Xét nghiệm sinh hóa máu có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với việc đánh giá khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mà còn cung cấp cơ sở để chẩn đoán và hỗ trợ lên phác đồ điều trị một số bệnh lý. Muốn có được tính chính xác của kết quả thì quá trình xét nghiệm sinh hóa máu cần phải được thực hiện nghiêm túc, đạt chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này.
05/02/2021 | Hỏi đáp: Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu nói lên điều gì? 18/01/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu 16/01/2021 | Điểm danh ngay 6 xét nghiệm sinh hóa máu quen thuộc nhất
1. Xét nghiệm sinh hóa máu có vai trò như thế nào?
1.1. Thế nào là xét nghiệm sinh hóa máu?
Xét nghiệm sinh hóa máu giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý, cung cấp cơ sở đưa ra phác đồ điều trị bệnh
Xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm được thực hiện với mẫu bệnh phẩm là máu nhằm mục đích đo nồng độ chất hóa học nhất định có trong máu. Xét nghiệm này cung cấp những thông tin quan trọng về mức độ hoạt động của gan, thận, gan và nhiều cơ quan khác. Kết quả xét nghiệm cung cấp cơ sở nhận biết khả năng hoạt động của các cơ quan và gợi ý bất thường hoặc bệnh lý.
Có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau, tùy vào bệnh cảnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp để tránh dư thừa không cần thiết. Các chất sinh hóa quan trọng và phổ biến thường được chỉ định trong xét nghiệm gồm: men gan, chất điện giải, chất creatinin đánh giá khả năng lọc của thận, đường, chất béo, các loại protein. Một số bệnh lý đặc biệt có thể bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm sinh hóa để khảo sát thêm nồng độ vitamin, hormone và khoáng chất.
1.2. Vai trò của xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Đối với xét nghiệm y khoa, chỉ định là làm đúng quy trình xét nghiệm sinh hóa máu được xem như là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho chẩn đoán và điều trị. Cụ thể, loại xét nghiệm này sẽ giúp:
- Đánh giá chung về thể trạng sức khỏe tổng quát.
- Giúp kiểm tra chức năng của một số cơ quan như gan, thận.
- Kiểm tra chức năng của một số tuyến nội tiết như thượng thận, giáp, hệ sinh dục,...
- Kiểm tra sự cân bằng của điện giải và nước ở môi trường ngoại bào.
- Cung cấp cơ sở phục vụ chẩn đoán một số bệnh lý và tình trạng y khoa.
- Cung cấp cơ sở so sánh diễn tiến bệnh học hoặc khả năng đáp ứng điều trị về sau.
2. Quy trình xét nghiệm sinh hóa máu được thực hiện như thế nào.?
2.1. Các bước thực hiện của quy trình xét nghiệm sinh hóa máu
Quy trình xét nghiệm sinh hóa máu cần được thực hiện một cách bài bản, đúng trình tự các bước bởi nó đóng vai trò quan trọng đối với tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Một quy trình chuẩn sẽ diễn ra theo trình tự các bước như sau:
Thực hiện đúng quy trình xét nghiệm sinh hóa máu sẽ đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm
- Bước thứ nhất: người bệnh được điều dưỡng viên hoặc nhân viên y tế lấy máu ở tĩnh mạch cánh tay.
- Bước thứ hai: nhân viên y tế hoặc điều dưỡng viên cho mẫu bệnh phẩm vào lọ đã được tiệt trùng, bên ngoài có dán những thông tin cần thiết như tên người bệnh, chất chống đông,… và đưa đến phòng xét nghiệm. Nếu chưa thể đưa mẫu bệnh phẩm đến ngay phòng xét nghiệm thì nó sẽ được bảo quản trong điều kiện thích hợp để tránh sự tác động của môi trường xung quanh.
- Bước thứ ba: kỹ thuật viên phòng xét nghiệm đưa mẫu bệnh phẩm vào máy xét nghiệm rồi tiến hành lựa chọn các chỉ số cần đo lường và chờ kết quả thu được từ máy.
- Bước thứ tư: kết quả thu được của quá trình xét nghiệm trên máy được gửi đến bệnh nhân.
Toàn bộ quy trình xét nghiệm sinh hóa máu trên đây phải được thực hiện khép kín bởi sự hoạt động của một số loại hóa chất và máy móc chuyên biệt. Trước khi lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm, nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cần thông báo với bác sĩ vì việc dùng thuốc có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến kết quả xét nghiệm.
2.2. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu
Bên cạnh việc nắm rõ quy trình xét nghiệm sinh hóa máu, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh tác động làm sai lệch kết quả xét nghiệm:
Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị duy nhất ở nước ta được cấp chứng chỉ CAP dành cho phòng xét nghiệm xuất sắc thế giới
- Thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tốt nhất
Tùy vào từng thời điểm lấy máu mà nồng độ của một số chất có thể thay đổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự biến đổi của nhịp sinh học. Vì thế, để đảm bảo tính chính xác của kết quả, người bệnh nên lấy máu trước 10 giờ sang. Riêng xét nghiệm định lượng thuốc thì mẫu bệnh phẩm cần phải được lấy trước khi người bệnh dùng liều thuốc tiếp theo.
- Tư thế của người bệnh khi lấy bệnh phẩm xét nghiệm
Trước khi lấy máu, người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Tư thế khi lấy mẫu bệnh phẩm có thể làm thay đổi nồng độ của một số chất trong máu. Ví dụ như: khi người bệnh thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, một số chất có thể bị thay đổi nồng độ, cụ thể như: giảm 3% Ure, tăng 3% Kali, tăng 4% Canxi, tăng 5% Creatin, tăng 10% Protein, tăng 18% Cholesterol,...
- Về ống xét nghiệm
Mỗi loại xét nghiệm khác nhau cần phải đựng bệnh phẩm vào từng ống riêng. Sau khi mẫu xét nghiệm đã được cho vào ống cần phải đậy nắp ống lại và nhẹ nhàng đảo ngược 5 - 10 lần; riêng ống không chống đông tuyệt đối không được lắc ống.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hình dung được quy trình xét nghiệm sinh hóa máu. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu trung tâm xét nghiệm không chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 mà mới đây nhất còn được cấp chứng chỉ CAP dành cho trung tâm xét nghiệm hàng đầu thế giới. Đây chính là cơ sở để khẳng định về chất lượng dịch vụ xét nghiệm mà bệnh viện đang thực hiện.
Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, hãy liên hệ ngay tổng đài của bệnh viện: 1900 56 56 56 để được đội ngũ chuyên gia y tế của chúng tôi hướng dẫn cặn kẽ, chủ động đặt lịch lấy mẫu phù hợp với thời gian của bạn và bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm với tính chính xác cao trong thời gian ngắn nhất.