Nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức chân về đêm và cách điều trị | Medlatec

Nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức chân về đêm và cách điều trị

Trẻ bị đau nhức chân về đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những trường hợp sẽ tự khỏi nhưng đôi khi tình trạng này lại kéo dài dai dẳng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và khó chịu, mất ngủ. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý đến triệu chứng này để tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục.


27/02/2023 | Trẻ sâu răng phải làm sao để hết?
27/02/2023 | Viêm VA quá phát ở trẻ là do đâu? Điều trị bằng cách nào?
26/02/2023 | Viêm bờ mi ở trẻ nhỏ và phương pháp xử trí

1. Trẻ bị đau nhức chân về đêm là do đâu?

Sau đây là những nguyên nhân của hiện tượng này:

1.1. Do đau xương tăng trưởng

Đau xương tăng trưởng là hiện tượng đau nhức chân thường xảy ra vào buổi tối hoặc buổi đêm, nhưng sáng hôm sau lại biến mất. Điều này hay xuất hiện ở những trẻ ban ngày có các vận động cơ thể như leo núi, nô đùa, chạy nhảy,... Xương của trẻ thường có xu hướng là phát triển nhanh nhất vào thời điểm buổi đêm nhờ hormone tăng trưởng GH hay được tiết ra nhiều vào lúc này. Nếu tốc độ phát triển của xương không đồng bộ với sự phát triển của các cơ sẽ gây ra cảm giác đau nhức vì bị kéo giãn quá mức.

Tình trạng này xuất hiện phổ biến khi trẻ trải qua 2 giai đoạn tăng trưởng đó là từ 3  - 5 tuổi và từ 8 - 12 tuổi. Để phân biệt đau xương tăng trưởng với các vấn đề sức khỏe khác, các bậc phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện sau:

  • Chân trẻ có cảm giác đau mỏi về đêm, đau tại các vị trí như phía sau đầu gối, mặt trước bắp đùi và đau cả phần bắp chân. Triệu chứng đau thường diễn ra trong vài ngày, tác động chủ yếu đến phần cơ nhưng không ảnh hưởng đến khớp, ít tái phát;

  • Trẻ còn có thể bị đau đầu hoặc đau bụng;

  • Chân trẻ đau nhức không liên quan đến chấn thương, đau theo tính chất mỏi là chính.

Đau xương tăng trưởng là một trong số các nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức chân về đêm

Đau xương tăng trưởng là một trong số các nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức chân về đêm

Trẻ đau nhức chân về đêm nếu do nguyên nhân tăng trưởng thì đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Mỗi lần cơn đau sẽ kéo dài từ 10 - 30 phút và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chiều cao và chức năng vận động của cơ thể. Do đó các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Trừ những trường hợp trẻ bị đau chân nhưng kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, khó vận động, đau nặng, chuột rút,... thì rất có thể đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám ngay. 

1.2. Do vấn đề bệnh lý

Ngoài nguyên nhân đau xương tăng trưởng, trẻ bị đau nhức chân về đêm còn có khả năng là do xuất phát từ những nguyên nhân khác cần phải kể đến như:

  • Căng cơ: xảy ra khi phần cơ bắp chân bị kéo giãn vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ. Điều này là do trẻ vận động, chạy nhảy quá nhiều và có thể hết sau vài giờ hoặc vài ngày;

  • Chuột rút bắp chân: hiện tượng này còn được gọi là co thắt cơ, gây ra các cơn đau ngắn và thường xảy ra sau khi trẻ chơi thể thao hoặc hoạt động nặng nhọc;

  • Trẻ bị cúm: không những bị đau nhức chân, khi bị cúm trẻ còn có biểu hiện đau cơ, khắp người ê ẩm và mệt mỏi;

  • Do thiếu vitamin D hoặc canxi: hàm lượng vitamin D và canxi trong máu thấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức chân về đêm, ngoài ra cơn đau còn xuất hiện ở xương sườn;

  • Bệnh viêm lồi củ trước xương chày (Osgood-Schlatter): bệnh có các dấu hiệu điển hình như sưng đau, căng cứng bộ phận phía trên lồi củ xương chày. Đối tượng trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên rất dễ gặp phải tình trạng này, xuất phát từ nguyên do chơi thể thao và vận động nhiều. Bệnh thường không ảnh hưởng xấu tới khả năng vận động của đầu gối và không gây ra biến chứng nghiêm trọng;

  • Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua: các triệu chứng đặc trưng của bệnh là đau ở đùi, đau vùng khớp gối, khớp háng ở bên bị viêm màng hoạt dịch. Cơn đau có tính chất xuất hiện đột ngột khiến trẻ phải bò hoặc đi khập khiễng bất thường. Tuy nhiên phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể tự biến mất từ 7 - 10 ngày, hay gặp nhất ở trẻ từ 3 - 10 tuổi;

  • Bệnh nhược cơ: đây là loại bệnh lý tự miễn do rối loạn dẫn truyền thần kinh - cơ. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến chức năng của nhóm cơ nhai, cơ mặt, cơ vận nhãn, cơ tứ chi, cơ hô hấp,... với các biểu hiện như: trẻ bị đau nhức chân về đêm, mệt mỏi, sụp mi mắt, đầu rủ xuống dưới, khó thở, chân tay uể oải dễ mỏi khi vận động,...;

  • Chứng bàn chân bẹt: xảy ra khi vùng vòm bàn chân không có hõm cong tự nhiên, bằng phẳng. Thông thường khi trẻ phát triển đến giai đoạn từ 2 - 3 tuổi thì vòm bàn chân sẽ dần hình thành. Nếu đến độ tuổi này trẻ vẫn chưa có hõm bàn chân thì khả năng cao trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt. Mới đầu tình trạng này không gây ra biểu hiện bất thường nào, nhưng theo thời gian trẻ sẽ bị đau tại nhiều vị trí như đầu gối, thắt lưng, mắt cá chân, khớp háng,... làm hạn chế khả năng chạy nhảy, vận động và dễ bị ngã hơn;

  • Nguyên nhân khác: trẻ bị đau nhức chân về đêm có thể là biểu hiện của viêm khớp, huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân hoặc gãy xương,...

Đau chân kéo dài có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và khó chịu, mất ngủ

Đau chân kéo dài có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và khó chịu, mất ngủ

2. Cha mẹ cần xử trí ra sao khi trẻ bị đau nhức chân về đêm?

Trong trường hợp nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức chân là do tăng trưởng thì cha mẹ chưa cần cho trẻ đi khám mà có thể giảm đau cho trẻ ngay tại nhà bằng những biện pháp sau:

  • Chườm nóng chân: dùng chai nước ấm hoặc túi chườm nóng để đặt lên vị trí trẻ bị đau sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng;

  • Xoa bóp chân cho trẻ: dùng lực vừa phải để xoa bóp chân cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn;

  • Dùng thuốc: có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau cho trẻ. Không được cho trẻ sử dụng aspirin vì nguy cơ trẻ mắc phải hội chứng Reye do dùng thuốc này là rất cao;

  • Các cách khác: cho trẻ dùng loại giày phù hợp hơn khi chơi thể thao, vận động vào ban ngày, nên để trẻ tắm nước ấm trước khi đi ngủ.

Nếu trẻ có những triệu chứng dưới đây thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay:

  • Các biện pháp như chườm nóng, xoa bóp, sử dụng thuốc giảm đau không giúp cơn đau thuyên giảm;

  • Chân của trẻ có dấu hiệu đỏ ửng, sưng tấy hoặc bầm tím bất thường;

  • Cơn đau xảy ra tại các vị trí như mắt cá chân, đầu gối và các khớp;

  • Trẻ bị đau do chấn thương ở một bên chân;

  • Đau nhức chân kèm theo các triệu chứng như chán ăn, sốt và sụt cân;

  • Trẻ đi khập khiễng, tình trạng đau chân kéo dài trong nhiều ngày không có chiều hướng thuyên giảm.

Như vậy trên đây là các nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị đau nhức chân về đêm. Một số trường hợp như chuột rút, căng cơ, đau xương tăng  trưởng,... thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng đau tăng dần, kèm theo các biểu hiện sốt, hạn chế đi lại vận động, chảy máu, xuất huyết da hoặc ở vị trí khớp  thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám.

Hãy đưa trẻ đi khám nếu tình trạng đau chân không thuyên giảm

Hãy đưa trẻ đi khám nếu tình trạng đau chân không thuyên giảm

Nếu cha mẹ chưa biết nên đưa trẻ đi khám ở đâu thì có thể tham khảo Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC quy tụ đội ngũ các y bác sĩ đầu ngành, chuyên môn giỏi và hệ thống y tế được trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại sẽ giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác tình trạng mà trẻ đang mắc phải. Các bậc phụ huynh hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp