Nhắc mẹ bầu lịch khám thai trong suốt thai kỳ | Medlatec

Nhắc mẹ bầu lịch khám thai trong suốt thai kỳ

Khám thai là cách tốt nhất, chính xác nhất để mẹ có thể biết rõ về sự phát triển của thai nhi và kịp thời xử lý những bất thường xảy ra. Qua những lần khám thai, mẹ bầu cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn về cách dưỡng thai, chăm sóc sức khỏe để mẹ luôn khỏe và bé được phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về lịch khám thai đầy đủ trong suốt thai kỳ.


09/05/2020 | Chỉ khám thai thôi chưa đủ, mẹ bầu thực hiện điều này để biết con khỏe
21/03/2020 | Siêu âm sản khoa và các cột mốc quan trọng trong thăm khám thai
14/03/2020 | Siêu âm 11 tuần có ý nghĩa gì trong thăm khám thai kỳ

1. Vì sao nên khám thai định kỳ?

Theo các bác sĩ sản khoa, khám thai định kỳ rất cần thiết và quan trọng trong suốt thai kỳ của bạn. Cụ thể khám thai định kỳ sẽ mang lại những lợi ích sau: 

  • Giúp mẹ bầu nắm rõ sự phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai.

  • Được bác sĩ sản khoa tư vấn về nhiều vấn đề thường gặp trong thai kỳ như chế độ dinh dưỡng hoặc một số điều cần tránh khi mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Một số xét nghiệm chỉ có thể chính xác ở một khoảng thời gian nhất định của thai kỳ, chính vì thế, thai phụ nên đi khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. 

Theo kết quả khảo sát, những mẹ bầu có ý thức khám thai đầy đủ thì sẽ được đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh hơn, tỉ lệ thai nhi tử vong thấp hơn và cân nặng của bé cũng đạt chuẩn cao hơn khi được sinh ra. 

lịch khám thai

Mẹ bầu cần phải khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

2. Lịch khám thai đầy đủ trong suốt thai kỳ

2.1. Lịch khám thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua 3 lần khám:

Lần khám đầu tiên

Khi thai nhi đạt từ 5 đến 8 tuần tuổi, thai phụ nên đi khám thai để chắc chắn có thai hay không và vị trí làm tổ của thai có an toàn hay không. Ở lần khám này, mẹ sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như đo huyết áp, chiều cao cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nồng độ HCG, siêu âm để xác định tuổi thai, ngày dự sinh, xét nghiệm máu.

Lời khuyên: Ở thời kỳ này mẹ cần được bổ sung axit folic và DHA để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi và chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Thai phụ cũng nên nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức. Quan trọng hơn nên lắng nghe tư vấn sàng lọc trước sinh và báo ngay với bác sĩ về tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi. Chẳng hạn như đã từng bị sảy thai, mắc bệnh mạn tính hoặc từng sinh con bị dị tật,…

Lần khám thứ hai

Thời gian khám là thời điểm thai nhi được 8 tuần tuổi. Lần khám này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra một cách toàn diện hơn về sức khỏe của thai nhi như là yếu tố tim thai, một số vấn đề về phôi thai,… Những xét nghiệm cần thực hiện về cơ bản sẽ giống lần khám đầu tiên. 

Lần khám thai thứ 3

Thời gian khám là thời điểm thai nhi được 12 đến 13 tuần tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để xác định dị tật ở thai nhi. Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện bao gồm: xét nghiệm Thalassemia, xét nghiệm Double test, đo nhịp tim của thai nhi, siêu âm kiểm tra dị dạng chi, siêu âm đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ bị Down của thai nhi,… Vì thế, mẹ bầu đừng quên lịch khám thai quan trọng này nhé. 

Lịch khám thai

Siêu âm là một phương pháp để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

2.2. Lịch khám thai trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ

Lần khám thai thứ 4: từ 15 - 18 tuần: Lần khám này với mục đích kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai và sự phát triển của thai nhi. Siêu âm thai, xét nghiệm triple test sàng lọc rối loạn NST liên quan đến dị tật ống thần kinh.

Lần khám thai thứ 5: từ 20 đến 22 tuần. Mục đích khám thai là tiếp tục kiểm tra sự phát triển của thai nhi và những dị tật bẩm sinh một cách chính xác hơn. Một số xét nghiệm cần thực hiện là siêu âm thai 4D phát hiện các dị tật bất thường về tim thai, hệ thống não thất,... xét nghiệm nước tiểu, cân đo huyết áp sàng lọc tiền sản giật Trong trường hợp phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định chọc ối để kiểm tra. 

Lần khám thai thứ 6: từ 24 - 28 tuần siêu âm thai, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu, cân đo huyết áp, các xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản, tiêm phòng UV. Khi thai nhi được 20 đến 24 tuần tuổi. Lần khám này giúp các bác sĩ kiểm tra hình thái của thai nhi và kiểm tra về tim thai, chân tay, cột sống,… của thai và vị trí bám của nhau thai cũng như xác định lượng nước ối ra sao. 

Lần khám thai thứ 7: Thời gian khám khi thai nhi được từ 24 đến 27 tuần tuổi. Mục đích khám chính là kiểm tra sự bất đồng nhóm máu và kịp thời phát hiện những bất thường trên cơ thể của mẹ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

lịch khám thai

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cơ bản trong mỗi lần khám thai.

2.3. Lịch khám thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Lần khám thai thứ 8: Khi thai nhi được 28 đến 36 tuần tuổi. Lần này, mục đích khám là kiểm tra ngôi thai và kiểm tra sự phát triển của thai đồng thời tiêm phòng cuống rốn, kiểm tra cổ tử cung để nhận biết dấu hiệu sắp sinh của thai phụ. Bên cạnh đó là xét nghiệm Non - stress để kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Lần khám thai 9 khi thai nhi được 36 đến 40 tuổi: Lần khám này bác sĩ sẽ kiểm tra xem tử cung có dấu hiệu sắp sinh hay chưa. Một số xét nghiệm được thực hiện là kiểm tra cổ tử cung, siêu âm thai và kiểm tra khung chậu để xác định mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ.

Lần khám thứ 10: Khi thai nhi được 40 đến 42 tuần tuổi để xác định mẹ nên sinh con bằng phương pháp can thiệp hay tiếp tục chờ đợi sinh con tự nhiên. 

lịch khám thai

Khám thai theo đúng lịch hẹn để đảm bảo một thai kỳ an toàn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn mong muốn mang đến cho các bà mẹ những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Đội ngũ bác sĩ sản khoa của bệnh viện đều là những bác sĩ có chuyên môn cao vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ thăm khám thai kỳ tại bệnh viện. Hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được đặt lịch khám thai với các chuyên gia đầu ngành. 

Chúc bạn có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp