Các xét nghiệm sinh hóa máu này giúp đánh giá chức năng và hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như: gan, tim, thận,… và sàng lọc nguy cơ bệnh lý. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại xét nghiệm này cũng như ý nghĩa của các chỉ số.
16/01/2021 | Điểm danh ngay 6 xét nghiệm sinh hóa máu quen thuộc nhất 15/08/2020 | Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng trong xét nghiệm sinh hóa máu 18/11/2019 | Xét nghiệm sinh hóa máu là gì và được chỉ định khi nào?
1. Tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản
Có rất nhiều chất sinh hóa trong máu, vì thế cũng có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau. Kết quả của xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đánh giá chức năng của cơ quan cụ thể trong cơ thể và nguy cơ bệnh lý.
Xét nghiệm sinh hóa máu tiết lộ nhiều thông tin sức khỏe và bệnh lý
Dưới đây là 9 chỉ số cơ bản nhất trong xét nghiệm sinh hóa máu.
1.1. Ure máu
Xét nghiệm này được dùng để đánh giá chức năng thận, theo dõi bệnh lý thận và mức cung cấp protein trong chế độ ăn.
1.2. Creatinine
Chỉ số xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng thận.
1.3. Chỉ số men gan
Bao gồm các chỉ số ALT, AST, GGT dùng để đánh giá chức năng gan và kiểm tra các bệnh như viêm gan cấp, mạn tính, tổn thương gan,…
1.4. ALP
Đây là chỉ số phosphatase kiềm - hai chất hiện diện chính trong xương và gan. Chỉ số này trong máu tăng là dấu hiệu của bệnh lý gan mật và xương.
1.5. Bilirubin
Chỉ số protein này trong máu được dùng để chẩn đoán, theo dõi bệnh viêm gan, tắc mật, tan huyết,… gây vàng da.
Albumin là protein đặc biệt được sản xuất ở gan
1.6. Albumin
Protein này được tổng hợp ở gan và có mặt trong máu để tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể. Vì thế hàm lượng Albumin cũng giúp đánh giá chức năng gan.
1.7. Đường huyết
Xét nghiệm đường huyết định lượng cả Glucose và HbA1C, cho phép chẩn đoán bệnh đái tháo đường và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
Xét nghiệm này đo nồng độ các thành phần mỡ máu, từ đó giúp đánh giá các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu,...
1.9. Xét nghiệm điện giải
Các ion thường được kiểm tra và định lượng trong máu bao gồm: Na+, Cl-, K+, Ca2+,… liên quan đến các trường hợp mất nước, ứ dịch, rối loạn toan chuyển hóa, suy thận,…
2. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu chi tiết
Tùy vào mục đích kiểm tra mà bệnh nhân sẽ được xem xét thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau. Các chỉ số xét nghiệm này cũng thể hiện tình trạng sức khỏe, nguy cơ bệnh lý khác nhau.
Nắm được ý nghĩa, cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm sinh hóa máu thường dùng trong thăm khám bệnh
2.1. Chỉ số xét nghiệm máu trong bảng chuyển hóa cơ bản
Bao gồm các chỉ số và ý nghĩa như sau:
Chỉ số Albumin
Mức bình thường: 3,9 - 5,0 g/dl.
Ý nghĩa: kiểm tra protein trong máu.
Chỉ số ALT
Mức bình thường: 8 - 37 IU/I.
Ý nghĩa: đánh giá chức năng gan.
Chỉ số AST
Mức bình thường: 8 - 37 IU/I.
Ý nghĩa: đánh giá chức năng gan và thận.
Chỉ số Alkaline phosphatase
Mức bình thường: 44 - 147 IU/I.
Ý nghĩa: đánh giá tình trạng dinh dưỡng và hoạt động của gan.
Chỉ số BUN
Mức bình thường: 7 - 20 mg/dl.
Ý nghĩa: đánh giá hoạt động của tim và thận.
Chỉ số canxi
Mức bình thường: 8,5 - 10,9 mg/dl.
Ý nghĩa: nguy cơ ung thư, loãng xương hay các bệnh lý liên quan.
Chỉ số Chloride
Mức bình thường: 96 - 106 mmol/l.
Ý nghĩa: tình trạng ngộ độc, nhiễm toan hoặc nhiễm kiềm.
Chỉ số Creatinin
Mức bình thường: 0,8 - 1,4 mg/dl.
Ý nghĩa: đánh giá chức năng thận.
Chỉ số CO2
Mức bình thường: 20 - 29 mmol/dl.
Ý nghĩa: Chức năng trao đổi chất và cân bằng pH.
Chỉ số Glucose
Mức bình thường: 100 mg/dl.
Ý nghĩa: Đánh giá bệnh tiểu đường và hoạt động của Insulin.
Chỉ số Kali
Mức bình thường: 3,7-5,2 mEq/l.
Ý nghĩa: Ảnh hưởng của thuốc hoặc hoạt động các cơ quan trong cơ thể.
Chỉ số Natri
Mức bình thường:136 - 144 mEq/l.
Ý nghĩa: Tình trạng hydrat hóa và bệnh lý ảnh hưởng đến cân bằng áp lực lên thành động mạch.
Chỉ số Protein toàn phần
Mức bình thường: 6,3 - 7,9 g/dl.
Ý nghĩa: Đánh giá bệnh gan, thận hoặc nhiễm trùng.
Chỉ số Bilirubin toàn phần
Mức bình thường: 0,2 - 1,9 mg/dl.
Ý nghĩa: Đánh giá chức năng gan, mật, bệnh lý về máu.
2.2. Chỉ số xét nghiệm Cholesterol
Chỉ số Cholesterol nói chung giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và theo dõi điều trị bệnh. Xét nghiệm sinh hóa máu đánh giá nhiều chỉ số cholesterol khác nhau bao gồm:
-
Cholesterol toàn phần.
-
LDL Cholesterol.
Xét nghiệm mỡ máu dùng trong đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch
2.3. Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu khác
Các xét nghiệm này thường chỉ định riêng trong kiểm tra, đánh giá và chẩn đoán bệnh lý cụ thể.
Xét nghiệm Protein phản ứng C
Đây là xét nghiệm chuyên sâu đánh giá hoạt động và bệnh lý ở tim. Nồng độ protein phản ứng C liên hệ mật thiết với tình trạng viêm do tổn thương bên trong hoặc stress. Cụ thể như sau:
-
Nồng độ đo được thấp hơn 1,0 mg/l: nguy cơ phát triển bệnh tim mạch thấp.
-
Nồng độ đo được trong khoảng 1,0 - 3,0 mg/l: nguy cơ trung bình với bệnh tim mạch.
-
Nồng độ đo được cao hơn 3,0 mg/l: nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Xét nghiệm Homocysteine
Xét nghiệm này thường dùng để kiểm tra một người bị đau tim, đột quỵ hoặc thiếu hụt B12, folate. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện bệnh tim mạch, tình trạng huyết áp và bảng trao đổi chất cơ bản.
Mức Homocysteine bình thường là 4 - 14 micromol/l. Hàm lượng này trong máu cao cho thấy nguy cơ đột quỵ và tim mạch.
Xét nghiệm HbA1c/glycosylated hemoglobin
Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng bệnh đái tháo đường cũng như nguy cơ mắc bệnh. HbA1c bình thường trong máu dưới 5,7%. Mức nguy cơ là 5,7 - 6,4%, cho thấy người bệnh có thể sẽ mắc đái tháo đường. Mức HbA1c từ 6,5% tìm thấy ở người bệnh tiểu đường.
Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết cho bạn về kết quả xét nghiệm
Với thông tin bài viết trên đây, bạn đọc có thể đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu và hiểu cơ bản ý nghĩa của chúng trong đánh giá nguy cơ và bệnh lý. Để được giải thích chi tiết hơn, hãy liên hệ với bác sĩ khám chữa bệnh. Các chuyên gia MEDLATEC cũng hỗ trợ bạn giải đáp thông tin về sức khỏe, xét nghiệm qua hotline 1900565656.