Tuyến cận giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở cổ, có vai trò tiết hormone để duy trì nồng độ Canxi và Phospho trong cơ thể. Tình trạng thay đổi nồng độ hormone cận giáp bất thường có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như: loãng xương, sỏi thận, bệnh lý tuyến giáp,… Nguyên nhân gây tăng nồng độ hormone cận giáp rất đa dạng, cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.
18/03/2021 | Trả lời thắc mắc: u tuyến giáp lành tính có cần mổ không 03/10/2020 | Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả nhất hiện nay 14/09/2020 | Những thông tin cơ bản về bệnh viêm tuyến giáp De Quervain
1. Hormone cận giáp là gì và vai trò?
4 tuyến cận giáp nhỏ nằm ngay phía sau tuyến giáp, gồm chủ yếu là tế bào ưa oxy và tế bào chính. Trong đó, tế bào chính thực hiện nhiệm vụ quan trọng là sản sinh ra hormone cận giáp PTH. Hormone này thực hiện vai trò điều hòa, cân bằng hàm lượng canxi và phospho trong cơ thể.
Tuyến cận giáp là tuyến rất nhỏ gắn trên tuyến giáp
Cụ thể, hormone này vừa thực hiện tác động lên thận, vừa thực hiện tác động lên xương theo các cơ chế sau:
-
Hormone cận giáp tác động lên xương: Hormone PTH kích thích sự đào thải canxi từ xương, đưa vào máu.
-
Hormone cận giáp tác động lên thận: Hormone PTH xúc tiến việc tái hấp thu canxi ở ống thận nhỏ, tăng đào thải Phospho.
Tình trạng mất cân bằng nồng độ Canxi và Phospho trong máu thường do rối loạn hoạt động tuyến cận giáp khiến hormone PTH tiết ra không đủ hoặc nhiều quá mức. So với các bệnh rối loạn nội tiết khác, bệnh về tuyến cận giáp khá hiếm gặp nên ít người biết đến. Song tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không kiểm soát tốt.
2. Nguyên nhân gây tăng nồng độ Hormone cận giáp điển hình nhất
Chỉ số nồng độ hormone cận giáp trong máu bình thường rơi vào khoảng 10 - 60 mg/ml. Nếu kết quả xét nghiệm vượt quá mức bình thường, bị tăng nồng độ hormone tuyến cận giáp.
Tình trạng tăng nồng độ hormone cận giáp quá mức thường do bệnh cường giáp hoặc các vấn đề sức khỏe như:
-
Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
-
Người mắc bệnh u tuyến cận giáp.
-
Phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ có thể bị rối loạn tăng hormone tuyến cận giáp song mức độ tăng nhẹ, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động chuyển hóa.
-
Tình trạng loạn dưỡng xương dẫn tới nồng độ Canxi bất thường.
-
Người có nồng độ Canxi và Vitamin D trong máu thấp.
-
Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị như: Thuốc chứa Phosphate, Lithium, thuốc chống co giật,…
Xác định nguyên nhân gây tăng nồng độ hormone cận giáp rất quan trọng nhằm điều trị và kiểm soát nồng độ này ở mức phù hợp, tốt cho sức khỏe hơn. Tùy vào mức độ tăng hoặc tăng giảm nồng độ hormone này bất thường trong máu mà người bệnh có những dấu hiệu khác nhau. Đa phần bác sĩ chỉ định xét nghiệm hormone cận giáp khi có dấu hiệu bệnh nghi ngờ như:
-
Nồng độ canxi bất thường, Phosphor có thể bình thường hoặc bất thường.
-
Cơ thể có dấu hiệu thừa canxi như: buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, khát nước,… thiếu hụt canxi như chuột rút,...
Xét nghiệm hormone cận giáp thực hiện trên mẫu máu
3. Thực hiện xét nghiệm nồng độ Hormone cận giáp thực hiện thế nào?
Xét nghiệm nồng độ hormone cận giáp sẽ định lượng trên mẫu máu của người bệnh, việc lấy máu khá giống với lấy máu xét nghiệm bình thường. Vì thế bệnh nhân không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ tư vấn đến bạn đầy đủ thông tin về chuẩn bị, xét nghiệm và sau xét nghiệm.
3.1. Trước khi xét nghiệm
Nồng độ hormone tuyến cận giáp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Vì thế, đa phần bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định trước xét nghiệm. Thường bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nhịn hoặc ăn ít vào tối trước ngày làm xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm vào buổi sáng hôm sau.
Lấy máu xét nghiệm là kĩ thuật đơn giản, hầu hết không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh. Song nếu bạn mắc chứng máu khó đông, cơ thể từng bị ngất xỉu hoặc tình trạng sức khỏe bất thường, hãy thông báo cho bác sĩ để kiểm tra trước hoặc rời ngày lấy mẫu xét nghiệm. Điều này giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng sau lấy máu.
3.2. Thực hiện xét nghiệm
Mẫu máu xét nghiệm được lấy bình thường tại tĩnh mạch.
Mẫu máu xét nghiệm được lấy bình thường tại tĩnh mạch mặt trong khuỷu tay
Quy trình lấy mẫu máu tiêu chuẩn như sau:
-
Khử trùng bằng cồn tại khu vực lấy máu.
-
Sử dụng dây co giãn quấn quanh bắp tay, tạo lực bóp khiến tĩnh mạch nổi lên, xác định ven lấy máu.
-
Lấy lượng máu cần thiết.
-
Đựng mẫu máu vào dụng cụ chuyên dụng đã được tiệt trùng, bảo quản tại điều kiện phù hợp để đưa đến phòng xét nghiệm.
3.3. Sau khi lấy mẫu máu
Đa phần bệnh nhân không gặp vấn đề nghiêm trọng gì sau khi lấy máu xét nghiệm, một số có cảm giác đau nhói tại vị trí kim tiêm. Hãy theo dõi nếu tại vị trí tiêm hoặc cơ thể có dấu hiệu sức khỏe bất thường phải thông báo đến bác sĩ để được tư vấn kiểm tra.
Để kết quả xét nghiệm chính xác, bệnh nhân cần lưu ý không uống sữa trước khi làm xét nghiệm bởi các chất trong sữa, nhất là canxi có thể gây sai lệch kết quả. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú là những đối tượng có nồng độ hormone cận giáp có thể khác so với bình thường. Hãy thông báo với bác sĩ về các vấn đề này để thực hiện xét nghiệm chính xác hơn.
Ngoài ra, một số thuốc điều trị hoặc phương pháp điều trị bệnh cũng gây tình trạng tăng nồng độ hormone cận giáp bất thường. Vì thế hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này, bao gồm: Thuốc lợi tiểu loại thiazid, thuốc chống co giật, Cimetidin, thuốc chứa phosphat, thuốc bổ sung canxi, thuốc propranolol,…
Thuốc điều trị có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm hormone cận giáp
Có nhiều nguyên nhân gây tăng nồng độ hormone cận giáp, muốn xác định chính xác nguyên nhân cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết. Nếu bị tăng hormone này, theo dõi và điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ là cần thiết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.