Tiêm vắc xin cho trẻ khi đủ tuổi là cách để bảo vệ sức khỏe và giúp trẻ miễn dịch với nhiều căn bệnh. Trước đây cha mẹ cần phải đưa trẻ đi tiêm mỗi bệnh 1 loại vắc xin khác nhau thì bây giờ đã kết hợp nhiều vắc xin trong cùng 1 mũi tiêm. Trong đó vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin được áp dụng phổ biến trong lịch tiêm chủng. Vậy vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào, cần lưu ý những gì?
22/10/2019 | Trẻ nhỏ nên tiêm vắc xin 6 trong 1 khi nào? 22/10/2019 | Vắc xin 6 trong 1 có mấy loại và nên tiêm phòng ở đâu?
1. Vắc xin 6 trong 1 bao gồm những loại nào?
Vắc xin 6 trong 1 là dòng vắc xin phối hợp có tác dụng tạo hệ miễn dịch phòng ngừa được 6 căn bệnh. Hiện nay, các loại vắc xin 6 trong 1 được sử dụng phổ biến bao gồm:
Vắc xin 6 trong 1
1.1. Loại 1: Vắc xin Infanrix Hexa
Đây là loại vắc xin sản xuất bởi GSK (GlaxoSmithKline), hiện nay đang được sử dụng phổ biến trên toàn quốc.
1.2. Loại 2: Vắc xin HEXAXIM
Đây là loại vắc xin 6 trong 1 được sản xuất bởi Sanofi Pasteur. Dòng vắc xin được áp dụng phổ biến trong nhiều các cơ sở y tế.
Ưu điểm chung của hai loại vắc xin kể trên là mang lại sự tiện ích khi kết hợp được 6 loại vắc xin trong 1 mũi tiêm, giúp tiết kiệm thời gian. Đồng thời phát huy tối đa các hiệu quả giúp tăng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của trẻ lâu dài.
2. Những bệnh được phòng ngừa khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ
Khi trẻ đủ tuổi tiêm phòng theo khuyến cáo của bộ y tế, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ trong đó có vắc xin 6 trong 1. Bên cạnh việc tìm hiểu vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào thì hiểu biết về công dụng của vắc xin này cũng rất quan trọng. Tiêm vắc xin 6 trong 1 giúp ngăn ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm sau:
Tiêm vắc xin phòng 6 bệnh
2.1. Bệnh bạch hầu (Diphtheria)
Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Bệnh cực kỳ nguy hiểm, dẫn tới viêm cơ tim và suy thận nếu không điều trị kịp thời.
2.2. Bệnh ho gà (Pertussis)
Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây qua đường hô hấp. Trẻ mắc bệnh thường có các dấu hiệu như: Ho dai dẳng kéo dài, thở rít, cơ thể tím tái. Càng về sau, cơn ho kéo theo mệt mỏi, suy hô hấp và khiến trẻ bị nghẹt thở gây tử vong.
2.3. Bệnh uốn ván (Tetanus)
Bệnh uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, khi bị bệnh thường có các dấu hiệu: Các cơ ở vùng mặt, gáy, thân, và cơ nhai bị cứng kèm theo đau nhức.
2.4. Bệnh bại liệt (Poliomyelitis)
Bệnh bại liệt do virus Polio gây ra thông qua đường miệng và tiếp xúc với phân người bệnh. Khi cơ thể trẻ nhiễm virus không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn khó chữa trị. Trẻ có thể bị liệt tủy sống, mất khả năng vận động, bệnh tay chân, suy hô hấp, liệt hành tủy. Nếu không được chữa trị kịp thời dẫn tới tử vong.
2.5. Bệnh viêm gan B (Hepatitis B)
Viêm gan B do virus HBV gây ra, bệnh thường tiến triển âm thầm lặng lẽ nên ít có dấu hiệu lâm sàng. Khi virus nhân rộng và cơ thể miễn dịch kém sẽ kèm theo dấu hiệu: Mệt mỏi, đau tức vùng gan, buồn nôn và chán ăn.
2.6. Bệnh viêm màng não và viêm phổi
Hai căn bệnh này do vi khuẩn Hib gây ra, để lại nhiều di chứng thần kinh. Làm cho người bệnh bị hạn chế vận động, mất khả năng học tập, điếc và suy giảm trí tuệ.
3. Vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào để tạo miễn dịch tốt nhất?
Vắc xin 6 trong 1 có tác dụng phòng bệnh hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ cần cập nhật lịch tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm khi đủ tuổi.
Vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào? Thời điểm để tiêm mũi thứ nhất là khi trẻ đủ 2 tháng, mũi thứ 2 khi trẻ 3 tháng và mũi thứ 3 khi trẻ 4 tháng. Mỗi trẻ nên tiêm tối thiểu 3 mũi và tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khi đủ 18 tháng tuổi.
Vắc xin 6 trong 1 nên tiêm khi nào
Tiếp tục tiêm cho trẻ mũi thứ 5 khi trẻ đủ 4 đến 6 tuổi để tăng khả năng miễn dịch. Đồng thời giúp cơ thể trẻ ngăn chặn nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài các thời điểm trên, trường hợp không nên cho trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 khi trẻ: Bị sốt cao, mắc bệnh cấp tính, dị ứng với các thành phần của vắc xin, co giật hoặc bị sốc phản vệ.
Trên đây là những thời điểm lý tưởng giúp cha mẹ trả lời câu hỏi vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào.
4. Một vài tác dụng phụ khi tiêm vắc xin 6 trong 1
Sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1, trẻ thường gặp các tác dụng phụ như: Vùng tiêm bị sưng đau, đỏ, ngứa ngáy, khó chịu và trẻ bị sốt.
Trường hợp trẻ bị sốt cao, co giật và kèm theo các dấu hiệu nổi ban đỏ, cổ họng và lưỡi bị sưng, khó thở. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức để bác sĩ xử trí kịp thời.
Một vài tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin cho trẻ
5. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1
Để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm loại vắc xin này, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách. Sau đây là một vài lưu ý cho cha mẹ mới sinh nở lần đầu:
-
Luôn cho trẻ ở cơ sở tiêm phòng 30 phút để theo dõi tình trạng sau tiêm. Nếu trẻ không có dấu hiệu bất thường thì mới an tâm đưa trẻ về nhà.
-
Sau khi về nhà nên theo dõi trẻ liên tục 24 giờ. Quan sát các biểu hiện nhịp thở, nổi ban, nhiệt độ cơ thể, ăn, ngủ,...
-
Đối với trẻ bị sốt nhẹ hoặc quấy khóc do đau nhức, cha mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau cho trẻ.
-
Tuyệt đối không tiếp xúc vào vùng tiêm hay mặc quần áo quá chật, chèn ép vào chỗ tiêm.
Chăm sóc trẻ đúng cách sau khi tiêm vắc xin
Trên đây là một vài thông tin cần thiết giúp cha mẹ giải đáp thắc vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào cho trẻ. Để an tâm hơn, cha mẹ nên chọn dịch vụ tiêm phòng chất lượng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với 23 năm kinh nghiệm cùng hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, bệnh viện mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho mọi bệnh nhân. Liên hệ tổng đài tư vấn: 1900 56 56 56.