Bệnh gout là một trong các bệnh đặc trưng của xương khớp có liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đang dần gia tăng và có xu hướng dần trẻ hóa. Vậy có những dấu hiệu bệnh gout nào giúp phát hiện kịp thời để điều trị hiệu quả?
16/09/2020 | Những thông tin quan trọng về bệnh gout bạn đã biết chưa? 05/06/2020 | Tinh thể Urat - thủ phạm gây ra bệnh Gout ở người 03/02/2020 | Xét nghiệm acid uric giúp theo dõi và chẩn đoán bệnh Gout
1. Tổng quan về bệnh gout và mức độ nguy hiểm
Bệnh gout hay còn có nhiều tên gọi khác chẳng hạn như gút (Việt Nam), goutte (Pháp), thống phong (Trung Quốc). Đây là dạng viêm khớp làm sưng đỏ và khiến bệnh nhân đau dữ dội, đột ngột ở một vài vị trí khớp của cơ thể, nhất là ngón chân cái, ở mắt cá chân, cổ tay, bàn tay,…
bệnh gout là dạng viêm khớp sưng đỏ ở các vị trí khớp trên cơ thể khiến bệnh nhân đau dữ dội
Căn bệnh này có liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh gout có khả năng tái phát cao, nhất là khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh gout rất quan trọng giúp điều trị triệt để.
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ, nhất là người trong độ tuổi từ 30 - 60. Do xu hướng phát triển hiện nay, con người có thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học dẫn đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh gout và dần có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh gout gây ra những bất tiện cho bệnh nhân, có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Thế nhưng bệnh gout có thể được chữa trị khỏi và hạn chế tái phát nếu phát hiện dấu hiệu bệnh gout kịp thời, điều trị đúng cách cũng như xây dựng thói quen sống lành mạnh.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Bệnh gout được gây ra bởi sự rối loạn của quá trình chuyển hóa axit uric bên trong cơ thể. Ở người khỏe mạnh, axit uric là sự phân hủy sinh lí ở nhân purin bên trong DNA và RNA. Ngoài ra còn do thoái giáng acid nucleic từ thức ăn đưa vào hoặc do thoái giáng acid nucleic từ các tế bào bị chết. Sau khi hình thành, axit uric sẽ di chuyển vào máu và lọc tại thận giúp thải ra bên ngoài.
Nếu như nồng độ axit uric trong máu gia tăng hoặc không được đào thải ra bên ngoài thì chúng sẽ tích trữ dưới dạng tinh thể urat ở trong các mô cơ thể người, nhất là xoang khớp. Từ đó, dẫn đến hậu quả là viêm, đau nhức khớp và đó được gọi là bệnh gout.
Bệnh gout có thể do yếu tố di truyền hoặc tác động từ môi trường bên ngoài gây ra. Một vài yếu tố sau đây được xác định là nguyên nhân dẫn đến làm tăng acid máu:
Thận là bệnh lý dẫn đến căn bệnh gout do sự tích tụ axit uric
-
Bệnh lý ở tim mạch: tăng huyết áp, bạch cầu cấp,…
-
Bệnh nhân dung nạp quá nhiều thức ăn chứa đạm động vật, thực phẩm có chứa purin, nhất là hải sản, nội tạng, lòng đỏ trứng,…
-
Những người lạm dụng bia rượu và sử dụng chất kích thích làm tăng khả năng mắc bệnh gout.
-
Việc sử dụng thuốc dễ làm tăng nồng độ axit uric trong máu: thuốc làm ức chế tế bào chữa trị bệnh ác tính, thuốc giúp lợi tiểu, thuốc trị cao huyết áp,…
-
Trong gia đình có người mắc bệnh gout.
3. Dấu hiệu bệnh gout
Với những dấu hiệu bệnh gout dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng phát hiện sớm và điều trị hiệu quả:
-
Cơn đau dữ dội tại các khớp, nhất là vào buổi đêm.
-
Tại các khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ, cảm giác nóng ở khớp và chạm vào sẽ thấy đau.
Khớp bị viêm, sưng đỏ, có cảm giác nóng và chạm vào thấy đau là dấu hiệu bệnh gout
Khi quan sát thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, các bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm và thực hiện các xét nghiệm liên quan để có được kết quả chính xác. Một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết gồm có: xét nghiệm máu, chụp X - quang, làm siêu âm, kiểm tra dịch lỏng trong khớp.
4. Biến chứng của bệnh
Nếu bệnh nhân chủ quan không đi khám sớm có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Biến chứng do bệnh gout gây ra:
-
Bệnh tái phát nhiều lần: sau khi được chữa trị khỏi, bệnh vẫn có khả năng tái diễn và khiến bệnh nhân đau đớn. Nếu như bệnh không được kiểm soát sớm chúng có khả năng phá hủy khớp của bệnh nhân.
-
Bệnh phát triển tạo ra các cục tophi bên trong khớp: do bệnh chưa được chữa trị dứt điểm, có thể quan sát được những hạt tophi xuất hiện trên sụn vành tai, khuỷu tay, ngón chân,… làm cứng khớp và sưng khớp gây nên biến dạng, giảm khả năng vận động khớp.
-
Sỏi thận: nếu tích trữ quá nhiều tinh thể urat sẽ làm tổn hại đến thận của người bệnh, tích trữ tại thận và tạo ra sỏi đường tiết niệu.
Bệnh gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
5. Phòng ngừa bệnh gout
Những điều cần lưu ý trong thói quen sinh hoạt hàng ngày giúp làm chậm diễn tiến của bệnh:
-
Thực hiện đúng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không được tự ý dùng thuốc hay bỏ thuốc đã kê toa.
-
Tái khám theo lịch hẹn để kiểm soát tình trạng bệnh và xử lý những vấn đề bất thường kịp thời.
-
Chữa trị dứt điểm các bệnh lý là nguyên nhân gây bệnh: bệnh lý chuyển hóa,…
-
Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày.
-
Duy trì mức cân nặng thích hợp.
Đặc biệt, bệnh nhân gout cần chú ý duy trì chế độ ăn uống khoa học:
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến diễn tiến của bệnh gout
-
Không được ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan, cá mòi.
-
Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm có chứa nhiều purin và chất đạm.
-
Không nên ăn hải sản và loại thịt đỏ.
-
Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và dùng sản phẩm có ít chất béo.
-
Bổ sung nhiều thực phẩm dồi dào chất xơ gồm có: dưa leo, củ sắn, cà chua,…
-
Sử dụng đường tự nhiên có trong rau củ, trái cây, ngũ cốc thay cho đường tinh luyện.
-
Uống nhiều nước mỗi ngày khoảng từ 2.5 - 3 lít nước.
-
Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, nhất là bia rượu.
-
Không được uống cà phê, trà, nước ngọt có ga.
Với những dấu hiệu bệnh gout trên đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm và điều trị kịp thời. Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình, phòng ngừa bệnh mới là cách tốt nhất.