Uốn ván là một trong những căn bệnh xuất hiện từ khá lâu, khi chưa có vắc xin phòng bệnh, chúng đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng bệnh nhân. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh đã dần được kiểm soát, tuy nhiên chúng ta không nên coi thường, chủ quan. Liệu bạn có thực sự hiểu bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?
13/10/2020 | Người có sức khỏe tốt nên tiêm phòng uốn ván không? 04/07/2020 | Một số thông tin về bệnh bạch hầu ho gà uốn ván bạn nên biết 06/06/2020 | Uốn ván có nguy hiểm không - Cách điều trị bệnh như thế nào? 17/04/2020 | Giá tiền tiêm vắc xin uốn ván là bao nhiêu và tiêm ở đâu uy tín?
1. Tìm hiểu chung về bệnh uốn ván
Căn bệnh này khá quen thuộc, chúng ta thường biết đến với tên gọi khác là phong đòn gánh. Tác nhân chính khiến bệnh hình thành và phát triển đó là một loại vi khuẩn có tên quốc tế là Clostridium tetani, chúng xuất hiện rất nhiều xung quanh ta, vì thế bạn cần đề phòng tránh sự tấn công của vi khuẩn.
Khi mắc bệnh uốn ván, vi khuẩn sẽ làm tổn thương dây thần kinh, hậu quả là hệ cơ bắp có dấu hiệu cứng, tê liệt cực kỳ nghiêm trọng. Càng để tình trạng này diễn ra lâu, sức khỏe của bạn càng bị ảnh hưởng. Thậm chí, rất nhiều người tử vong do chủ quan, không kịp thời điều trị, kiểm soát tình trạng bệnh.
Vi khuẩn Clostridium tetani là tác nhân chính gây bệnh
Tuy nhiên, đây không phải căn bệnh truyền nhiễm, vì thế bạn đừng quá lo lắng khi tiếp xúc với bệnh nhân. Chúng ta không nên có thái độ xa lánh, coi thường họ. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh có dấu hiệu giảm do vắc xin phòng bệnh đã ra đời và tỏ ra khá hiệu quả.
2. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván
Như đã phân tích ở trên, vi khuẩn gây bệnh không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Vậy chúng tấn công và làm tổn thương cơ thể thông qua con đường nào?
Trên thực tế, vi khuẩn gây bệnh uốn ván thường tận dụng các vết thương trên cơ thể chúng ta để xâm nhập và gây bệnh. Đó có thể là những vết thương nhẹ như: gai đâm, vết rách, vết cắn của động vật hoặc tổn thương nặng, ví dụ như: gãy xương hở, hoặc tiêm chính không lành mạnh.
Nếu các vết thương ngoài da không được sát trùng cẩn thận, bạn có nguy cơ mắc bệnh uốn ván
Ngoài ra, bệnh có thể phát triển khi bạn mắc bệnh lý nội khoa, đặc biệt là sau răng, bị loét da hoặc viêm tai giữa, tai bị chảy mủ,… Thậm chí, các chị em phụ nữ nếu nạo phá thai tại các cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Chính vì thế, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt, vệ sinh các vết thương trên da để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và phát triển bệnh.
3. Bệnh nhân uốn ván có những triệu chứng như thế nào?
Mặc dù đây là bệnh quen thuộc, song không phải ai cũng nắm được những triệu chứng thường gặp của bệnh. Đa số bệnh nhân khi bắt đầu mắc bệnh uốn ván thường cảm thấy co thắt ở cơ hàm, dần dần các vị trí khác cũng có cảm giác tương tự.
Nghiêm trọng hơn cả đó là tình trạng co cơ thắt lưng hoặc co cơ hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan, lơ là trước tình trạng kể trên.
Kèm theo triệu chứng co thắt cơ, bạn sẽ đối mặt với tình trạng sốt cao, đau nhức đầu, cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi. Thỉnh thoảng, người bệnh cảm thấy nóng rát khi đi tiểu tiện. Đây là dấu hiệu đáng báo động, bạn nên đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt.
4. Bệnh uốn ván gồm những dạng nào?
Một vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm đó là bệnh uốn ván thường biểu hiện dưới những dạng như thế nào, các triệu chứng có gì khác nhau?
Đa số bệnh nhân mắc uốn ván toàn thân
Hai dạng bệnh thường gặp đó là uốn ván toàn thân và uốn ván cục bộ, trong đó tỷ lệ người mắc bệnh uốn ván toàn thân chiếm phần lớn. Triệu chứng đặc trưng đó là bệnh nhân liên tục bị co giật gây đau đớn vô cùng. Những cơn co giật khiến cho các cơ bắp ở hàm, vai, bụng,… bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân co thắt quá mạnh, hậu quả là họ bị rách cơ, gãy xương thậm chí là ngừng thở.
Trong khi đó, tình trạng uốn ván cục bộ hiếm khi xảy ra, chúng thường không để lại hậu quả nghiêm trọng như đối với uốn ván toàn thân. Thông thường, tình trạng co thắt sẽ xuất hiện ở những khu vực có vết thương, bạn hãy lưu ý chăm sóc vùng da bị tổn thương cẩn thận nhé! Nếu không điều trị sớm, uốn ván cục bộ có thể phát triển thành uốn ván toàn thân, lúc này việc điều trị gặp khá nhiều khó khăn.
5. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh
Không thể phủ nhận rằng, căn bệnh này thực sự nguy hiểm nếu bạn không kịp thời điều trị, chăm sóc sức khỏe chu đáo. Vậy bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu để có ý thức bảo vệ sức khỏe hơn nhé!
Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng
Như đã phân tích ở trên, nếu người bệnh rơi vào tình trạng co giật, co thắt cơ quá mạnh, không thể kiểm soát thì họ phải đối mặt với nguy cơ gãy xương, rách cơ cực kỳ cao. Nếu co thắt cơ cực kỳ nghiêm trọng, bạn sẽ bị suy thận nặng, điều này xảy ra khi protein rò rỉ vào nước tiểu. Đây là vấn đề bạn nên chú tâm, tránh việc chủ quan, thờ ơ.
Đặc biệt, bệnh uốn ván gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ tới hệ hô hấp, những hiện tượng bạn có thể gặp phải đó là khó thở, hoặc viêm phổi. Nguyên nhân là do tình trạng nhiễm trùng hô hấp, lâu ngày chúng gây viêm phổi. Một số bệnh nhân từng trải qua vấn đề thuyên tắc phổi, cụ thể mạch máu trong phổi bị tắc nghẽn, điều này làm cho hệ hô hấp và tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả.
Trong trường hợp, não bộ của bệnh nhân bị nhiễm trùng, rất có thể họ biểu hiện giống như người động kinh.
Như vậy, người mắc bệnh uốn ván nếu không kịp thời điều trị sẽ chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của họ. Đó là lý do vì sao bạn nên chủ động phòng bệnh, hợp tác với bác sĩ để điều trị nếu không may mắc bệnh.
6. Bí quyết phòng bệnh hiệu quả
Ngày nay, chúng ta có thể chủ động phòng bệnh bằng nhiều cách khác nhau, trong đó tiêm vắc xin là điều bạn nên làm đầu tiên. Loại vắc xin phòng bệnh phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau nên mọi người hãy yên tâm.
Mọi người nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh
Ngoài ra, nếu không may bị thương ngoài da, bạn cần sát trùng thật cẩn thận, đồng thời không để vết thương bị bít kín, tránh tình trạng nhiễm trùng. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
Như vậy, chúng ta không thể coi thường, chủ quan trước căn bệnh uốn ván. Nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng bệnh dần trở nên tệ hơn và tính mạng của họ có thể bị đe dọa. Chính vì thế, bạn hãy chủ động chăm sóc và theo dõi sức khỏe của bản thân nhé!