Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi theo quy định của Bộ Y tế | Medlatec

Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi theo quy định của Bộ Y tế

Ngày 02/11/2019 Ban biên tập

Theo thống kê của UNICEF, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong khá cao hầu hết từ nguyên nhân có thể phòng ngừa được, một trong những phương pháp hữu hiệu đó là tiêm vắc-xin. Dưới đây là những mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi.


01/11/2019 | Vì sao nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ?
01/11/2019 | Vắc xin sởi quai bị rubella - Những điều cần biết không thể bỏ qua
01/11/2019 | Vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào, cần lưu ý những gì?
01/11/2019 | Tiêm vắc xin phế cầu là gì và có nên tiêm cho trẻ không?

1. Viêm gan B sơ sinh

Đây là mũi tiêm vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Ngay từ khi sinh ra, trong vòng 24 giờ đầu, trẻ cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B ngay. Số mũi tiêm đầy đủ là 4 mũi trong vòng 2 năm đầu.

Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B giúp cơ thể trẻ có khả năng chống lại được virus viêm gan B. Căn bệnh này lây truyền qua đường máu và các dịch tiết trong cơ thể. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như vàng da, vàng mắt, sốt,…thì rất có thể trẻ mắc viêm gan B, khi đó cần đ  ưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi theo quy định của Bộ Y tế

Trẻ cần tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

2. Vắc xin phòng viêm gan A

Bệnh viêm gan A lây truyền dễ dàng vì con đường lây truyền của bệnh là thông qua đường ăn uống sử dụng. Vì trẻ dưới 5 tuổi, sức đề kháng rất yếu, dễ bị các virus tấn công do đó việc tiêm phòng viêm gan A là cần thiết.

Thông thường, lịch tiêm chủng viêm gan A cho trẻ từ 1 tuổi mũi đầu tiên khi trẻ được 12 tháng tuổi trở lên và mũi nhắc lại cách mũi đầu tiên từ 6 - 18 tháng.

3. Vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT)

Vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván là loại vắc xin có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể để phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 48 tháng tuổi.

Hiện nay, vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván được sử dụng chủ yếu là mũi tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 khi trẻ trên 12 tháng tuổi. Thời điểm tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) thường là khi trẻ khoảng 16-18 tháng tuổi.

4. Uống ngừa Rota virus

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh cấp tính và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh trên chính là virus Rota Rotavirus lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, qua tiếp xúc với tay hoặc các vật thể bị nhiễm virus. Trẻ em dưới 5 tuổi chính là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất.

Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi theo quy định của Bộ Y tế

Uống ngừa rota virus ngăn bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tổ chức Y tế thế giới đã phê chuẩn cho sử dụng 2 loại vắc xin phòng Rotavirus là RotaTeq và Rotarix. Cả hai loại vắc xin này đều được sử dụng qua đường uống và mỗi loại vắc xin lại có lịch uống khác nhau.

- Vắc xin Rotateq được sử dụng uống 3 liều, mỗi liều 2ml:

Liều đầu tiên: uống vào khoảng từ 7,5 - 12 tuần tuổi.

Liều thứ 2 và thứ 3 cách liều trước tối thiểu 1 tháng.

Cần uống đủ 3 liều trước khi trẻ được 8 tháng tuổi.

- Vắc xin Rotarix được sử dụng uống 2 liều, mỗi liều 1,5 ml:

Liều đầu tiên: uống vào thời điểm trẻ được 1,5 tháng tuổi.

Liều thứ 2 uống cách liều đầu tiên ít nhất 4 tuần.

Cần uống đủ 2 liều trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.

5. Vắc xin phòng viêm não mô cầu AC

Vắc xin viêm não mô cầu AC được chỉ định phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn não mô cầu týp A và týp C gây ra. Vi khuẩn này thường gây ra các bệnh nhiễm khuẩn nặng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.

Có 2 loại vắc xin phòng viêm não mô cầu được khuyến cáo tiêm cho trẻ đó là vắc xin ngừa viêm não mô cầu týp AC và vắc xin ngừa viêm não mô cầu týp BC. Nếu như ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi trẻ cần được tiêm vắc xin viêm não mô cầu BC thì khi trẻ lên 2 tuổi cần tiêm thêm vắc xin viêm não mô cầu AC.

Lịch tiêm phòng vắc xin viêm não mô cầu AC cho trẻ từ 2 tuổi, mũi đầu tiên tiêm khi trẻ từ 2 tuổi trở lên và mũi tiêm nhắc lại cách mũi đầu từ 3 đến 5 năm.

6. Vắc xin phòng cúm

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm virus cúm, lại có nguy cơ gặp biến chứng nặng thậm chí tử vong khi bị bệnh.Vì thế, theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ từ 6 tháng tuổi nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm càng sớm càng tốt. Do virus cúm thay đổi và đột biến rất nhanh nên vắc xin phòng cúm cần được tiêm nhắc hằng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.

  • Lịch tiêm phòng vắc xin phòng cúm cho trẻ

+ Trẻ em từ 6 tháng đến 35 tháng: tiêm một mũi 0.25ml.

+ Trẻ em trên 3 tuổi và người lớn: tiêm một mũi 0.5ml.

+ Trẻ em dưới 9 tuổi mà chưa tiêm vắc xin cúm lần nào thì phải tiêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất 4 tuần.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tất cả các trường hợp đã tiêm vắc xin đều cần tiêm nhắc lại mũi cúm hàng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.

7. Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus này có khả năng làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra các bệnh cảnh nghiêm trọng như tổn thương não và có đời sống thực vật nếu thương tổn không thể phục hồi, trẻ chậm phát triển trí tuệ…, thậm chí gây tử vong.

Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi theo quy định của Bộ Y tế

Viêm não Nhật Bản gây giảm sút trí tuệ ở trẻ

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm não Nhật Bản, trong đó nhóm đặc biệt có nguy cơ cao là trẻ từ 2-6 tuổi.

  • Lịch tiêm chủng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 tuổi:

+ Mũi 1: tiêm mũi đầu tiên khi trẻ được 1 tuổi trở lên

+ Mũi 2: sau mũi 1 từ 1-2 tuần

+ Mũi 3: sau mũi 1 một năm

Cha mẹ cần lưu ý rằng, cứ sau 3 năm, ba mẹ nên đưa trẻ đi tiêm mũi vắc xin nhắc lại để duy trì miễn dịch. Trẻ vẫn có thể mắc viêm não Nhật Bản nếu chỉ tiêm 1, 2 mũi mà quên mũi 3 hoặc các mũi tiêm nhắc.

8. Vắc xin phòng bệnh Sởi - Quai bị - Rubella

Sởi, quai bị và rubella là những căn bệnh truyễn nhiễm nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Tiêm vắc xin đã giải quyết được khá nhiều vấn đề ở bệnh này, số ca mắc bệnh ở trẻ em giảm đi đáng kể.

Virus sởi có thể gây nhiễm trùng tai, viêm phổi, động kinh, tổn thương não, thậm chí gây tử vong. Bệnh quai bị có thể dẫn đến điếc, sưng đau tinh hoàn và nếu không được chủng ngừa từ trước, bé trai đến tuổi dậy thì không may mắc quai bị sẽ có nguy cơ cao (20-35%) bị viêm tinh hoàn, có thể gây vô sinh.

Bệnh rubella ở trẻ em khởi phát với triệu chứng mắt đỏ và ngứa, chảy nước mũi, tiêu chảy và sốt nhẹ. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, trẻ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, xuất hiện các nốt mẩn đỏ rải rác khắp nơi trên da, có thể nổi hạch ở mang tai hoặc cổ.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ cần tiêm đúng lịch và đầy đủ mũi tiêm để có hiệu quả cao nhất, lịch tiêm loại vắc xin này cho trẻ từ 1 tuổi như sau:

- Mũi đầu tiên: tiêm khi trẻ từ 12 -15 tháng

- Mũi tiêm nhắc: khi trẻ được 4 - 6 tuổi

9. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Virus gây bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp nên dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi thủy đậu, tổn thương thần kinh trung ương, viêm cầu thận cấp và có thể tử vong trong những trường hợp nặng không được điều trị kịp thời.

Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi theo quy định của Bộ Y tế

Biểu hiện đặc trưng khi trẻ mắc thủy đậu

Thông thường, ở trẻ em dễ nhận biết bệnh nhất là qua các vết đỏ, mụn phồng thủy đậu trên bề mặt da. Khi các nốt mụn đó vỡ, hoặc bị trầy xước, bong tróc có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, có mủ và  lở loét.

Vì vậy, cần lưu ý lịch tiêm phòng cho trẻ để ngăn ngừa bệnh này như sau:

- Một liều duy nhất khi trẻ được 1 tuổi.

- Có thể tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 4-6 tuổi.

10. Vắc xin phòng thương hàn

Đây là vắc xin chỉ định để dự phòng bệnh sốt thương hàn cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Thương hàn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết gây nên bởi trực khuẩn Salmonella typhi lây truyền qua đường tiêu hoá, gây sốt, nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân, đau bụng, tổn thương da và có thể ảnh hưởng đến cả các cơ quan như gan, tim… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và xảy ra nhiều biến chứng, thậm chí khiến trẻ tử vong.

Các chuyên gia khuyên cáo trẻ từ 2 tuổi trở lên, nên tiêm phòng vắc xin này theo lịch như sau:

- Mũi 1: khi trẻ được 2 tuổi trở lên

- Tiêm nhắc sau mỗi 3 năm

Nhìn chung, cha mẹ có tâm lý lo lắng khi trẻ phải tiêm quá nhiều loại vắc xin trong giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi. Nhưng theo khuyến cáo, cha mẹ cần tiêm đủ các loại vắc xin cho con bởi hệ thống miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn kém và cho đến nay, vắc xin chính là phương tiện chủ động phòng bệnh tối ưu nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nhập viện cấp cứu lúc 3h sáng vì đau bụng, nam bệnh nhân bất ngờ phát hiện bệnh cực hiếm gặp

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu lúc 3h sáng vì lý do đau bụng. Sau khi thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ phát hiện và chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng bệnh hiếm gặp trên thế giới.
Ngày 08/06/2023

Sàng lọc dị tật thai nhi ngay tại nhà - Giúp mẹ an tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh

Trong bối cảnh dịch covid -19 diễn biến khó lường như hiện nay, nhiều mẹ bầu và gia đình không khỏi lo lắng khi đi khám thai mùa dịch. Để an tâm sàng lọc dị tật thai nhi sớm nhất nhiều mẹ bầu đã lựa chọn dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT tại nhà của MEDLATEC mà không cần phải đến viện.
Ngày 31/05/2021

Bệnh lý mạn tính - Mối lo dai dẳng của nhiều người, cách kiểm soát trong tầm tay

Bệnh lý mạn tính hiện là mối lo hàng đầu của nhiều người dân, ngoài việc kiểm soát bệnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng thì cần phải kiểm tra định kỳ. Xóa đi những lo lắng kiểm tra, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã mang đến giải pháp kiểm soát bệnh trong tầm tay của nhiều gia đình.
Ngày 22/02/2021

Cách làm ấm cơ thể trong ngày Tết bằng những thực phẩm dân gian

Dịp Tết Nguyên đán có những ngày thời tiết giá rét, bên cạnh việc mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể thì các bạn đừng quên bổ sung những thực phẩm phù hợp dưới đây để tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể, đảm bảo đón xuân vui khỏe.
Ngày 10/02/2021
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp