Viêm hậu môn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng tùy theo những cấp độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Một số trường hợp, bệnh có thể chuyển sang mạn tính, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
19/05/2022 | Những nguyên nhân đau hậu môn bạn không nên chủ quan 16/05/2022 | Rát hậu môn: nguyên nhân do đâu và cách khắc phục 28/04/2022 | Nên đi khám ung thư hậu môn ngay nếu phát hiện những triệu chứng sau 28/04/2022 | Liệu rằng quan hệ hậu môn có hại hay không?
1. Viêm hậu môn gây ra những triệu chứng như thế nào? Ai có nguy cơ bị bệnh?
Khi bị viêm hậu môn, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài dù không có nhu cầu.
- Vùng hậu môn bị đau, có thể có nhầy máu.
- Đau bụng bên trái.
- Có cảm giác đầy ở trực tràng.
- Bị tiêu chảy.
- Đau khi đi ngoài.
- Vùng hậu môn thường xuyên bị ngứa.
Người bị viêm hậu môn thường xuyên muốn đi ngoài
Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này, tuy nhiên những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn:
- Những người mắc bệnh viêm đường ruột.
- Các bệnh nhân ung thư đã trải qua quá trình xạ trị ở gần trực tràng, tuyến tiền liệt hay buồng trứng,…
- Những trường hợp có thói quen sống không khoa học như thường xuyên uống nhiều rượu bia, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, thường xuyên uống ít nước, ăn ít trái cây và rau củ, có thói quen nhịn đi ngoài, lười vận động, đặc thù công việc là ngồi quá lâu một chỗ(chẳng hạn như nhân viên văn phòng, công nhân xưởng máy,…).
Vùng hậu môn của người bệnh thường xuyên bị đau và ngứa
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Những trường hợp có quan hệ tình dục không an toàn: Bao gồm các đối tượng không dùng bao cao su khi quan hệ, quan hệ không chung thủy, có nhiều bạn tình, quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ với bạn tình bị nhiễm trùng,….
- Ngoài ra, việc sử dụng một số thực phẩm cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm hậu môn như trẻ uống sữa bò hay ăn một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành,…
2. Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm hậu môn
Tình trạng viêm hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là do những vấn đề về hệ tiêu hóa, bệnh lý đường tiêu hóa hay một số tác nhân là nấm, ký sinh trùng,… Bên cạnh đó, có thể kể đến những nguyên nhân tiềm ẩn khác như:
- Viêm đường ruột dẫn tới 30% trường hợp viêm trực tràng.
- Viêm nhiễm qua đường tình dục, thường gặp ở những trường hợp quan hệ qua đường hậu môn.
- Xạ trị tuyến tiền liệt, trực tràng hoặc một số cơ quan lân cận cũng có thể khiến niêm mạc hậu môn bị viêm.
Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây viêm hậu môn
- Kháng sinh có thể tiêu diệt cả khuẩn có lợi và khuẩn có hại. Do đó, việc sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét vùng hậu môn.
- Do phẫu thuật chệch hướng trực tràng khiến ảnh hưởng đến hướng di chuyển của phân và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Dùng thực phẩm protein cũng là một nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm vùng hậu môn.
- Tình trạng tích lũy bạch cầu ái toan tại niêm mạc hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi cũng dễ dàng gây viêm nhiễm.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm hậu môn
3.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Tình trạng viêm hậu môn có thể biểu hiện ở nhiều loại bệnh lý khác nhau. Do đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên một số triệu chứng lâm sàng khác nhau ở từng loại bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
- Viêm do nứt hậu môn: Thường do tình trạng táo bón, phân bị quá cứng và khô khiến niêm mạc hậu môn bị căng giãn quá mức và gây ra tình trạng nứt hậu môn.
Nứt hậu môn dẫn đến viêm nhiễm
Với những trường hợp nứt cấp tính, vết nứt thường nông và khi điều trị đúng cách sẽ rất nhanh khỏi. Những vết nứt mạn tính có thể sâu hơn, thậm chí gây nứt sâu đến tận cơ thắt hậu môn, gây viêm loét vùng hậu môn.
Người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như đau nhiều khi đi vệ sinh, dạng đau thắt, đau nhói trong vòng nhiều giờ và có thể kèm theo tình trạng chảy máu tươi khi đi vệ sinh.
- Viêm ống hậu môn: Người bệnh đau và có biểu hiện sưng nề ở vùng hậu môn hoặc quanh hậu môn, phần niêm mạc ống hậu môn có thể bị đỏ, rách. Kèm theo đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi và sốt.
- Viêm tấy tầng sinh môn: Khi thăm khám, các bác sĩ có thể thấy rõ một số biểu hiện lâm sàng như phù nề, đỏ vùng bẹn, mông, thậm chí những trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng hoại tử hoặc viêm mổ. Bên cạnh đó, người bệnh có biểu hiện mạch đập nhanh, ăn uống kém và sụt cân.
- Áp-xe cạnh hậu môn: Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ thấy hiện rõ tình trạng ổ mủ nhiễm trùng xuất hiện ngay cạnh hậu môn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, bị đau ngay cả khi ho hoặc ngồi mạnh .
- Rò hậu môn: Thông thường là do tình trạng áp-xe quanh hậu môn phát triển thành, lỗ rò xuất hiện ở bên trong hoặc ngoài vùng hậu môn. Người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như sốt cao; thời kỳ cấp tính có thể xuất hiện dịch mủ và kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, là cảm giác sưng nề và cứng ở đường viền hậu môn.
3.2. Phương pháp điều trị
Tùy vào những yếu tố như nguyên nhân, mức độ bệnh và giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
- Đối với những trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng nhiễm trùng: Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để mang lại hiệu quả cao nhất đối với từng trường hợp cụ thể.
- Nếu viêm do xạ trị: Ở cấp độ viêm nhẹ, việc can thiệp điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu và đau dữ dội, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
- Viêm do bệnh viêm ruột: Sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng viêm. Nếu cần thiết có thể tiến hành phẫu thuật.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc xuất hiện những biểu hiện bất thường và có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.