Rất nhiều người chủ quan với tình trạng loãng xương. Tuy nhiên, đây là bệnh lý nguy hiểm không kém so với nhồi máu cơ tim và đột quỵ vì nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tử vong và thương tật vĩnh viễn. Vậy những ai nên kiểm tra mật độ xương để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời?
29/06/2021 | Xét nghiệm mật độ xương là gì? Những ai cần làm xét nghiệm mật độ xương? 21/10/2020 | Tìm hiểu quy trình đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương
1. Một số kiến thức cơ bản về bệnh loãng xương
1.1. Bệnh loãng xương là gì và nguy hiểm như thế nào?
Bệnh loãng xương xảy ra khi mật độ các chất tạo xương bị giảm đi. Vì thế, xương trở nên mỏng hơn, giòn hơn, xốp hơn và khi có những tác động từ bên ngoài thì xương sẽ dễ bị tổn thương. Phần xương cổ tay, xương đùi, xương cột sống thường gặp phải tình trạng loãng xương nhanh hơn so với những phần xương khác trên cơ thể.
Bệnh loãng xương xảy ra khi mật độ các chất tạo xương bị giảm đi
Phần lớn những bệnh nhân loãng xương là người cao tuổi. Vì ở giai đoạn này, cơ thể đang ở giai đoạn lão hóa, quá trình tạo xương cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, rối loạn và khiến xương dần suy yếu. Những trường hợp này, tình trạng loãng xương khiến xương dễ gãy nứt, để điều trị phục hồi cần rất nhiều thời gian và vô cùng khó khăn. Thậm chí, một số bệnh nhân còn phải tiến hành phẫu thuật rất tốn kém chi phí điều trị.
Loãng xương là căn bệnh có diễn biến âm thầm, lại là bệnh phổ biến. Vì thế, nhiều người có tâm lý chủ quan. Nhưng các chuyên gia cho rằng, đây là căn bệnh nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của bệnh là bị gãy xương dù chỉ phải chịu một tác động rất nhẹ. Một vài trường hợp bệnh nặng, họ có thể bị gãy xương dù chỉ do một cái hắt hơi mạnh.
Nếu như tình trạng gãy xương xảy ra ở những vị trí quan trọng như cột sống, vùng xương đùi, xương cổ tay,… thì rất nguy hiểm và khó có thể hồi phục trở lại, thậm chí nguy cơ tử vong cao hoặc bệnh nhân phải chịu cảnh tàn tật suốt đời. Hơn nữa, khi bị gãy xương do loãng xương thì thời gian phục hồi sẽ rất lâu và bệnh nhân có nguy cơ cao phải đối mặt với nguy cơ tái gãy xương.
1.2. Những biểu hiện của bệnh loãng xương
Thời gian đầu, bệnh loãng xương thường không có những biểu hiện rõ ràng. Phần lớn, biểu hiện bệnh chỉ xảy ra khi tình trạng loãng xương đã bắt đầu có biến chứng. Trong trường hợp gặp phải những triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt:
Xuất hiện những cơn đau nhức xương dữ dội, đặc biệt là tình trạng đau lưng (có thể đau mạn tính hoặc đau cấp tính).
Tình trạng loãng xương phổ biến ở phụ nữ mãn kinh
Tình trạng đau nhức xương khớp thường rõ ràng hơn ở những vùng xương thường xuyên chịu áp lực, bệnh nhân đau nhiều hơn khi phải bê vác vật nặng, cơn đau có thể lặp đi lặp lại và không thuyên giảm.
Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng biến dạng cột sống như cột sống cong, vẹo, gù, gãy, hoặc bệnh nhân bị giảm chiều cao.
Có biểu hiện đau ngực và khó thở khi tình trạng loãng xương có ảnh hưởng đến lồng ngực, các thân đốt sống.
Khi có tác động nhẹ cũng có thể xảy ra tình trạng loãng xương, thậm chí gãy xương mà không rõ chấn thương, thường xảy ra ở xương đốt sống, xương cổ, đùi, xương quay,…
Loãng xương khiến xương dễ gãy khi gặp tác động nhẹ
Bên cạnh những triệu chứng kể trên, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số biểu hiện như thoái hóa khớp, tình trạng cao huyết áp, khó khăn khi cúi người, gập người,…
Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện trên, bạn nên đi khám để được kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, được bác sĩ chẩn đoán bệnh và đồng thời đưa ra những pháp đồ điều trị phù hợp để bệnh nhanh khỏi.
2. Những ai nên kiểm tra mật độ xương?
Dưới đây là những người có khả năng cao mắc chứng loãng xương và nên kiểm tra mật độ xương:
Người cao tuổi nên kiểm tra mật độ xương định kỳ để nhanh chóng khắc phục tình trạng loãng xương
-
Phụ nữ sau mãn kinh hoặc phụ nữ bị mãn kinh sớm: Rất nhiều thống kê cho thấy, phụ nữ có tỉ lệ bị loãng xương cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ Châu Á. Các chuyên gia khuyên rằng, sau thời kỳ mãn kinh hoặc bị mãn kinh sớm, phụ nữ nên theo dõi và kiểm tra mật độ xương.
-
Người cao tuổi: Đây là đối tượng cũng nên đo mật độ xương định kỳ vì họ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương do sự lão hóa theo thời gian.
-
Những người ít vận động cũng có khả năng bị loãng xương cao hơn những người thường xuyên vận động.
-
Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh loãng xương, bạn cũng nên cẩn trọng hơn về tình trạng sức khỏe xương của mình.
-
Bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc corticoides và thuốc chống co giật kéo dài.
-
Những người thấp còi.
-
Người bị biến dạng đốt sống.
-
Những người bị mắc một số bệnh như thiểu năng các tuyến sinh dục nam, nữ, bệnh nội tiết (cường giáp, cường tuyến cận giáp, hoặc tình trạng bệnh nhân bị cường tuyến vỏ thượng thận), bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D, canxi, protein,...
-
Bệnh nhân điều trị bằng thuốc thyroxine.
-
Những trường hợp bị bệnh khớp viêm mạn tính chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,…
-
Những người nghiện rượu bia và thường xuyên hút thuốc lá.
3. Một số lưu ý khi điều trị bệnh loãng xương?
Với những bệnh nhân đã kiểm tra mật độ xương và được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, nên chú ý về một số vấn đề trong quá trình điều trị bệnh:
Ở mỗi lứa tuổi, giới tính hoặc tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Mục đích của điều trị bệnh là giúp bệnh nhân có thể vận động tốt hơn, có thể đi lại, hoạt động dễ dàng hơn.
Bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ vitamin D, nên phơi nắng trước 9h sáng. Tiếp đó, cơ thể bệnh nhân cũng cần được bổ sung canxi và protein. Tùy vào mỗi trường hợp bệnh, lượng bổ sung sẽ khác nhau.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng. Không tự ý tăng liều lượng hoặc tăng thời gian sử dụng thuốc.
Bệnh nhân lưu ý cần uống đủ nước mỗi ngày.
Đối với những người cao tuổi, tình trạng loãng xương có thể dễ gây ra vấp ngã, gãy xương. Bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ té ngã.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh loãng xương và giúp bạn giải đáp thắc mắc “ai nên kiểm tra mật độ xương”. Nếu còn có những vấn đề băn khoăn, bạn hãy gọi đến 1900 56 56 56, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp.