Nhồi máu cơ tim - một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim cũng như triệu chứng và tiêu chuẩn để nhận biết chẩn đoán bệnh là rất quan trọng để mỗi chúng ta có thể phòng ngừa, xử lý tốt khi mắc. Điều trị nhồi máu cơ tim càng sớm, khả năng cứu sống càng cao, tỉ lệ biến chứng cũng được kiểm soát.
23/02/2021 | Đừng chủ quan trước những triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim 15/02/2021 | Phương pháp sơ cứu nhồi máu cơ tim ai cũng nên biết 05/02/2021 | Nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm như thế nào?
1. Những nguyên nhân nhồi máu cơ tim điển hình nhất
Trong hệ thống tuần hoàn máu, trái tim là cơ quan chính, ở trung tâm và giữ vai trò quan trọng nhất. Máu được tạo ra, giàu dinh dưỡng và oxy, sau đó được tim co bóp để vận chuyển đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Cơ tim cũng cần nuôi dưỡng bởi lượng máu và oxy lớn để đảm nhiệm được chức năng quan trọng này.
Nhồi máu cơ tim gây tỉ lệ tử vong rất cao
Tuy nhiên khi động mạch vành giữ vai trò đưa máu và oxy đến nuôi cơ tim bị thu hẹp, tắc nghẽn hoặc đứt đột ngột, lượng máu nuôi suy giảm. Nặng hơn mà ngừng máu nuôi hoàn toàn khiến tế bào cơ tim bị suy giảm năng lượng, dần hoại tử theo thời gian. Hầu hết các trường hợp tắc nghẽn động mạch này là do tích tụ mảng xơ vữa. Sau tắc nghẽn động mạch khoảng 30 phút, vùng cơ tim bị ảnh hưởng sẽ tổn thương không thể phục hồi.
Các yếu tố nguy cơ được xác định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp gồm:
1.1. Cholesterol trong máu cao
Một trong những nguyên nhân nhồi máu cơ tim điển hình nhất là mỡ máu cao. Trong máu tồn tại 3 loại chất béo, trong đó có cholesterol tốt, cholesterol xấu và chất béo trung tính. Khi tỷ lệ và hàm lượng các chất béo này ở mức bình thường, hệ tim mạch và sức khỏe đều tốt. Song nếu chất béo xấu tăng lên, các mảng xơ vữa sẽ hình thành từ thành động mạch, tích tụ theo thời gian và dần gây tắc nghẽn.
Mỡ máu cao gây xơ vữa động mạch chiếm 70% trường hợp nhồi máu cơ tim
Cholesterol trong máu vừa là sản phẩm do cơ thể sản xuất ra, vừa do thực phẩm cơ thể hấp thu hàng ngày. Song nguyên nhân khiến cholesterol trong máu cao, đặc biệt là cholesterol xấu là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
Huyết áp cao khiến động mạch phải chịu áp lực lớn hơn, nếu kéo dài chúng có thể bị giãn, yếu, dễ bị đứt và gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp. Đây cũng là nguyên nhân nhồi máu cơ tim rất phổ biến.
1.3. Bệnh lý mạn tính
Những người bệnh đái tháo đường, Gout có nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp cao hơn người bình thường, việc can thiệp cấp cứu và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
1.4. Nguyên nhân khác
Hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, những người thừa cân, béo phì, lười vận động,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp.
Bên cạnh đó, cơn nhồi máu cơ tim dễ xuất hiện với biến chứng nặng ở những người cao tuổi, tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc bệnh tim mạch,…
Người cao tuổi dễ bị nhồi máu cơ tim và biến chứng cũng nặng hơn
2. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim dễ nhận biết
Nhồi máu cơ tim được phát hiện càng sớm, cấp cứu y tế chính xác và kịp thời chính là 2 yếu tố quan trọng nhất để bệnh nhân được cứu sống và phục hồi sức khỏe tốt nhất. Dấu hiệu điển hình nhất của cơn nhồi máu cơ tim cấp đó là đau ngực và khó thở.
Triệu chứng đau thắt ngực rất rõ ràng, cảm giác như bị bóp nghẹt cùng với khó thở khiến bệnh nhân đau đớn, quằn quại hoặc nằm gục.
Cùng với đó, các triệu chứng nhồi máu cơ tim khác khá đa dạng và không phải người bệnh nào cũng gặp phải như:
-
Khó thở.
-
Tức nặng ngực.
-
Đổ mồ hôi lạnh.
-
Nhịp tim đập nhanh.
-
Choáng váng, chóng mặt đột ngột.
-
Buồn nôn và nôn.
-
Đau lan ra ngực, lưng hàm và các khu vực khác thuộc nửa trên cơ thể.
Sau khoảng 20 phút không được cấp máu và oxy, tế bào cơ tim có thể bị tổn thương không thể phục hồi. Vì thế thời gian can thiệp y tế là rất quan trọng, quyết định bệnh nhân có được cứu sống và có thể gặp biến chứng sức khỏe sau này hay không.
Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là đau ngực
3. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là những cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim đơn giản mà hiệu quả:
3.1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những yếu tố nguy cơ gây bệnh, nhất là kiểm tra cholesterol toàn phần.
Điện tâm đồ là kỹ thuật chẩn đoán nhồi máu cơ tim quan trọng
3.2. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Bạn cần loại bỏ một số yếu tố nguy cơ gây bệnh là:
-
Hút thuốc lá: hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư phổi.
-
Duy trì cân nặng hợp lý: tăng cân quá nhiều, béo phì sẽ dẫn tới lượng cholesterol trong máu tăng cao hơn. Bên cạnh đó, cũng có thể dẫn tới các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp tăng.
3.3. Chế độ dinh dưỡng khoa học, ít chất béo
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, hạn chế lượng mỡ trong máu. Cụ thể:
-
Hạn thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên rán.
-
Nên ăn đồ luộc, hấp.
-
Không nên ăn quá nhiều thịt trong 1 ngày.
-
Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
3.4. Tập thể dục đều đặn
Cố gắng duy trì tập thể dục 3 - 4 lần/tuần, mỗi lần khoảng 60 phút. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe đạp hoặc bơi. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp, nhất là khi bạn đã có tiền sử về bệnh tim mạch.
3.5. Tránh stress, căng thẳng
Luôn giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách phòng tránh nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Bệnh nhân có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cần được chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn và phương pháp lâm sàng, cận lâm sàng. Chẩn đoán sớm và chính xác làm tăng cơ hội cứu sống và giảm biến chứng bệnh.