Sau mổ, bệnh nhân cần được chăm sóc tốt để tránh tình trạng nhiễm trùng vết mổ, làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục và có nguy cơ khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp, bệnh nhân gặp phải tình trạng nhiễm trùng thì cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời.
27/05/2021 | 7 dạng viêm da nhiễm trùng phổ biến, thường gặp nhất 25/05/2021 | Điểm danh 5 loại nhiễm trùng sơ sinh thường gặp nhất hiện nay 25/05/2021 | Các biện pháp giúp phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
1. Nhiễm trùng vết mổ là như thế nào?
Nhiễm trùng vết mổ chính là tình trạng nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian khoảng 30 ngày sau mổ đối với các trường hợp phẫu thuật không cấy ghép và trong khoảng một năm sau khi phẫu thuật với những bệnh nhân có thực hiện cấy ghép bộ phận nhân tạo.
Nhiễm trùng vết mổ rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm
Tình trạng nhiễm trùng được chia thành 3 dạng như sau:
Nhiễm khuẩn vết mổ nông
Những trường hợp này, tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra khi người bệnh đã được thực hiện phẫu thuật trong khoảng thời gian là 30 ngày và nhiễm trùng chỉ xảy ra ở da và các tổ chức dưới da. Bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:
-
Vết mổ có dấu hiệu bị sưng, đỏ, hoặc tụ dịch, bệnh nhân cảm thấy đau.
-
Xuất hiện tình trạng sưng hoặc chảy mủ từ vết mổ nông.
-
Có thể phân lập được vi sinh vật bằng việc cấy vô khuẩn dịch hay mô từ vết mổ.
Sốt cũng có thể do nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ sâu
Đây là trường hợp phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép và bệnh nhân xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn tại mô mềm sâu sau 30 ngày hoặc 1 năm sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
Người bệnh bị đau nhiều hay xảy ra tình trạng phù nề tại vết mổ, hoặc có những bất thường khác khi được thăm khám hoặc xét nghiệm, chụp X-quang hay những bất thường khi phẫu thuật lại.
Nhiễm khuẩn vết mổ tại một cơ quan trong cơ thể
Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn ở bất cứ một bộ phận nào trong cơ thể, ngoài đường rạch da, gân, cơ được mở khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể xảy ra một số biểu hiện sau:
Xảy ra tình trạng áp xe hoặc một số biểu hiện khác do nhiễm trùng được phát hiện khi thăm khám hoặc khi bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm,…
Bác sĩ cần sử dụng chất khử trùng trước khi mổ
Nếu gặp phải tình trạng bất thường nghi ngờ là nhiễm khuẩn khuẩn sau mổ, bệnh nhân cần ở lại viện để được theo dõi và xử lý sớm, tránh nguy cơ biến chứng.
2. Nhiễm trùng vết mổ nguy hiểm như thế nào? Xử lý tình trạng này ra sao?
Nhiễm trùng ở vết mổ là có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể là nguyên nhân gây tử vong ở những bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật không chỉ riêng Việt Nam mà cả những quốc gia có nền y học hiện đại trên thế giới.
Nếu không được xử lý sớm, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, thời gian nằm viện cũng sẽ lâu hơn, chi phí điều trị cũng tăng lên rất nhiều. Trong tất cả các loại phẫu thuật thì phẫu thuật cấy ghép sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao hơn những loại phẫu thuật khác.
Cần xử lý tình trạng nhiễm trùng vết mổ như thế nào?
Phần lớn những trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để giải quyết tình trạng nhiễm trùng và đẩy nhanh thời gian liền vết thương, hồi phục sức khỏe. Tùy vào loại nhiễm trùng, mức độ nhiễm trùng cũng như tác nhân gây nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp, những loại kháng sinh phù hợp.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật lại để loại bỏ dịch mủ trong cơ thể hoặc nặng hơn có thể phải tháo bỏ những dụng cụ đã cấy ghép vào cơ thể, nếu nó là nguyên nhân gây nhiễm trùng
3. Phải làm sao để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
Khử khuẩn trước khi phẫu thuật, cần khử khuẩn tay cẩn thận
Nên đeo khẩu trang, găng tay và áo choàng, đội mũ trùm kín tóc theo đúng quy định khi phẫu thuật.
Không đeo trang sức, cắt ngắn móng tay khi đang trong khu phẫu thuật.
Nếu có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay đến bác sĩ
Trước khi phẫu thuật: Cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình, chẳng hạn như nguy cơ dị ứng, các loại thuốc điều trị đang sử dụng,… để hạn chế khả năng nhiễm trùng sau vết mổ. Không nên hút thuốc lá. Không nên cạo râu hay làm xước da gần nơi phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật: Không tự ý tháo băng hoặc chạm vào vết thương, rửa tay bằng xà phòng, chất khử khuẩn trước và sau khi chăm sóc vết thương.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nên thực hiện quy định thay băng do bác sĩ chỉ dẫn đến khi vết thương được cắt chỉ và lành hẳn.
Trước khi rửa vết thương, cần đảm bảo tay bạn đã được khử khuẩn. Một số dụng cụ hỗ trợ cần được sử dụng là bông gạc, nước muối sinh lý. Khi rửa vết thương, nên rửa lan rộng khoảng 5cm.
Không được bôi bất cứ loại kem dưỡng da hay những dung dịch nào lên vết thương khi không có chỉ định của bác sĩ.
Sau khi rửa vết thương xong cần lau khô vết thương và băng lại bằng gạc sạch.
Nếu thấy có tình trạng bất thường như bị đỏ, sưng vết thương, cảm thấy đau nhức, chảy máu, chảy mủ từ vết thương, vết thương có mùi hôi, có hiện tượng bung chỉ khâu, người mệt mỏi khó chịu, thậm chí sốt,… bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý sớm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự tin về chất lượng dịch vụ y tế hoàn hảo nhất. Tại đây, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến, không gian khám chữa bệnh lịch sự và được tiệt trùng tối đa. Quan trọng hơn là đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và tận tâm với người bệnh.
Nếu có thắc mắc về vấn đề nhiễm trùng vết mổ hoặc bất cứ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe, bạn hãy gọi đến số 1900565656 để được tư vấn.