ra nổi mề đay toàn thân ngắn dưới 6 tuần, ít tái phát hoặc chỉ tái phát khi gặp tác nhân kích thích được gọi là nổi mề đay cấp tính. Song không ít bệnh nhân do cơ địa quá nhạy cảm, phản ứng dị ứng quá mức hoặc không tìm được và tách xa khỏi tác nhân gây kích ứng mà dẫn đến nổi nổi mề đay mạn tính.
Hiện tượng phù nề, sưng đau trong bệnh nổi mề đay thân xảy ra do chất histamin được tạo ra khi cơ thể phản ứng dị ứng với dị nguyên. Histamin sẽ có mặt trong các mao mạch nhỏ, tấn công gây tổn thương và khiến dịch bị rò rỉ ra ngoài. Tình trạng này càng khiến các nốt phồng rộp nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
Hình thái và kích thước của các mề đay trên da rất đa dạng, có thể lớn nhỏ xen lẫn, hình tròn hình thoi hoặc cả mảng lớn trên da. Nhận biết nổi mề đay trên da khá đơn giản, bác sĩ thường dựa trên xem xét các vùng da phồng rộp.
2. Bác sĩ trả lời: Nổi mề đay toàn thân nguy hiểm không?
Nổi mề đay thường sẽ tự biến mất không để lại sẹo hay tổn thương sau khi phản ứng dị ứng của cơ thể được kiểm soát. Vậy nổi mề đay toàn thân nguy hiểm không?
Nếu xảy ra nổi mề đay toàn thân thì tình trạng đã trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dị ứng quá mức hoặc không loại bỏ được tác nhân gây kích ứng.
Nổi mề đay toàn thân có thể nguy hiểm nếu đi kèm với triệu chứng dị ứng nghiêm trọng khác
Đặc biệt, khi nổi mề đay toàn thân kéo dài, không có dấu hiệu cải thiện dù chăm sóc hay điều trị tích cực thì nên đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, nổi mề đay toàn thân đi kèm với dấu hiệu sốt, sưng phù các vùng da có thể là dấu hiệu tổn thương hoặc phản ứng quá mãn. Các trường hợp này đều nên đi kiểm tra, tránh bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh nổi mề đay toàn thân có thể gây ra gồm: nhiễm trùng da, phù mạch, sốc phản vệ, viêm da,… Triệu chứng bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt mà tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần đều đi xuống. Do đó, khi bị nổi mề đay toàn thân không nên quá chủ quan không theo dõi và điều trị bệnh.
3. Bạn đã biết phải làm gì khi bị nổi mề đay toàn thân?
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra các vùng da bị nổi mề đay, đồng thời hỏi về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng và tìm hiểu gần gây bạn có tiếp xúc với chất lạ hay không. Đôi khi việc tiếp xúc với chất nào đó hàng ngày song khi miễn dịch suy giảm, nổi mề đay toàn thân mới xảy ra.
Tác nhân gây nổi mề đay thường là các yếu tố dễ gây kích ứng da
Ngoài ra cần chẩn đoán phân biệt nổi mề đay với các bệnh lý da liễu khác như: chàm, viêm mạch dị ứng, hen suyễn, hen phế quản,… Nếu tình trạng không nghiêm trọng bác sĩ khuyên bạn một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện bệnh, các nốt mề đay sẽ dần biến mất. Tuy nhiên nếu bệnh không có dấu hiệu cải thiện không tìm ra được tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
Để điều trị giảm nổi mề đay toàn thân, có một số biện pháp thường áp dụng như:
Sử dụng thuốc Tây Y
Các loại thuốc đặc trị thường áp dụng với các trường hợp dị ứng, nổi mề đay toàn thân gồm: Thuốc chống viêm, thuốc kháng Histamin, thuốc chống dị ứng, thuốc bôi ngoài da, corticosteroid,…
Đặc điểm chung của điều trị bệnh ngoài da với thuốc Tây Y là cho hiệu quả nhanh, giảm ngứa, sưng, phù da nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ điều trị triệu chứng nên nếu không loại bỏ được nguyên nhân gây kích ứng, nổi mề đay toàn thân sẽ lại tái phát. Ngoài ra, lạm dụng thuốc Tây Y không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, suy gan, suy thận, đau dạ dày,…
Bài thuốc dân gian
Thông thường, dị ứng nổi mề đay có thể cải thiện bằng các bài thuốc dân gian có tác dụng làm dịu phản ứng kích ứng, giảm triệu chứng trên da như: tắm chườm lá khế, uống nước trà xanh, tía tô, kinh giới, lá ngải cứu, lá hẹ,…
Cơn ngứa và nổi mề đay cấp tính có thể cải thiện được nhanh chóng với những biện pháp chăm sóc này. Tuy nhiên với nổi mề đay mãn tính, cần điều trị lâu dài kết hợp nhiều phương pháp mới đem lại hiệu quả cao.
Nổi mề đay mãn tính cần điều trị lâu dài, kiên trì
Nổi mề đay toàn thân nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây kích ứng, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu lo ngại về tình trạng bệnh của bản thân hoặc có phản ứng quá mức, hãy liên hệ với chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.