Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong rất cao (ở trẻ sơ sinh tỷ lệ tử vong lên tới 95%). Trực khuẩn uốn ván sống trong đất, nhất là những vùng ô nhiễm, những nơi có nhiều chất thải súc vật gây ra. Bệnh thường gặp ở những vùng làm nông nghiệp và những người thường xuyên phải tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm. Vậy triệu chứng uốn ván như thế nào và cách phòng bệnh hiệu quả.
14/01/2021 | Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu chuẩn theo quy định 28/10/2020 | Các loại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván và lịch tiêm chi tiết 20/10/2020 | Bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào? Liệu có cách phòng bệnh không?
1. Triệu chứng uốn ván chung
Bệnh uốn ván có tên khoa học là Tetanus, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Clostridium tetani - lây nhiễm và phát triển qua vết thương hở ở điều kiện yếm khí. Đặc trưng của bệnh là hệ thần kinh bị tấn công gây ra những cơ co cứng cơ.
Uốn ván do 1 loại vi khuẩn sống trong bùn đất
Thông thường, trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương sâu nhiễm đất cát, phân súc vật, nha bào khuẩn,… Một số trường hợp mắc bệnh do phẫu thuật, nạo thai, sinh đẻ trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Trẻ sơ sinh là đối tượng nguy cơ cao có thể bị nhiễm trùng uốn ván nếu cắt dây rốn không đảm bảo vô khuẩn hoặc chăm sóc vệ sinh rốn không sạch sẽ.
Sau khi nhiễm khuẩn, bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn với những dấu hiệu đặc trưng sau:
1.1. Dấu hiệu bệnh uốn ván thời kỳ ủ bệnh
Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên sau khi nhiễm khuẩn uốn ván đó là cứng hàm. Thời gian trực khuẩn ủ bệnh là từ 3 - 21 ngày, trung bình là 7 ngày. Những trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn (dưới 7 ngày) thì bệnh càng nặng và diễn biến phức tạp.
Cứng hàm khiến người bệnh khó nuốt, khó mở miệng
Cứng hàm thể hiện bằng những đặc điểm sau: Mỏi hàm, nuốt vướng, khó nói, khó nhai, khó há miệng. Triệu chứng ngày càng nặng dần và xuất hiện liên tục.
Nếu không chủ động phòng ngừa, theo dõi khi nghi ngờ nhiễm khuẩn uốn ván, rất ít trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Triệu chứng cứng cơ hàm thường nghi ngờ do đau thông thường.
1.2. Dấu hiệu uốn ván thời kỳ khởi phát
Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân sẽ có các cơ co giật hoặc cơ co thắt hầu họng trong 1 - 7 ngày. Nếu thời gian ngày rút ngắn dưới 48 giờ thì bệnh nặng, tiên lượng không tốt.
Tình trạng cứng hàm vẫn diễn ra và nặng hơn, người bệnh còn bị co cứng các cơ khác như:
-
Co cứng cơ bụng: Sờ vào bụng thấy cứng, 2 cơ thẳng trước có thể gồ lên.
-
Co cứng cơ ngực và cơ liên sườn: Khó khăn khi di động lồng ngực.
-
Co cứng cơ lưng: Khiến lưng uốn cong hoặc ưỡn thẳng khó điều chỉnh.
-
Co cứng cơ gáy: Cổ có xu hướng ngửa và cứng.
-
Co cứng chi dưới: Tư thế duỗi thẳng.
-
Co cứng chi trên: Tư thế gập tay.
Các cơn co cứng càng tăng lên khi bị kích thích, khiến người bệnh đau đớn và không thể cử động cơ thể theo ý muốn. Người bệnh còn có thể vã mồ hôi, bồn chồn, tim nhập nhanh.
Cơn co cứng toàn thân có thể khiến người bệnh tử vong do ngừng thở
1.3. Uốn ván thời kỳ toàn phát
Thời kỳ toàn phát diễn ra sau 1 - 3 tuần kể từ khi bắt đầu thời kỳ khởi phát, nghĩa là có cơn co giật toàn thân hoặc co thắt hầu họng đầu tiên. Triệu chứng co cứng các cơ toàn thân rất rõ ràng, liên tục và gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được hỗ trợ y tế.
-
Cơ cứng cơ toàn thân: khiến người bệnh đau đớn, tư thế ưỡn cong điển hình, cơn co cứng diễn ra liên tục và nặng hơn khi kích thích.
-
Co thắt cơ vòng: khiến bệnh nhân đại và tiểu tiện khó.
-
Co thắt hầu họng: việc này khiến bệnh nhân khi ăn dễ bị sặc do khó nuốt. Việc ăn uống cho người bệnh lúc này cần được đặc biệt chú ý.
-
Co thắt thanh quản: khiến người bệnh khó thở, ngạt thở, người tím tái có thể ngừng tim, suy hô hấp.
Các cơ co giật toàn thân xuất hiện trên nền co cứng cơ, tăng lên khi bị kích thích. Thời gian co giật diễn ra khoảng vài giây đến vài phút, tư thế điển hình là: tay nắm chặt, chân duỗi, lưng uốn cong, tay ở tư thế gấp. Bệnh nhân thường bị ngừng thở trong cơn co giật này do thanh quản co thắt, cơ hô hấp không thể hoạt động. Thời gian cơn co giật càng dài thì nguy cơ tử vong càng cao.
Uốn ván tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh con người
Ở giai đoạn này, trực khuẩn tấn công hệ thần kinh mạnh mẽ, triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng rõ ràng và nặng dần: vã mồ hôi, da xanh tái, tăng tiết đờm dãi, sốt cao trên 39 độ C. Cần chú ý đến huyết áp người bệnh có thể dao động thất thường, rối loạn nhịp tim và ngừng tim.
1.4. Triệu chứng uốn ván thời kỳ khỏi bệnh
Khi được can thiệp y tế hiệu quả, giai đoạn toàn phát sẽ nhanh chóng qua đi. Khi các cơn co giật toàn thân hoặc co thắt thanh quản, hầu họng giảm dần về tần số và mức độ thì người bệnh đang phục hồi. Tuy nhiên tình trạng co cứng toàn thân và các cơ còn kéo dài vài tuần đến vài tháng nhưng mức độ bệnh giảm dần. Bệnh nhân dần dần có thể điều khiển há rộng miệng và nuốt, ăn uống bình thường.
2. Triệu chứng uốn ván ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể mắc uốn ván do quá trình sinh đẻ, cắt dây rốn và chăm sóc dây rốn không đảm bảo vệ sinh. Do sức đề kháng kém nên sau khi nhiễm vi khuẩn, triệu chứng bệnh rõ ràng và thể hiện sớm hơn.
Thường bệnh sẽ xuất hiện sau khi nhiễm bệnh 2 tuần. Triệu chứng đầu tiên cũng là cứng hàm, trẻ không thể bú được. Những cơn co giật toàn thân cũng diễn ra thường xuyên, khiến trẻ ưỡn cong người và ngừng thở do cứng cơ hầu họng, thanh quản.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván có tỉ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và can thiệp y tế trong những cơn co cứng toàn thân.
Tiêm phòng là cách phòng bệnh uốn ván hiệu quả nhất
Do tác nhân gây bệnh tồn tại dễ dàng ở ngoài môi trường sống, nếu đợi triệu chứng uốn ván xuất hiện thì bệnh đã tiến triển muộn, khó can thiệp nên tiêm phòng uốn ván vẫn là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tiêm phòng uốn ván đã được phổ cập tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mọi người mọi độ tuổi và cả phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo nên tiêm phòng.