Những điều cha mẹ nên biết về bệnh sa trực tràng ở trẻ | Medlatec

Những điều cha mẹ nên biết về bệnh sa trực tràng ở trẻ

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng sa trực tràng là vấn đề chỉ xảy ra đối với người lớn. Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều bạn nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng trên. Mặc dù bệnh sa trực tràng ở trẻ không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị nhé!


21/08/2021 | Những phương pháp cắt trĩ mới nhất, đang được áp dụng phổ biến
21/08/2021 | Cắt trĩ bằng laser: ưu và nhược điểm, nên cắt ở bệnh viện nào?
19/08/2021 | Trĩ là gì? Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo có hiệu quả không?
02/08/2021 | Những phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng hiệu quả nhất hiện nay

1. Bệnh sa trực tràng ở trẻ là gì?

Sa trực tràng là vấn đề khá quen thuộc đối với những người từng bị bệnh trĩ, thường là những người trưởng thành. Tình trạng này hay còn được biết đến với tên gọi khác đó là lòi dom. Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy trực tràng xuất hiện ở ngoài khu vực hậu môn thay vì nằm ở vị trí bình thường. Trên thực tế, chúng ta thường thấy hiện tượng này xảy ra đối với người lớn.

Bệnh sa trực tràng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ

Bệnh sa trực tràng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ

Trên thực tế, sa trực tràng ở trẻ là hiện tượng có thể xảy ra, bạn không cần quá lo lắng vì tình trạng này không quá nghiêm trọng hoặc gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Song, các bậc phụ huynh nên quan tâm, cho bé đi điều trị để tránh gặp phải những xáo trộn không đáng có trong sinh hoạt hàng ngày.

Khi tìm hiểu về tình trạng sa trực tràng xảy ra ở trẻ em, có ba loại thường gặp, đó là sa lớp niêm mạc trực tràng, sa vùng lồng ruột hoặc sa toàn bộ trực tràng,… Tùy từng loại, trẻ sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau, gây khó khăn mỗi khi bé đi đại tiện.

Thậm chí, trong một số trường hợp, do tình trạng sa trực tràng khá nghiêm trọng nên trẻ có nguy cơ bị tắc nghẽn ruột, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Nhiều người lo lắng không biết tình trạng sa trực tràng ở trẻ có nguy hiểm không

Nhiều người lo lắng không biết tình trạng sa trực tràng ở trẻ có nguy hiểm không?

2. Nhận biết tình trạng sa trực tràng ở trẻ

Một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để nhận biết bệnh sa trực tràng ở trẻ? Thông thường, tình trạng trên xảy ra chủ yếu đối với các em bé dưới 3 tuổi, cha mẹ có con trong độ tuổi này nên chú ý theo dõi những biểu hiện bất thường của con nhé!

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là niêm mạc trực tràng sẽ nhô ra ngoài khu vực hậu môn của trẻ. Phần nhô ra thường có màu đỏ sẫm, có thể có một chút chất nhầy xuất hiện kèm theo. Có thể, sa niêm mạc xuất hiện khi bé đi đại tiện rồi sẽ co lên như bình thường, đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh.

Một số mức độ khác có thể nhắc tới là: sa niêm mạc sau khi đi đại tiện và phải đẩy lên, sa niêm mạc không hắt hơi hoặc vận động. Nghiêm trọng hơn cả là khi bé trực tràng thường xuyên sa ra khỏi vùng hậu môn của bé. Lúc này, cha mẹ cần cho con đi khám và điều trị kịp thời.

Trẻ bị sa trực tràng thường cảm thấy rất khó chịu, ngứa ngáy phần niêm mạc hậu môn

Trẻ bị sa trực tràng thường cảm thấy rất khó chịu, ngứa ngáy phần niêm mạc hậu môn

Nhìn chung, bệnh sa trực tràng sẽ không đem lại cảm giác đau đớn đối với trẻ em, tuy nhiên bé sẽ phải đối mặt với sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Một vài triệu chứng mọi người không thể bỏ qua đó là phần niêm mạc hậu môn khá nhạy cảm, thường gây cảm giác ngứa ngáy cho trẻ bị bệnh. Bệnh sa trực tràng ở trẻ cũng là một nguyên nhân khiến các bé khó kiểm soát mỗi khi đi đại tiện.

3. Tại sao trẻ em lại bị sa trực tràng?

Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết tại sao trẻ nhỏ cũng phải đối mặt với tình trạng sa trực tràng - một vấn đề thường xảy ra đối với người trưởng thành. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sa trực tràng ở trẻ nên các bậc phụ huynh hãy lưu ý và chăm sóc bé thật cẩn thận nhé!

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đó là do trẻ thường xuyên bị táo bón và gây ra áp lực đối với bụng. Có thể táo bón xảy ra vì em bé không được cung cấp đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của các em bé dưới 3 tuổi.

Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng các em bé bị suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ sa trực tràng cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Để tìm ra nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ nên cho con đi kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sa trực tràng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Sa trực tràng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài ra, nếu trẻ đã từng phẫu thuật hậu môn khi mới sinh thì khả năng bị sa trực tràng khá cao. Chính vì thế, sau khi phẫu thuật thành công, chúng ta vẫn nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, cho con đi khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.

4. Bí quyết chăm sóc trẻ bị sa trực tràng

Như đã phân tích ở trên, mặc dù bệnh sa trực tràng ở trẻ không quá nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng tuy nhiên chúng ta vẫn nên theo dõi và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh việc chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho bé. Điều này giúp hạn chế những chuyển biến xấu của bệnh sa trực tràng.

Đầu tiên, các bậc phụ huynh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo đầy đủ chất cho bé. Bên cạnh bổ sung protein, canxi để trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh thì bạn đừng quên thêm chất xơ, vitamin vào bữa ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ cũng khuyến khích cha mẹ cho trẻ nhỏ ăn sữa chua hoặc dùng men tiêu hóa để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, chúng ta nên chủ động theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng bất thường trẻ gặp phải. Ví dụ như: tiêu hóa kém, thường xuyên bị táo bón hay tiêu chảy, đi đại tiện không kiểm soát,… Tốt nhất, cha mẹ nên duy trì thói quen cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 - 6 tháng. Nhờ vậy, chúng ta sẽ phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe mà bé đang gặp phải. Đồng thời, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ chất xơ cho trẻ

Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ chất xơ cho trẻ

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người hiểu phần nào về tình trạng sa trực tràng ở trẻ. Mặc dù đây không phải vấn đề nghiêm trọng, song các bậc phụ huynh nên theo dõi và cho con đi điều trị sớm. Nhờ vậy, bé sẽ không cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp