Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng và cách khắc phục | Medlatec

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng và cách khắc phục

Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng thường gặp, có thể xảy ra sau khi bạn đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, ăn thức ăn cứng hoặc nặng hơn chảy máu cả khi bình thường. Dù không nguy hiểm nhưng đây là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, bạn nên sớm điều trị để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.


30/03/2022 | Cảnh báo một số triệu chứng sớm của bệnh ung thư nướu răng

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng thực chất là chảy máu từ phần lợi, nướu, thường xuất hiện khi chải răng. Người bệnh bị chảy máu chân răng thường đi kèm với nhiều dấu hiệu bất thường khác như hôi miệng, viêm lợi, sưng nướu,…

Chảy máu chân răng là dấu hiệu viêm lợi hoặc nhiều bệnh lý răng miệng khác

Chảy máu chân răng là dấu hiệu viêm lợi hoặc nhiều bệnh lý răng miệng khác

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng, trong đó hầu hết trường hợp nguyên nhân không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục.

1.1. Nguyên nhân do bệnh lý răng miệng

Tình trạng chảy máu chân răng là triệu chứng của bệnh lý răng miệng rất phổ biến, những bệnh thường gặp gồm:

Viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng, viêm, tổn thương dẫn đến chảy máu, nguyên nhân có thể do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, không loại bỏ hết thức ăn thừa và cao răng bám ở chân răng. Mặt răng càng tích tụ nhiều cao và cặn thức ăn không được lấy đi định kỳ sẽ càng gây viêm lợi chảy máu. 

Nếu do nguyên nhân này, người bệnh nên đi khám để lấy cao răng, vệ sinh các kẽ răng và điều trị viêm lợi, tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện.

Chảy máu chân răng có thể do sâu răng

Chảy máu chân răng có thể do sâu răng

Các bệnh lý về răng

Sâu ở kẽ răng là nơi bàn chải đánh răng thường khó tiếp cận làm sạch được rất phổ biến, khiến thức ăn cũng dễ đọng lại ở lỗ sâu. Tại vị trí này dễ bị viêm lợi, nhiễm trùng chân răng gây ra chảy máu lợi. 

Răng sâu khiến người bệnh có xu hướng tránh nhai ở bên răng sâu do gây đau và ê buốt, việc này càng khiến mảng bám cao răng tích tụ nhiều hơn gây chảy máu. Cần điều trị răng sâu và vệ sinh các mảng bám cao răng mới có thể điều trị triệt để, tránh viêm lợi chảy máu chân răng.

Các bệnh lý ở vùng quanh răng

Chảy máu chân răng có thể đến từ các bệnh lý vùng quanh răng, tổn thương thực thể hoặc viêm nha chu. Cần điều trị sớm bởi nếu chậm trễ, lợi chảy máu nhiều và kéo dài thì điều trị không thể hồi phục lại hoàn toàn vùng quanh răng đã bị tổn thương, gây nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Chấn thương lợi

Chấn thương lợi có thể gặp khi chà xát mạnh lên răng, va đập vào lợi, đánh răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa không đúng cách hoặc lông bàn chải cứng,…

Răng mọc lệch, chen chúc

Răng mọc lệch ảnh hưởng lớn đến khớp cắn, hơn nữa cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Nếu vệ sinh không tốt, thức ăn thừa giắt lại trong các kẽ răng dễ khiến lợi bị viêm và chảy máu chân răng.

1.2. Nguyên nhân khác 

Đôi khi chảy máu chân răng không phải dấu hiệu của bệnh lý răng miệng mà do những nguyên nhân sâu xa hơn đến từ sức khỏe hay bệnh lý cơ thể. 

Thiếu <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-vai-tro-cua-vitamin-k-doi-voi-con-nguoi-s51-n20898'  title ='Vitamin K'>Vitamin K</a> làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng hơn

 Thiếu Vitamin K làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng hơn

Thiếu Vitamin K

Vitamin K là yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể, việc thiếu hụt chất này sẽ khiến cơ thể dễ chảy máu và khó ngừng hơn. Những người bị thiếu hụt Vitamin K thường do dùng kháng sinh dài ngày làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn kém thiếu hụt Vitamin K tự sinh. Một trong những biểu hiện của thiếu Vitamin K là thường xuyên bị chảy máu chân răng.

Thay đổi nội tiết tố

Trong cuộc đời, người phụ nữ sẽ trải qua nhiều giai đoạn mà hormone trong cơ thể thay đổi thất thường, điển hình là tuổi dậy thì, khi mang thai hay giai đoạn mãn kinh. Việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc bổ sung nội tiết tố khác cũng gây ra tình trạng tương tự. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến và không quá nghiêm trọng gây chảy máu chân răng.

Bệnh lý về gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn có nhiều chức năng quan trọng với sức khỏe và sự sống của cơ thể, một trong số đó là chức năng đông máu. Người mắc bệnh về gan hoặc nghiện rượu quá mức làm suy giảm chức năng gan sẽ gặp phải nhiều hệ lụy sức khỏe, trong đó chảy máu chân răng khá thường gặp và không quá nghiêm trọng.

Do ảnh hưởng của thuốc điều trị

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng thuốc thường xuyên trong điều trị bệnh lý mạn tính như thuốc chống động kinh, hóa trị liệu điều trị ung thư, thuốc dùng cho bệnh nhân đau tim,… làm tăng nguy cơ gây chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Chảy máu chân răng là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Tiểu đường

Viêm lợi và chảy máu chân răng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường nằm trong nhóm các biến chứng nhiễm trùng. Điều trị viêm lợi ở bệnh nhân tiểu đường không đơn giản, bệnh nhân thường bị viêm lợi kéo dài, tổn thương vùng quanh răng nặng nề, nghiêm trọng hơn là mất răng vĩnh viễn hàng loạt.

Các bệnh ung thư

Các bệnh ung thư như đa u tủy, bệnh bạch cầu có thể gây chảy máu lợi rất nghiêm trọng.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác liên quan đến chảy máu chân răng như: nghiện hút thuốc lá, căng thẳng, điều trị xạ trị ung thư, HIV, sang chấn,…

2. Làm gì để khắc phục chảy máu chân răng?

Có nhiều biện pháp để khắc phục, giảm chảy máu chân răng tạm thời nhưng cần loại bỏ từ nguyên nhân gốc rễ mới có thể đẩy lùi hoàn toàn. Khi thấy bị chảy máu chân răng thường xuyên, hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng, đến khám nha khoa để tìm ra nguyên nhân. 

Hầu hết trường hợp chảy máu chân răng sẽ giảm và biến mất khi áp dụng các biện pháp sau:

2.1. Lấy cao răng

Cần loại bỏ hết cao răng, các mảng bám răng gây viêm lợi, tụt lợi và cuối cùng là chảy máu chân răng. Sau đó, tùy vào tình trạng lợi bị viêm mà bác sĩ sẽ gợi ý thêm thuốc điều trị để lợi phục hồi hoàn toàn.

Cần loại bỏ cao răng ở các kẽ và chân răng để khắc phục chảy máu chân răng

Cần loại bỏ cao răng ở các kẽ và chân răng để khắc phục chảy máu chân răng

2.2. Chữa răng sâu

Nếu bị sâu răng, răng nhiễm trùng, cần điều trị ngay và khắc phục các lỗ sâu, tránh thức ăn thừa cùng vi khuẩn sinh sôi gây viêm lợi.

2.3. Chỉnh răng lệch

Nếu răng bị mọc lệch ảnh hưởng đến chức năng nhai, yếu tố thẩm mỹ hoặc là nguyên nhân gây viêm lợi, chảy máu chân răng, nha sĩ có thể gợi ý bạn chỉnh răng để khắc phục.

Nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng do bệnh lý toàn thân, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để điều trị. Dù không nguy hiểm nhưng không nên chủ quan với tình trạng chảy máu chân răng bởi nó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe răng miệng hoặc bệnh lý cơ thể.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp