Những điều cần biết về Covid-19: Người nhiễm hay không nhiễm cũng nhất định phải biết | Medlatec

Những điều cần biết về Covid-19: Người nhiễm hay không nhiễm cũng nhất định phải biết

Ngày 13/03/2020

Việt Nam đang bước vào công cuộc phòng chống dịch lần 2 kể từ khi có ca nhiễm mới xuất hiện tại Hà Nội. Theo đó, trước diễn biến số ca đang tăng lên không ngừng đến từ các tỉnh thành, dặc biệt tại Thủ đô thì người dân càng hoang mang, lo lắng. Vì vậy, hãy nắm kỹ vấn đề dưới đây để bình tĩnh phòng chống dịch đúng cách, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, xã hội.


13/03/2020 | MEDLATEC tập huấn lần 2 - phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho toàn thể nhân viên
10/03/2020 | BVĐK MEDLATEC triển khai phân luồng bệnh nhân và khai thác thông tin ngay từ khi có dịch COVID-19
09/03/2020 | Mỗi người đều có thể trở thành chiến binh đẩy lùi đại dịch COVID-19
21/02/2020 | Sinh hoạt chuyên môn: Tiếp cận, xử trí COVID-19 tại MEDLATEC

WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn thế giới

Dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới virus Corona (SARS- CoV-2) gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp với những ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới.

 

Tổ chức Y tế thế giới WHO chính thức tuyên bố Covid-19 trở thành đại dịch toàn thế giới

Tính đến 7h30 ngày 13/03, toàn thế giới ghi nhận trên 132.936 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 4.952 trường hợp tử vong. Dịch bệnh này đã lây lan nhanh chóng ra hơn 121.000 người từ châu Á tới châu Âu và hiện có ở nhiều nơi của nước Mỹ. Số ca nhiễm Covid-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần, số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc tăng gấp 3 lần. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lo ngại trong những ngày tới và trong những tuần sắp tới, số ca mắc, số lượng người tử vong cũng như số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ có ca mắc Covid-19 sẽ còn tăng lên.

Trước diễn biến trên, WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn thế giới và đề nghị tất cả các quốc gia trên thế giới đặt mục tiêu phòng chống dịch bệnh Covid-19 lên hàng đầu.

Phòng chống dịch quyết liệt không chủ quan – Bình tĩnh, không hoang mang

Sau hơn 10 ngày tại Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 mới, nhưng ngay khi có thông tin chính thức về trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Hà Nội người dân vô cùng hoang mang.

Tại một số siêu thị lớn và các điểm bán hàng hóa nhỏ lẻ ở Hà Nội và Hải Phòng “cháy hàng”. Người dân tỏ ra lo lắng dịch bệnh nên có tâm lý tích trữ lương thực để không ra khỏi nhà trong nhiều ngày.

Đặc biệt khi dịch cúm phát triển song hành cùng Covid-19 với các triệu chứng giống nhau: Sốt cao, ho, mệt mỏi,… càng làm mức độ lo lắng gia tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, người dân cần xác định rõ mình thuộc “F” nào và bình tĩnh thực hiện các phương án dưới đây:

  • F0 là người được xác định nhiễm Covid-19: Điều trị theo chỉ định của bác sỹ, cách ly tại bệnh viện và tự báo cho F1 về tình trạng của mình.
  • F1 là người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với F0: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m, báo cho cơ sở y tế gần nhất; chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện, tự báo cho F2 về tình trạng của mình.
  • F2 là người tiếp xúc với F1: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m, báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất; chuẩn bị đồ, làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc nơi quy định khác và tự báo cho F3 về tình
  • trạng của mình.
  • F3 là người tiếp xúc với F2: Đeo khẩu trang và báo cho cơ sở y tế gần nhất, tự cách ly, theo dõi tại nhà và tự báo cho F4 về tình trạng của mình.
  • F4,5 là người tiếp xúc với F3,4: Tự cách ly, theo dõi tại nhà và báo cho cơ sở y tế gần nhất.

Bảng phân loại cách ly người nhiễm, người nghi nhiễm Covid-19

Đồng thời, theo khuyến cáo của Bộ Y tế về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19, người dân cần lưu ý như sau:

  • Đối với những người tiếp xúc gần bệnh nhân dương tính với Covid-19 (F1,F2) : Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Nếu 2 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính có thể khẳng định bệnh nhân âm tính với Covid-19;
  • Đối với người tiếp xúc gần bệnh nhân dương tính với Covid-19 (F3, F4, F5): Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm;
  • Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi;
  • Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác;
  • Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế;
  • Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

“Vắc-xin” tốt nhất để phòng dịch Covid-19 là ý thức của mỗi người. Hãy thành thật khai báo nếu tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 hoặc đi từ vùng dịch tễ để được có phương án cách ly kịp thời nhất, chặn đứng dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp