Những điều cần biết về tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan | Medlatec

Những điều cần biết về tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là hậu quả của tình trạng xơ gan. Hiện tượng này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Hiểu về tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan sẽ giúp người bệnh chủ động phát hiện bệnh lý để kịp thời xử trí, ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.


19/11/2021 | Xơ gan mất bù là gì và phương pháp điều trị xơ gan mất bù
19/07/2021 | Phát hiện bệnh sớm nhờ ghi nhớ dấu hiệu các giai đoạn của xơ gan

1. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa - nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo

1.1. Thế nào là tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Động mạch có vai trò vận chuyển máu và đưa oxy từ tim đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể. Tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu trong khắp cơ thể về lại tim. Không giống với tĩnh mạch thông thường, nhiệm vụ của tĩnh mạch cửa là vận chuyển máu từ tuyến tụy, dạ dày cùng các cơ quan tiêu hóa đi đến gan.

Xơ gan được xem là nguyên nhân làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Xơ gan được xem là nguyên nhân làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Bản thân gan giữ vai trò thanh lọc và đào thải chất độc cùng chất thải do cơ thể hấp thụ hoặc tổng hợp ra. Nếu huyết áp tĩnh mạch cửa cao sẽ gây ra tăng áp tĩnh mạch cửa. Như vậy, tăng áp lực tĩnh mạch cửa tức là sự tăng cao huyết áp tĩnh mạch cửa vượt quá 10mmHg. (chỉ số thông thường trong khoảng 3 - 6 mmHg).

1.2. Nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Đến nay các chuyên gia y tế nhận định rằng nguyên nhân chính gây tăng áp tĩnh mạch cửa chính là xơ gan. Nói một cách cụ thể hơn thì sự xuất hiện vết sẹo ở mô gan làm cho chức năng gan bị suy giảm. Khi xơ gan, bề mặt bên trong của thành tĩnh mạch sẽ trở nên gồ ghề, làm cản trở lưu thông máu từ đó làm tăng áp tĩnh mạch cửa. 

Tăng tĩnh mạch cửa trong xơ gan có nguy cơ cao với các đối tượng sau:

- Người có tiền sử lạm dụng đồ uống chứa cồn.

- Người có nguy cơ cao với bệnh viêm gan, gồm:

+ Sử dụng chung kim tiêm với người khác để tiêm thuốc hoặc chích ma túy.

+ Khuyên, xăm không đảm bảo vô khuẩn.

+ Có tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh hoặc kim tiêm đã sử dụng.

+ Có mẹ từng bị viêm gan.

+ Quan hệ tình dục bừa bãi không sử dụng bao cao su.

1.3. Triệu chứng cảnh báo tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Các trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan thường xuất hiện triệu chứng cảnh báo gồm:

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những triệu chứng cảnh báo tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những triệu chứng cảnh báo tăng áp lực tĩnh mạch cửa

- Chảy máu tiêu hóa: đại tiện phân màu đen hoặc có lẫn máu ở trong phân.

- Ổ bụng phình to (cổ trướng) vì bị tích lũy tụ dịch gây khó thở, đầy hơi, chuột rút.

- Bị suy giảm trí nhớ không rõ nguyên căn.

1.3. Những biến chứng có thể xảy ra do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan với tình trạng tăng huyết áp có thể làm giãn tĩnh mạch dạ dày hoặc thực quản và sinh ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe như: 

- Bị vàng mắt, vàng da.

- Chân tay sưng phù.

- Cổ trướng.

- Mất trí nhớ, lú lẫn, tính cách thay đổi do mắc bệnh não gan.

- Bị nhiễm trùng mạn tính.

3. Chẩn đoán và điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

3.1. Biện pháp chẩn đoán

Các triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan thường xuất hiện đơn độc nên nếu chỉ dựa vào đó sẽ rất khó chẩn đoán. Thường thì bác sĩ sẽ kiểm tra bụng xem có nhận thấy lá lách bị mở rộng hay không hoặc gõ vào bụng để nghe âm thanh xem có chất lỏng bên trong bụng không.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra để chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa như:

Siêu âm là một trong các phương pháp được dùng để chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Siêu âm là một trong các phương pháp được dùng để chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

- Siêu âm kiểm tra lưu lượng máu ở tĩnh mạch cửa và các mạch máu lân cận đồng thời tìm xem có hay không sự hiện diện của chất lỏng trong ổ bụng.

- Chụp CT cắt lớp hoặc chụp MRI để đánh giá hệ thống tĩnh mạch cửa.

- Sinh thiết gan (thực hiện khi các kỹ thuật trên không thể cho kết luận về bệnh) nhằm kiểm tra sự hiện diện của viêm, sẹo do xơ gan.

3.2. Phương pháp điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Các biện pháp thường được dùng để điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan gồm:

- Kiểm soát chảy máu bằng thuốc

Giãn tĩnh mạch cửa gây chảy máu được xem là một cấp cứu y tế. Trường hợp này có thể sẽ phải tiêm tĩnh mạch bằng thuốc vasopressin hoặc octreotide để làm mạch máu đang chảy co lại nhờ đó mà quá trình chảy máu được làm chậm. Ngoài ra, truyền máu cũng sẽ được dùng để thay thế máu bị mất. 

Thường thì bác sĩ sẽ dùng ống nội soi đưa qua miệng vào thực quản để xác nhận xem có phải chảy máu do giãn tĩnh mạch không. Nếu bị giãn tĩnh mạch thực quản gây chảy máu, bác sĩ sẽ cố gắng làm giảm áp lực ở tĩnh mạch cửa bằng thuốc ức chế beta.

- Phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng với những trường hợp chảy máu tái phát liên tiếp hoặc kéo dài. Theo đó, shunt hệ thống sẽ được dùng để kết nối tĩnh mạch cửa hoặc nhánh của nó với tĩnh mạch. Thao tác này giúp làm giảm áp lực ở tĩnh mạch cửa.

Shunt hệ thống gồm nhiều loại:

+ Shunting hệ thống nội sọ qua khớp (TIPS) dùng tia X để hướng dẫn và đặt ống thông có kim vào trong tĩnh mạch ở cổ rồi luồn nó đi vào tĩnh mạch gan. 

+ Shunt kết nối trực tiếp với tĩnh mạch cửa hoặc một nhánh của nó với tĩnh mạch gan.

+ Shunt hệ thống bằng phẫu thuật.

- Ghép gan

Phẫu thuật ghép gan thường được chỉ định trong trường hợp cần phải điều trị triệt để tăng áp tĩnh mạch cửa do xơ gan. Theo đó, gan bị bệnh sẽ được thay thế bằng gan của người khỏe mạnh hiến tặng. Kỹ thuật này chịu sự phụ thuộc của rất nhiều yếu tố như sinh hóa, miễn dịch, nguồn gan được ghép,...

Về cơ bản, tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan cần được điều trị càng sớm càng tốt thì mới ngăn được các biến chứng gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ngưng sử dụng đồ uống có cồn nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng mọi hướng dẫn từ phía bác sĩ. Sau điều trị, người bệnh cần thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe của gan.

Mọi thắc mắc có liên quan đến bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giải đáp, chia sẻ những thông tin chính xác, được cập nhật mới nhất để bảo vệ tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Dấu hiệu sỏi thận ở nữ và phương pháp điều trị bệnh

Sỏi thận là bệnh có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu sỏi thận ở nữ và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 
Ngày 23/06/2023

Bấm huyệt thận du giúp điều trị những vấn đề sức khỏe nào?

Huyệt thận du được biết tới là huyệt đạo nằm ở vị trí quan trọng trong cơ thể. Hiện nay, phương pháp bấm huyệt thận du được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và cho hiệu quả tương đối tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được một số lợi ích tuyệt vời của phương pháp bấm huyệt này.
Ngày 10/06/2023

Thuốc lợi tiểu Thiazid và 1 số lưu ý khi sử dụng

Thuốc lợi tiểu được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, giúp điều trị một số bệnh lý về tim mạch, rối loạn điện giải,… Trong đó, nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid là một nhóm thuốc phổ biến và nhiều ứng dụng điều trị trong nhiều trường hợp. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề gì?
Ngày 10/06/2023

Khám hệ tiết niệu là khám những gì? Nên khám ở đâu?

Hệ tiết niệu có nhiệm vụ đào thải những chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Khám hệ tiết niệu sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường tại cơ quan này, kịp thời điều trị và phòng tránh biến chứng. Vậy khám hệ tiết niệu là khám những gì, nên khám ở đâu để đảm bảo chính xác. 
Ngày 10/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp